Hùa nhau phản đối phạt nặng vi phạm nồng độ cồn là một lũ ngụy biện hám nhậu
Cập nhật thêm một số chú thích để các bạn có thể chửi mình một cách tinh tế hơn: - Mình không quơ đũa cả nắm những người thích ăn...
Cập nhật thêm một số chú thích để các bạn có thể chửi mình một cách tinh tế hơn:
- Mình không quơ đũa cả nắm những người thích ăn nhậu. Mình đang nói những người HÙA NHAU phản đối mà không có lý lẽ nào thuyết phục. Những người này có thể gọi họ là hám nhậu không? Nếu không thì xin đưa ra luận điểm của mình.
- Mình không ủng hộ cũng không phải đối luật này hay các luật khác được đề cập trong bài. Quan điểm của mình là như tiêu đề + phạt thật nặng cho chừa.
- Mình là một kẻ vô liêm sỉ. Chẳng ai bắt buộc phải có liêm sỉ mới được quyền "chửi" người khác cả. Và tiêu đề bài viết đậm mùi giật tít câu like.
- Mình thích đưa ảnh JAV vào cho vui. Nếu bạn là một người thật sự "nghiêm túc" thì chắc cũng không biết đó là ảnh JAV. Còn ngược lại thì hãy cười khi xem nó.
xã hội phổ cập từ thành thị đến nông thôn, từ cụ già cho đến trẻ em thì sức mạnh của dư luận đã tăng lên một "level" mới. Hai sự kiện lớn cho thấy sức mạnh của dư luận có lẽ là câu chuyện về trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang) và con rồng pikachu ở Hải Phòng. Tuy nhiên, không phải lúc nào dư luận cũng đúng hoàn toàn, và hôm nay là câu chuyện về việc nghị định 100/2019 về việc phạt nặng cho hành vi lái xe khi trong người có cồn.
Chẳng cần phải la cà trên các mạng xã hội cũng có thể nghe bàn tán về vấn đề này. Ra quán cà phê là nghe bàn, ngồi đợi tiêm thuốc cũng nghe bàn. Và phần lớn đều phản đối quy định trên. Tất cả đều có chung một motif là la làng lên than này than nọ. Họ than rằng chẳng lẽ đi tiệc mà không nhậu. Họ than rằng uống một vài ly cũng không được. Họ than rằng cả một cái đám cưới không ai ra về thì chỗ đâu mà chứa.
Ok. Em thấu hiểu những tình huống đó của các anh. Thế các anh có thấu hiểu cho những người đang tham gia giao thông một cách nghiêm túc nhưng bị những người say xỉn như các anh tông vào không?
Ngụy biện, tất cả chỉ là ngụy biện. Chẳng có quốc gia nào giỏi ngụy biện và lý sự cùn bằng Việt Nam. Các anh đưa ra các lý do nghe có vẻ thông cảm, nhưng các anh lại quên một điều, cũng là một câu thành ngữ mà các anh hay sử dụng:
Dân chơi không sợ mưa rơi
Các anh ơi, đã là dân chơi rồi thì sao lại sợ mưa rơi? Sao lại sợ bị phạt tiền? Đã chơi thì phải chịu, dân chơi mà không dám bỏ tiền ra thuê taxi hay xe ôm chở về sao? Nam vô tửu như kỳ vô phong. Cái này có tửu mà kỳ thì cứ xụi lơ thì chơi bời gì các anh ơi.
Bản thân em rất đồng tình với việc phạt nặng các hành vi vi phạm pháp luật. Phải phạt thật nặng vào, phạt cho chừa. Phạt cho những người sau sợ mà không dám phạm tội.
Những hành vi vi phạm ấy nó cũng giống như một căn bệnh, một căn bệnh về tư cách và đạo đức của người Việt. Muốn chửa nó không phải chỉ trừng trị những kẻ phạm tội, mà phải làm sao cho những người không phạm tội trong tương lai sẽ không bao giờ có thể trở thành kẻ phạm tội. Và chẳng có cách nào hay hơn bằng việc phạt tiền thật nặng (vì phạt tù thì hơi thốn quá). Chẳng ai mà không đứt từng đoạn ruột khi bị mất tiền cả, trừ khi nó là một đứa không làm ra tiền nhưng vẫn có tiền.
