KHOA HỌC MÀU SẮC - 04
-Part 04- MÀU SẮC LÀ GÌ? Color Wheel đầu tiên xuất hiện từ bao giờ? Màu sắc tồn tại ở đâu? Ở các số trước ta đã bàn về LỘ TRÌNH...
-Part 04-
MÀU SẮC LÀ GÌ?
Color Wheel đầu tiên xuất hiện từ bao giờ?Màu sắc tồn tại ở đâu?
Ở các số trước ta đã bàn về LỘ TRÌNH HỌC MÀU SẮC, thông qua hiểu biết cơ bản về màu sắc là một loại ngôn ngữ, được sử dụng cho mục tiêu GIAO TIẾP.
Bắt đầu từ số này, chúng ta sẽ dành thời gian ngược dòng lịch sử, lùng về nguồn gốc hiểu biết kiến thức màu sắc của con người theo dòng thời gian.
OK, let's gooooo!
COLOR WHEEL ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TỪ BAO GIỜ?
Các kiến thức về màu sắc và ánh sáng hiện tại của chúng ta được bắt nguồn từ thí nghiệm lăng kính nổi tiếng của Newton năm 1672.
Trước đó, quan niệm chính giáo về màu sắc phân biệt rằng có hai loại màu sắc, loại có thực và loại tưởng tượng. Loại có thực tồn tại trong thực tế (màu sơn, chất tạo màu, mực in,...), còn loại tưởng tượng (như cầu vồng) không thực sự tồn tại, mà chỉ là hiệu ứng sinh ra bởi tâm trí của chúng ta.
Tuy nhiên không phải ai cũng đồng ý với quan niệm này, các nhà triết học tranh cãi rằng tất cả màu sắc đều là loại tưởng tượng, đều được tạo ra tương tự như cầu vồng, là hiệu ứng của tâm trí chúng ta. Vì vậy nếu ta có thể hiểu được cầu vồng, ta có thể được nguồn gốc của màu sắc.
Issac Newton đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề này khi còn là sinh viên trường Trinity College. Tại đây, ông học tập và nghiên cứu cuốn sách Les Météores
(1637) của nhà triết gia vĩ đại người Pháp, René Descartes, qua đó bàn luận về việc cầu vồng được tạo ra nhờ các giọt nước trong không khí bẻ cong ánh sáng mặt trời, và có thể dùng một lăng kính tam giác tái tạo lại hiện tượng này. Không dừng lại ở đó, Newton tiếp tục nghiên cứu cuốn sách Experiments and Considerations Touching Colours
(1664) bởi nhà thực nghiệm lỗi lạc người Anh Robert Boyle về mô hình lăng kính.
Dựa vào sự học tập, quan sát và nghiên cứu, Newton bắt đầu tiến hành thí nghiệm lăng kính năm 1672 (sau khoảng 30 năm từ lúc ông bắt đầu đọc cuốn Les Météores năm 1637). Khi thực hiện thí nghiệm lăng kính, Newton đã quan sát rằng khi ánh sáng trắng chiếu qua một lăng kính thủy tinh, các tia sáng khác nhau bị bẻ cong theo mức độ khác nhau, và vì thế các tia này xuất hiện thành nhiều màu sắc khác nhau. Newton gọi dải màu sắc ánh sáng này là Spectrum (Quang Phổ).
Thí nghiệm lăng kính của Newton được tái dựng qua video: https://www.youtube.com/watch?v=uucYGK_Ymp0
Qua thí nghiệm, Newton cũng đã cho thấy rằng khi pha trộn các tia màu sắc này, sẽ tạo ra ánh sáng trắng một lần nữa.
Sau thí nghiệm, Newton đã cô đọng và đóng góp Color Wheel đầu tiên trong lịch sử vào năm 1704 khi xuất bản cuốn Opticks: or, A treatise of the reflexions, refractions, inflexions and colours of light.
Ý tưởng cốt lõi về việc tách biệt Hue thành một chiều độc lập của màu sắc, và biểu thị chiều Hue này theo dạng một vòng tròn liên tục lần đầu tiên được thực hiện bởi Newton. Mặc dù trước Newton đã có một số sơ đồ màu dạng hình tròn được vẽ từ thế kỷ XVII, nhưng tất cả chúng bao gồm đen và trắng (trộn lẫn với chiều Value/Lightness của màu sắc)
MÀU SẮC TỒN TẠI Ở ĐÂU?
Newton cũng đã nói một điều rất kì lạ, ông nói rằng “the rays to speak properly are not coloured” (tạm dịch: Các tia nói cho đúng ra thì không có màu). Đồng nghĩa với việc tự bản thân các tia ánh sáng này theo góc độ vật lý thuần túy thì không có màu.
Vậy màu sắc ta cảm nhận thấy từ đâu?Theo quá trình như thế nào?
Qua đây ý của ông nói màu sắc thực ra là cảm giác của tâm trí, do ánh sáng tạo ra (tương tự như âm thanh là cảm giác của tâm trí do các rung động vật lý của không khí tạo ra)
Như vậy có thể nói rằng, màu sắc là sản phẩm do chính chúng ta cảm nhận mà ra, tồn tại trong NÃO BỘ của mỗi cá nhân, liên quan mật thiết tới khía cạnh sinh lý hơn vật lý và hóa học. Vì vậy mỗi cá nhân có thể có cảm nhận khác nhau về màu sắc.
Cụ thể hơn, nghĩa là với mỗi bước sóng dài ngắn khác nhau, kích hoạt ta cảm nhận thấy màu sắc khác nhau, dẫn tới câu hỏi về cách mà chúng ta tiếp nhận ánh sáng thông qua thị giác và xử lý não bộ.
Ta tiếp nhận và xử lý màu sắc như thế nào?Hãy đón chờ số tiếp theo nhé.
Ok, mình xin kết thúc số này tại đây.
Hẹn gặp lại các bạn trong số tới!
#High_on_Sharing
#Delnary_Color
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất