Bài viết này lấy cảm hứng từ bài này: 
Đọc bài này lúc ngáo ngủ mình thấy nó hợp lý ghê.
Tỉnh dậy đọc lại thấy vô lý deso =))))
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Bài viết cố gắng khái quát hóa những sự kiện hiện tượng có điểm chung nhưng lại bản chất sự việc lại không liên quan gì đến nhau.
Qua bài viết này mình muốn viết về một vấn đề mình quan tâm: idol và chuyện xây dựng hình tượng.
Trước hết mình muốn nói tới một chủ đề hơi liên quan: văn hóa thần tượng. Văn hóa thần tượng thời điểm hiện tại đã thay đổi và tiến xa so với thời đầu. Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng, đóng góp của cộng đồng fan K-pop trong việc định hình, phát triển văn hóa này. Tại vì đây là một hiện tượng cộng đồng dần dần chuyển mình và thay đổi qua nhiều sự kiện nên mình cũng không thể nêu chính xác sự kiện thời điểm gây nên sự thay đổi mà chỉ phỏng đoán, kể đơn giản để dễ hình dung. 
Các giai đoạn của văn hóa thần tượng ở VN có thể tóm tắt như sau:
1. Trước internet: Phụ thuộc vào truyền thông chính thống để đưa tin, dân trí chưa cao, chưa phân biệt được thật ảo (diễn viên diễn vai ác rồi ngoài đời cũng tưởng người ta ác thật)
2. Bắt đầu có internet: Bắt đầu làm quen với khái niệm đời thật-mạng ảo, người thật-avatar, truyền thông chính thống vẫn giữ vai trò chủ yếu, dân trí vẫn như cũ.
3. Các web giải trí như haivl, cabvn và mạng xã hội bắt đầu phát triển cho phép người dùng đăng content cá nhân, mọi người bắt đầu phát hiện có thể tự tạo content. Xuất hiện dư luận viên, cộng đồng mạng + truyền thông chính thống bắt đầu mất dần vị thế độc tôn. Cuối giai đoạn bắt đầu nhen nhóm chiêu trò truyền thông bẩn.
Ví dụ điển hình cho thời kỳ này là hiện tượng "1 phút huy hoàng rồi vụt tắt", điển hình như Lệ Rơi: bỗng dưng nổi đình đám rồi bị lãng quên.
Bên kia chiến tuyến, văn hóa thần tượng bắt đầu định hình với K-pop gen 2: số lượng bùng nổ nhưng dân trí không cao, fanwar đa số diễn ra trên mặt bàn, mặt tường, mặt ghế và nhiều sự kiện fan cuồng khiến cộng đồng fan K-pop không còn mặt mũi.
4. Phong trào Vlog và nước đi tuyệt vời của duhocsinhmy: vừa cho mọi nười và đặc biệt là giới trẻ một tiếng nói trong các vấn đề xã hội và tạo một mâu thuẫn đủ drama để gây chú ý, kích cầu và giữ nhiệt, tạo điều kiện cho các cá nhân xuất sắc như JVevermind phát triển, định hình, lèo lái tiếng nói cho cộng đồng.
Bên kia chiến tuyến: Xuất hiện các fandom xuyên tỉnh thành nhưng rơi vào bế tắc vì khoảng cách giữa fan và idol khá lớn + sự lụi tàn của K-pop gen 2. Các chiến binh Otaku tới giải cíu và phong trào hủ nữ. Với lợi thế là người hướng nội, giấu hết sự sồn sồn vào bên trong, phong trào văn hóa Nhật bị coi là kỳ dị nhưng vẫn được nhìn nhận có thiện cảm hơn. Các fandom phát triển cực thịnh với nguồn tài nguyên vùng xám dồi dào được đóng góp từ phía fan. Các bảng xếp hạng (điển hình là vns tournaments) thay vì đập nhau bôm bốp 1:1 cực toxic như fandom K-pop, fandom otaku chơi chiến lược bằng cách tạo các liên minh ~> cách xây dựng văn hóa fandom healthy và balance
Đi kèm đó là sự phát triển của phong trào hủ nữ, đánh dấu sự bắt đầu phát triển của thời kỳ văn hóa mở với các phong trào xã hội như lgbt, nữ quyền, sức khỏe tinh thần, vấn nạn xâm hại tình dục,...
5. Tầm 2016 tới nay:  giai đoạn mạng ảo thành thật.
Người dùng mạng ảo để giải quyết vấn đề trong đời thật, kế thừa của sự phát triển các phong trào xã hội ~> nâng cao dân trí
Văn hóa idol đã hình thành và phát triển trong nhiều lĩnh vực và dần dần hợp làm một với văn hóa mạng.
Qua sự tìm hiểu, sử dụng mxh như 1 cách truyền thông + sự phát triển của giao thông, kinh tế, quan điểm sống và xã hội qua những lần phốt hay sóng gió, khoảng cách giữa idol - fan trở nên gần gũi hơn, có thể tương tác trực tiếp. K-pop gen 3, sự phát triển fandom và kiến thức về cách vận hành ngành giải trí được phổ cập ~> dân trí nâng cao phát nữa.
Bên kia chiến tuyến bây giờ là các tập đoàn, công ty với đánh cắp thông tin, truyền thông bẩn, quảng cáo, content rác,...

Ở trên là văn hóa và xã hội đã tác động đến văn hóa thần tượng. Để cụ thể hơn mình sẽ diễn giải qua 1 số sự kiện ảnh hưởng trong nội bộ fandom:
Cách đây tầm 10 năm, tương ứng với thời kỳ số 3 ở trên, văn hóa thần tượng với đại diện là cộng đồng K-pop nổi tiếng với những hình tượng quá đà, mất mỹ quan: hôn ghế thần tượng, bỏ thi đại học vì đề ra đá đểu sở thích cá nhân,... ~> lần đầu gióng hồi chuông cảnh báo về nạn fan cuồng quá khích.
Các nhóm gen 2 tan rã và loạt mâu thuẫn, phốt công ty chủ quản ~> phá bỏ hình tượng 7 năm là mãi mãi, lần vụn vỡ khá đau lòng của các fan gen 2 ~> nâng cao ý thức tìm hiểu về cách vận hành ngành giải trí, tách rời khái niệm cá nhân idol- nhóm - ekip- công ty
Sự kiện Sao hoa ngữ đồng loạt share đường lưỡi bò ~> lần đầu đặt sở thích cá nhân và trách nhiệm với Tổ Quốc lên bàn cân trong thực tế ~> fan phải nghiêm túc suy nghĩ đưa ra quyết định và hành động, không chỉ lý thuyết suông như đề văn đh năm nào ~> Tách rời khả năng đóng góp nghệ thuật với quan điểm sống, đời tư của nghệ sĩ.
Fandom phát triển kinh tế, shop order, tour để trực tiếp ủng hộ idol, artist, fanmade đóng góp vào tài nguyên vùng xám, bxh, chương trình thực tế phát triển, idol bắt đầu sử dụng mxh,...
Nói chung văn hóa thần tượng đến này đã được phát triển đến mức khá lành mạnh. Vẫn có drama, anti, toxic nhưng mặt bằng chung là lành mạnh và còn khả năng phát triển hơn nữa.
Viết đến đây hơi đuối vì mình buồn ngủ nên hẹn p2. Hoặc không bao h >:P hihi. 
Cảnh báo bài viết có thể sai chính tả vì viết lúc buồn ngủ.