1 Ấn Độ cổ đại và sự ra đời của Đạo Phật
Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ cổ đại vào khoảng giữa thiên niên kỷ I TCN. Ấn Độ là một trong bốn nền văn minh lâu đời và rực rỡ nhất của phương Đông. Nó chỉ ra đời muộn hơn một chút so với Ai Cập và Lưỡng Hà. Tuy nhiên, nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà đến sớm nhưng cũng tàn nhanh nhưng nên văn minh Ấn Độ thì trải qua xuyên suốt và những giá trị văn hóa cứ chồng chất cho đến ngày nay.
Ấn Độ cổ đại là một vùng đất rộng lớn bao gồm: Ấn Độ, Pakistan, Nepan, Bangladesh ngày nay. Ở Ấn ĐỘ , người ta thường nói rằng mẹ Himalaya có hai người con gái là nàng Indus và nàng Ganges. Nàng Indus mang trong mình vẻ đẹp của cội nguồi( cái gốc của con người xứ Ấn) . Nàng Ganges thì mang vẻ đẹp của trái tim tâm hồn của người Ấn.
Bản đồ Ấn Độ cổ đại
Các nhà sử học chia lịch sử Ấn Độ cổ đại thành hai thời kỳ:
-Thời kỳ văn hóa Harappa, còn gọi là nền văn minh sông Indus.
-Thời kỳ văn hóa Veda, còn gọi là nền văn minh sông Ganges (sự hình thành đạo Brahman và đạo Phật)
Harappa và Mohenjo daro là hai thành phố cổ thuộc lưu vực sông Indus. Đây là hai di chỉ khảo cổ được các nhà khảo cổ khai quật tại Pakistan ngày nay.
Thành phố harappa được mô phỏng
Thời kỳ văn hóa Veda là thời kỳ chuyển từ văn hóa sông Indus sang văn hóa Sông Ganges. Chủ nhân của nên văn hóa này là người Aryan. Đây là thời kỳ phân hóa giai cấp sâu sắc nhất lịch sử.
Đạo Brahman ra đời vào thời kỳ hậu Veda khoảng thế kỷ X-TCN.  Kinh sách của đạo là bốn tập kinh của sách Vedas : Rig-Veda, Yajur-Veda, Sama-Veda và Atharva-Veda. Thờ phạm thiên ( thượng đế) và quan niệm Tam vị nhất đế: Brahman-thần sáng tạo, Vishnu-thần bảo tồn, Siva-thần hủy diệt.
Chế độ đẳng cấp:
- Bà-la-môn (Brahman) gồm những Giáo sĩ, tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lãnh đạo tôn giáo, tức là những người giữ quyền thống trị tinh thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái. Ấn Độ giáo coi họ là đẳng cấp cao thượng nhất, sinh từ miệng Phạm Thiên (Brahma) thay Phạm Thiên cầm cương lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tôn kính, và an hưởng cuộc đời sung sướng nhất. Dân chúng Ấn Độ rất tôn trọng đẳng cấp này.
-Sát-đế-lỵ hay Sát-đế-lợi (Kshastriya) là hàng vua chúa quý phái, chiến binh. Ấn Độ giáo coi họ sinh từ cánh tay Phạm Thiên, thay mặt cho Phạm Thiên nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng.
-Vệ-xá (Vaisya) là những người bình dân, thương gia, nông dân. Ấn Độ giáo coi họ sinh ra từ bắp vế Phạm Thiên, có nhiệm vụ đảm đương về kinh tế trong nước (mua bán, trồng trọt, thu hoa lợi cho quốc gia).
-Thủ-Đà-La (Sudra) là hàng tiện dân. Ấn Độ giáo coi họ sinh từ gót chân Phạm Thiên, phải thủ phận và phải phục vụ các giai cấp trên.
-Chiên Đà La (Ba-ri-a, Pariah, Dalit) là giai cấp người cùng khổ. Ấn Độ giáo coi họ là đẳng cấp hạ tiện nhất. Họ phải làm các nghề hạ tiện nhất (gánh phân, dọn nhà vệ sinh, giết mổ gia súc), bị coi như sống ngoài lề xã hội loài người, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, bị coi là thứ ti tiện, vô cùng khổ nhục, tối tăm, không được chạm tay vào người thuộc các đẳng cấp khác, thậm chí không được giẫm lên cái bóng của những người thuộc đẳng cấp cao như Bà-la-môn, Sát-đế-lỵ
Sự phân chia đẳng cấp thể hiện ở nhiều mặt không chỉ kinh tế, chính trị mà còn trong lối sống văn hóa hằng ngày như ăn mặc, đi lại, đặt tê con cái,....Ngoài ra chế độ phân chia đẳng cấp trên được pháp luật của nhà nước- Luật Manu bảo hộ. Do đó sau khi ra đời, đạo Ba-la-môn nhanh chóng trở thành tôn giáo chính thống của xã hội Ấn Độ, nó đem lại lợi ích và tăng thêm quyền lực cho các đẳng cấp trên tuy nhiên Thủ-Đà-La (Sudra) và Chiên Đà La (Ba-ri-a, Pariah, Dalit) lại bị áp bức và sống cuộc sống khốn khổ. Tình hình trên làm cho những người Thủ-Đà-La càng oán ghét chế độ đẳng cấp. Phản ánh tâm trạng những người nô lệ ở đẳng cấp dưới của xã hội Ấn độ lúc bấy giờ đã xuất hiện nhiều phong trào tư tưởng. Những học thuyết đó có điểm chung là đều trực tiếp hoặc gián tiếp chống lại chế độ đẳng cấp, chống lại đạo Ba-la-môn. Trong đó có Phật giáo.



Đạo Phật ra đời xét về mặt tư tưởng còn là sự kế thừa kho tàng học thuyết các tư tưởng triết học vĩ đại của Ấn Độ cổ đại. Nếu bạn nào đã từng đọc cuốn sách Hành Trình về Phương Đông của Baird T.Spalding do Nguyên Phong phóng tác thì bạn sẽ thấy quen thuộc với một số trường phái mà mình nhắc đến ở dưới đây.  Nếu không kể giáo thuyết Ba-la-môn thì còn 6 trường phái triết học khác như:
1.Trường phái Samkhya (còn gọi là số luận) đi theo xu hướng nhị nguyên thừa nhận sự tồn tại của hai bản nguyên cấu tạo nên vũ trụ là vật chất và tinh thần.
2.Trường phái Yoga (Du già) chú trọng việc rèn luyện tâm linh và tinh thần vì cho rằng nếu rèn luyện tốt sẽ chế ngự dục vọng và giải thoát (ps:nó khác với bộ môn yoga mà mọi người dùng để rèn luyện sức khỏe, bộ môn yoga là một phần rất nhỏ trong trường phái yoga).
3.Trường phái Nyaya (còn gọi là Chính lý) cho rằng nguyên tử là viên gạch cuối cùng cấu tạo nên thế giới, đồng thời thừa nhận sự tồn tại của lực lượng siêu nhiên.
4.Trường phái Vaisesika (còn gọi là Thắng luận) đứng trên lập trường tự nhiên để giải thích thế giới và cho rằng sự giải thoát chỉ khi nào tri thức thấu triệt thế giới.
5.Trường phái Vedanta (còn gọi là Giải thoát) cho rằng trở về với Brahma là cái thiện, đó cũng chính là giải thoát.
6.Trường phái Mimansa (còn gọi là Tế tự học) nhấn mạnh về đức hy sinh để có sự giải thoát.
Nếu bạn để ý thì Đạo phật sau này hình thành đều chịu ảnh ưởng từ đạo Ba-la-môn và 6 trường phái triết học trên.
Vậy câu hỏi thứ nhất : Tại sao Đạo Phật lại chịu ảnh hưởng và những triết lý của đạo Phật lại có phần giống với những triết lý trên?
Chờ phần 2 mình trả lời câu hỏi trên và nói về cuộc đời của Đức Phật.