Cover artwork của Jamie Hewlett cho album Demon Days ( 2005 ), phát hành bởi Parlophone Records
Vào một thời kỳ mà hình thái ẩn danh cũng cho ta thấy một thái độ định danh của riêng nó, chẳng khó gì để ta hình dung những album, đã mang tới nhiều ảnh hưởng và xúc tiến quan trọng nhất đối với giai đoạn đầu thế kỷ, lại đến từ một ban nhạc chỉ tồn tại trong chiều không gian thứ hai. Dù cho từ trước khái niệm về một virtual band chẳng lấy gì làm xa lạ, nhưng ta chưa từng thấy một ai đã định nghĩa được nó thành công như Gorillaz. Vậy điều gì đã làm cho nhóm khác biệt hơn so với phần còn lại ? Tại sao việc tường thuật về một ban nhạc lại gợi ta nhớ đến thập niên đầu thế kỷ tới thế ? Họ có lợi thế như thế nào khi ẩn danh dưới lớp vỏ các nhân vật hoạt hình ?
Khởi nguồn của mọi chuyện chính là những ngày mà Damon Albarn ( thành viên của Blur ) trọ cùng nhà với Jamie Hewlett ( một nghệ sĩ comic ). Cả hai đều mới chia tay người yêu để rồi cùng nhau sa vào những buổi tiệc tùng thâu đêm, hơn thế nữa họ còn có chung một quan điểm là giữ thái độ xa lánh mãnh liệt đối với đài ca nhạc MTV. Trong mắt họ thì MTV chỉ ngày ngày ra thêm những chương trình tẻ nhạt, cả hai càng thêm thất vọng khi những sản phẩm âm nhạc ở thời điểm bấy giờ hầu như chẳng có sự đột phá nào, nó chỉ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu những cái đã cũ mèm. Thế là họ quyết định là phải cùng nhau tạo nên một điều gì đó để xua tan bầu không khí quá đỗi u ám này. Và Gorillaz chính là câu trả lời họ đã tìm bấy lâu. 
Alvin and the Chipmunks được nhiều người xem là hình thái sơ khai nhất của một virtual band. Đó là ban nhạc pop đầu tiên có liên quan đến các nhân vật giả tưởng đã ra đời cách đây gần 60 năm. Bản thu âm với phong cách mới mẻ ra mắt vào những năm cuối thập niên 50 đã mang đến một bằng chứng vô cùng thuyết phục cho việc ta chẳng cần biết các thành viên trong ban nhạc thực sự là ai mà vẫn có thể say sưa thưởng thức âm nhạc của họ. Không lâu sau những virtual band nổi danh một thời khác cũng lần lượt ra đời như The Archies hay Josie and the Pussycats, thậm chí đến cả The Beatles, The Jackson Five và The Osmonds cũng có riêng cho mình những hình tượng hoạt hình như một cách để định danh cá tính. Nhưng những ví dụ trên chưa là gì cả cho đến khi mà Gorillaz đến và mang tới cho ta một định nghĩa rõ ràng hơn về một virtual band.
Các thành viên từ trái sang phải: Noodle, Russel, 2D and Murdoc. 
Self-titled debut của họ trỗi dậy ấn tượng với 6 triệu bản doanh thu vào năm 2001 và nhanh chóng đưa Gorillaz trở thành cái tên thành công rực rỡ nhất trong lịch sử các virtual band. Công việc của Hewlett bây giờ không chỉ đơn thuần là vẽ tranh minh họa như ngày trước. Người ta còn yêu cầu anh vẽ minh họa cho rất nhiều các lĩnh vực khác như magazine covers, press appearances, music videos, cartoon clips, các buổi live của nhóm và một animated website dành riêng cho nhóm. Đó chỉ mới là vào năm 2001 - thời điểm mà 93% thế giới vẫn còn chìm ngập trong Internet kết nối bằng dial-up. Hewlett không chỉ phải vẽ một vài bức rồi xong. Công việc của anh là một chiến dịch viral thực sự nghiêm túc, chúng ta có thể coi đó là lần đầu tiên có những công việc bận rộn kiểu như thế trong quá trình sản xuất âm nhạc. 
Artwork quảng bá cho album Gorillaz ( 2001 ) của Jamie Hewlett, phát hành bởi Parlophone Records
Tại thời điểm đó, giới truyền thông luôn luôn hào hứng với các chủ đề bên lề như phong cách biếm họa của ban. Những ý tưởng lạ lùng của Hewlett và Albarn ngày nào giờ đây được chào đón nồng nhiệt trên các chương trình TV, các boyband ra đời sau đó và có lẽ là chưa bao giờ nhận được nhiều sự quan tâm đến vậy. Sự xuất hiện của Gorillaz đến vào thời điểm mà dòng nhạc thịnh hành đã quá thân thuộc với chủ nghĩa hậu hiện đại, và những nhân vật tài khéo không hề biết ngượng ngùng này như những bàn tay cứu vớt cả nền âm nhạc tại vị ra khỏi chiều tối tăm của không gian siêu thực.