Ngay tại khu vực em ở vài hôm trước cũng có một người bị tai nạn giao thông rất nặng vì say rượu. Anh ta tự ngã xe hay tông phải ai thì có trời mới biết, bởi anh ta còn không nhận ra rằng mình bị tai nạn nữa, người anh say khất. Có thể sau cuộc thập tử nhất sinh này anh ta sẽ không uống rượu bia khia lái xe nữa, nhưng cũng có thể anh ta sẽ lặp lại hành vi ấy. Nhưng nếu cứ mỗi lần uống là lại mất một số tiền lớn, em dám cá rằng người ta sẽ không lái xe khi có cồn trong máu (hoặc máu trong cồn) nữa đâu.
Nhà nước sai ở chỗ nào?
Nói vậy không có nghĩa là em một mực về phe của những người ban hành những quy định trên đâu nha các anh. Em ủng hộ việc phạt nặng các hành vi vi phạm luật giao thông, không những thế mà cần áp dụng ở những hành vi khác nữa, đặc biệt là trộm cắp, để họ sợ mà không dám phạm tội. Nhưng như thế không có nghĩa là nhà nước auto đúng trong trường hợp này.
Cái sai lớn nhất của nhà nước cũng chính là một đặc trưng của nhiều năm qua, đó là làm mà không nói. Đùng một cái kỳ thi THPT quốc gia thay đổi, thế hệ chuột bạch nháo nhào. Đùng một cái ra cái luật phạt hàng chục triệu về việc lái xe khi trong người có cồn. Dân ăn nhậu không la làng mới là lạ.
"Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" chưa bao giờ thành hiện thực. Mà giờ nó lại trở thành "Dân không biết, nhà nước bàn, nhà nước làm, dân chịu". Không những trong việc này mà còn rất nhiều sự việc khác đã được thực hiện một cách đột ngột khiến cho người dân hết bất ngờ lại đến phẫn nộ như vậy. Đến đây thì không nên nói thêm vấn đề này vì người hiểu thì đã hiểu, còn người không hiểu thì... kệ họ.
Nếu để dân bàn trong trường hợp này thì chắc chắn quy định này khó có thể được ban hành. Bởi Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông thì lại nhiều. Sẽ không có bao nhiêu người ủng hộ vì số còn lại họ sẽ sợ một ngày nào đó họ sẽ là người bị phạt. Điều cần làm hợp lý nhất ở đây là tuyên truyền.
Nhà nước Việt Nam rất giỏi truyền thông, họ đã từng tạo ra một đấng toàn năng thập toàn thập mỹ còn hơn cả Jesus, Thích Ca Mâu Ni và Muhammad. Thì việc khiến mọi người nghe và ủng hộ theo nghị định trên là không khó. Tất cả các phương tiện truyền thông đều nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền, vậy thì không hề khó để tất cả các kênh từ VTV cho tới Mương 14 đều đồng loạt tuyên truyền cho người dân được biết để khỏi phải bất ngờ khi từ đâu nhảy ra một cái nghị định làm khó mấy anh đến vậy. Tuyên truyền, đó chính là thứ mà nhà nước cần làm từ trước. Cần phải tuyên truyền cho người dân được biết, ít nhất là vài tháng cho đến một năm, chứ đùng một phát làm như vậy thì không ai không bất ngờ được.
Người Việt vẫn có thói quen không chịu chấp nhận những cái mới khi nó đến quá đột ngột hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Cho nên muốn những quy định như thế sẽ không vấp phải dư luận như bây giờ thì nên "lạt mềm buộc chặt". Dùng kỹ năng truyền thông hơn mấy chục năm này mà tiếp tục *** sọ nhân dân để họ vui vẻ chấp nhận những quy định mới.
Nhớ một năm về trước cũng tầm thời điểm này, dân tình mình cũng gào thét dữ dội lắm về luật an ninh mạng. Thế rồi Khá Bảnh vẫn múa quạt làm điên đảo giới trẻ. Còn hồi 2010 người ta cũng chấp nhận đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông dù nhà nước đã từng thất bại một lần trước đó. Các anh à, em hiểu tâm tư tình cảm của các anh. Nhưng giờ hiện đại rồi, mình phải sống sao cho sau này có thể ngẩng cao đầu mà chửi những thằng sống như l*n trước mặt con cháu. Muốn làm vậy thì các anh phải là một người có văn hóa, đã uống rượu bia thì không lái xe. Chứ các anh cứ kêu nhảy dựng lên như thế thì chứng tỏ rằng các anh chỉ là một lũ hám nhậu vô ý thức mà thôi.
Góc nhìn thời sự
/goc-nhin-thoi-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất