Khi bạn là người được toàn quyền quyết định một thứ gì đó. 
Khi bạn tự nhận xét mình không phải là người quyết đoán trước những quyết định. 
Khi bạn đứng ở nhiều lựa chọn khác nhau, nhưng buộc phải chọn. 
Cách bạn đưa ra quyết định cho mình là gì?
Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

"Chọn Luật hay Quản trị kinh doanh"

Đây đừng là mình khi lựa chọn ngành học, trường đại học vào cuối cấp 3.
Một số thiên kiến thường thấy:
▪️ Ngành luật nhiều tiền hơn (được), nhưng cần học sâu và hiểu rõ về chuyên môn của ngành hơn (không được)
▪️ Học Quản trị kinh doanh thì nhiều cơ hội việc làm hơn (được), nhưng lại tỉ lệ cạnh tranh cao (vì nhiều người học) (không được)
“Chọn luật đi, sau này kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng ôi học khó lắm, đâu dễ ăn…Hay theo QTKD nhỉ, sau này dễ kiếm việc làm hơn, nhưng mà cạnh tranh lắm, không ít người học như bên luật”.
Và đó là một vòng luẩn quẩn.

Khó khăn khi ra một quyết định

Đối với những thứ mình thiếu góc nhìn của “chuyên gia”, kiến thức, kinh nghiệm:
▪️ mình hay do dự giữa các lựa chọn
▪️ mình luôn muốn tìm 1 lựa chọn hoàn hảo. 
Sự thật là chẳng có lựa chọn nào hoàn hảo, không có nhưng. 

Pros & Cons

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet
Thay vì chỉ so sánh cái "được" và cái "không được" giữa các lựa chọn, đây là cách mình làm:
1️⃣ Đưa ra mục tiêu/ưu tiên của bản thân ở thời điểm đó và tiêu chi đưa ra quyết định
2️⃣ Phân tích cái "được" và cái "không được" (pros & cons) của từng lựa chọn
3️⃣ “Chọn con tim”
➤ Có lúc mình sẽ biết “con tim” mình muốn gì.
“Chọn con tim” là không nghe bất kỳ ai. Nghe chính mình, nhắm mắt lại nghĩ đến lựa chọn mình đang thật sự hướng tới.
➤ Đôi lúc mình không biết, lựa chọn nào cũng "nửa nửa," không quyết định được.
→ Chọn đại hoặc chọn cái mình cho rằng phù hợp nhất ở thời điểm đó.
4️⃣Dừng lại…khoan quyết định đã. Hãy bắt đầu 1 câu hỏi của lý trí:
▪ Nếu chọn quyết định này thì hậu quả lớn nhất của nó là gì? 
▪️ Nếu hậu quả đó xảy ra, mình có chấp nhận được không? 
▪️ Mình sẽ làm gì tiếp khi xảy ra hậu quả đó?
Nếu mình có được 3 câu trả lời này, thì cứ tự tin mà “chọn con tim”.
Còn nếu chưa trả lời được, thì tùy mỗi người sẽ có lựa chọn riêng của mình.

Chuyện chọn ngành học 

Mỗi lần nghĩ đến việc lựa chọn, mình lại nhớ đến lần chọn trường đại học.
Lúc trước, mình phân vân giữa việc học ngành Luật của Đại học Luật TP.HCM, ngành Marketing của một trường đại học (cũng) danh tiếng và ngành Quản trị kinh doanh của một trường đại học không quá nhiều tiếng tăm.
Năm đó là năm đầu tiên tụi mình được đăng ký nguyện vọng - thi đại học - có quyền điều chỉnh nguyện vọng lần nữa - nhận kết quả trúng tuyển.
Điểm của mình lúc đó không quá cao thuộc “hàng Top” để tự tin vào “trường Top”, cũng không quá thấp để vào các trường-không-phải-trường-Top.
(Ở đây mình chỉ muốn cho mọi người hiểu rank điểm của loại 2 trường này khác nhau)
Mình thì đã nhận kết quả đậu ULAW sau bài kiểm tra năng lực.
➤ Nếu chọn ULAW thì đồng nghĩa mình sẽ không thể vào ngành mình đã tìm hiểu và có hứng thú trước đó - Marketing.
➤ Còn nếu mình chọn ULAW thì ăn chắc mặc bền hơn, không sợ áp lực không học trường Top nữa (hồi đó thật sự nghĩ vậy ._.).
Cuối cùng thì mình chọn ULAW.
Tuy nhiên, học được 1 năm thì mình mới phát hiện ra vì cảm thấy bản thân không hợp với ngành và xác định sau này sẽ làm trái ngành. 
Quy trình cảm xúc của mình là: 
→ Tá hỏa vì chọn “sai ngành” (thật ra là sai với “con tim”)
→ Hối hận vì đã không “chọn con tim”
→ Buồn và vô vàn câu hỏi "nếu như..."
Sau đó, mình quyết định sẽ khám phá bản thân trong thời gian Đại học, vừa để phát triển bản thân, vừa để hiểu bản thân mình muốn làm gì sau khi ra trường. 
Mình tham gia một tổ chức thanh niên quốc tế và làm nhiều công việc khác nhau của tổ chức trong 3 năm còn lại. Chưa quá rõ ràng công việc phù hợp, nhưng ít nhất mình biết điều mình muốn hướng tới trong sự nghiệp là gì, tạo ra giá trị gì, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân,...
Làm qua một vài môi trường khác nhau, không quá nhiều để biết mình phù hợp với môi trường nào, nhưng ít nhất mình biết mình không hợp môi trường nào.
Nhìn lại, mình lại không còn cảm thấy hối hận như lúc trước nữa.
Bởi vì nếu không có lựa chọn này, thì đã không có mình của ngày hôm nay.
Mình chấp nhận con người mình như là nó ở hiện tại, những “đặc quyền”, những thử thách mình gặp ở hiện tại và tương lai, với lựa chọn đó.
Càng không còn suy nghĩ nếu lúc trước mình chọn con đường khác, thì có lẽ bây giờ mình đã thế này thế kia. Không quan tâm nữa. Bây giờ cứ thế mà đi và tiếp tục “tìm đường” cho mình.
Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Kết

Mình không phủ nhận việc lựa chọn theo dữ liệu, kiến thức, kinh nghiệm của người đi trước,...Nếu mình có những lý lẽ, dẫn chứng chứng minh một lựa chọn nào đó khả quan hơn, thì “chọn con tim” có lẽ không phù hợp.
Nhưng khi mình không có đủ những thứ trên thì cứ đưa ra quyết định, chịu trách nhiệm cho quyết định của mình, không bao giờ hối tiếc, tìm "đường đi", cách giải quyết tiếp theo với lựa chọn đó.
“Just make it and go with it”
#WOTN5 
Bài viết thuộc thử thách viết 30 ngày của khóa học Writing On The Net.