Artwork quảng bá cho album Gorillaz ( 2001 ) của Jamie Hewlett, phát hành bởi Parlophone Records
Trong khi sự tồn tại giả tưởng của các nhân vật như 2D, Murdoc, Russel và Noodle đã và đang góp phần làm bình thường hóa những quy trình sản xuất âm nhạc mới mẻ kiểu như họ, thì một điều trớ trêu thay là cái không gian được họ giả lập nên không ngoài mục đích để mô phỏng thực tại hóa ra lại thật hơn bao giờ hết so với bất kỳ đối thủ cạnh tranh bằng xương bằng thịt nào. "Gorillaz có thể không thật," Hewlett trả lời với tờ Guardian vào năm 2001, "nhưng họ cũng chẳng hề kém cạnh ở độ biếm họa khi đem so với những Marilyn Manson hay Eminem."
Artwork quảng bá cho album Gorillaz ( 2001 ) của Jamie Hewlett, phát hành bởi Parlophone Records
Trong khi concept đằng sau album đầu tay của họ được nhiều nhà chuyên môn bày tỏ niềm thích thú và nhận xét là có tính giải trí cao, thì phần đông những kẻ thích phê bình khác vẫn nhận định đây chỉ là một hiện tượng nhất thời. Họ cho rằng một virtual band vào thời điểm này đúng là một ý tưởng hết sức thông minh nhưng để kéo dài ý tưởng ấy sang các album sau quả là một điều không tưởng. Với lòng hăng hái muốn chứng minh những kẻ phê bình mình đã sai, Hewlett và Albarn lại một lần nữa phối hợp với nỗ lực giành lấy thành công như lần trước. Và thành quả mà họ cho ra mắt lần này chính là Demon Days - kéo theo sau đó là hàng loạt những lời mời hợp tác làm nhạc đến với Hewlett bởi cảm quan thẩm mỹ tinh tường của anh. Phát hành vào năm 2005, album có phần tăm tối, thể nghiệm và giàu tham vọng hơn. Nó khéo léo pha trộn các thể loại cùng phong cách, và thành quả ở lần hợp tác này đã vươn mình trở thành một trải nghiệm có tính toàn cầu. Nó làm cho mọi người không còn nghĩ rằng ban nhạc chỉ là một mánh khóe đem đi quảng cáo. Để Hewlett và Albarn đều có cơ hội khẳng định chắc nịch rằng Gorillaz chính là một ban nhạc thực thụ.
Artwork quảng bá cho album Demon Days (2005) của Jamie Hewlett, phát hành bởi Parlophone Records
Trong 4 năm cách quãng giữa hai album, những thay đổi trong xu thế đã phần nào đem đến những ảnh hưởng lạ lùng cho nhóm. Hình thái hậu hiện đại mà chúng ta đều quen thuộc là có tính văn học - hay thậm chí là khá nguyên bản - vào những buổi đầu thiên niên kỷ được cho là đã thay đổi đi nhiều. Sắc điệu châm biếm và mô phỏng ở ngày trước của họ giờ đây được thay thế bằng tông màu gợi cho ta một cảm giác cổ điển hơn. Nhờ ơn trên mà có lẽ họ đã tồn tại lâu hơn so với nhiều lời dự đoán. Sức mạnh của họ đến từ chính sự linh động của họ. Trong khi cái đáng ngưỡng mộ ở những người nhạc sĩ bình thường đến từ bản năng tiềm tàng luôn hướng đến cái mà họ cho là chân thật, thì cái đẹp ở những hình tượng minh họa kiểu như Gorillaz lại đến từ khả năng thích nghi với thực tại độc đáo của riêng họ. Đối với album lần thứ hai, điểm mạnh thực sự của họ không còn nằm nhiều ở mảng hình ảnh nữa mà xuất hiện nhiều hơn ở phần âm nhạc mà họ muốn truyền tải. 
Artwork cho album Demon Days ( 2005 ) với những đồng nghiệp giấu mặt đã cùng hợp tác trong dự án 
Nhìn lại thập niên đã qua, hình thái ẩn danh dường như đã thổi bùng lên một nguồn cảm hứng mới lạ trong giới nghệ sĩ. Ban nhạc The Knife đeo những chiếc mặt nạ Venetian, ban nhạc Animal Collective thì khoác lên mình những bộ phục trang Halloween, thậm chí có những ban như Daft Punk hay MF Doom cho đến hiện giờ vẫn còn duy trì hình thái ẩn danh qua những chiếc mũ bảo hiểm hay những chiếc mặt nạ trông vô cùng quái dị. Trong khi những người nghệ sĩ có vài lý do cá nhân để tiếp tục duy trì hình thái ẩn danh của riêng họ, thì một điều đáng suy nghĩ ở đây là danh tính bí ẩn của họ trông vẫn chân thật hơn rất nhiều so với bất kỳ người đồng nghiệp bằng xương bằng thịt nào có thái độ tôn thờ sự nổi tiếng một cách thô thiển. Hình thái ẩn danh là một lựa chọn khôn khéo để phóng thích các kiểu tự kỷ bệnh hoạn đã gắn quá chặt với dòng chảy âm nhạc trong suốt nhiều năm trở lại đây. Không còn cái tôi cũng đồng nghĩa với việc những thông điệp từ bài hát được truyền đi sẽ không còn bị chiếc bóng quá lớn từ cái tôi che khuất nữa.
Một artwork quảng bá cùng Noodle ( 2005 )
Với Gorillaz, các nhân vật giả tưởng của Hewlett đã phóng thích cái tôi của Albarn. Những giá trị đến từ các nhân vật giả tưởng vừa là những gì mà họ muốn khán giả tập trung tới nhiều hơn và cũng vừa như một phương tiện để sự chú ý rời xa khỏi Albarn. Trong khi các nhân vật đã tự nhiên hình thành một mối quan hệ khăng khít cùng nhau hơn, thì phong cách hầu như luôn yêu đời của họ đôi khi cũng bị thay thế bởi một thái độ ảm đạm hơn như một cuộc lột xác táo bạo dành cho dòng pop thịnh hành bằng cách phá vỡ mọi thông số quen thuộc của nó.


Demon Days là một album hết mực quan tâm đến tình hình nóng hổi của địa cầu. Một điểm vô cùng khác biệt so với album trước và rõ ràng là ảm đạm hơn, nó thể hiện nỗi lo âu sâu sắc đối với hiện trạng của môi trường, diễn biến của các cuộc xung đột đa quốc gia và ngày tận thế không ngừng nhích đến gần hơn nếu như loài người chẳng sớm chấm dứt thái độ thờ ơ này lại. Nó cũng chẳng ngần ngại để cho chúng ta thẳng thắn nhìn nhận về các cuộc chiến tranh vô nghĩa đang diễn ra ở Trung Đông, hậu quả khủng khiếp đến từ các trận bão quét qua ở Mỹ, những cuộc khủng bố man rợ tại Anh, cơn địa chấn kinh hoàng đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng tại Pakistan, cuộc đánh bom liều chết đẫm máu ở Bali hay kết cục tang thương từ trận sóng thần ám ảnh tại Ấn Độ. Thật khó để tìm thấy một album nào có cùng những mối bận tâm như thế vào thời điểm ra mắt của nó. Đó rõ ràng là thành quả không hề tệ đối với một ban nhạc ban đầu còn bị nghi ngờ là trò lừa lọc để kiếm lời từ quảng cáo.
Nếu nhận xét một cách biện chứng những thành tựu của Gorillaz thì ta có thể thấy bằng cách nào mà họ vẫn có thể tồn tại và phát triển song hành cùng với thời đại thông tin. Quay ngược lại ở thời điểm họ phát hành album đầu tay, cùng năm đó Apple cho ra mắt iPod. Demon Days cũng phát hành cùng năm với khoảng thời gian mà doanh số của digital track vượt mặt physical single. Đúng vào thời điểm mà album thứ ba của họ - Plastic Beach (2010) - ra mắt, thì gần 3/4 cửa hàng kinh doanh độc lập các sản phẩm âm nhạc tại Anh bị đóng cửa. Qua đó ta có thể thấy những thành tựu của Gorillaz đã gắn liền mật thiết với hành trình trỗi dậy của nền âm nhạc số (digital music) như thế nào.
Nhiều kẻ than phiền cho rằng cuộc trỗi dậy đáng kinh ngạc của nền âm nhạc số đã dần giết chết nền âm nhạc đơn đĩa của ngày trước. Còn về phần mình, tôi ít nhạy cảm hơn với chuyện đó. Những phân tích âm nhạc gần đây trên website này cũng luận ra rằng không chỉ vai trò của công việc minh họa đã ảnh hưởng sâu sắc dường nào đối với các thành phẩm âm nhạc, mà những phân tích còn nhấn mạnh đến những điều kiện manh mún nhất để sự tiến hóa có thể diễn ra và mang lại những thay đổi to tát cho phần thịnh hành của văn hóa là luôn luôn hiện hữu. Vì thế với tôi, những thành phẩm của Hewlett chính là biểu tượng cho một thái độ thích nghi đầy ấn tượng. 
Artwork quảng bá cho album Plastic Beach (2010) của Jamie Hewlett, phát hành bởi EMI Music Ltd


Ngày nào mà ranh giới giữa hư và thực vẫn còn tiếp tục bị lu mờ, thì ngày ấy ý tưởng từ một virtual band vẫn còn ngự trị. Gorillaz vẫn luôn là một cơ hội quý báu để Hewlett và Albarn có thể thử nghiệm cho đến bao giờ mà họ vẫn còn khao khát làm ra những thành phẩm mới mẻ hơn. 

Để thay lời kết mình xin bonus thêm mấy bài mình cực kỳ thích: