Kết quả hình ảnh cho trường teen

Bạn Tuổi20tôiđãsốngnhưmộtconchódại thân mến,
Trường Chuyên dạy mình không nên lao vào những cuộc tranh luận vô bổ trên mạng xã hội, nhưng trong một phút yếu lòng mình đã không thể cản được việc táy máy tay chân. Nên đành biên vài dòng trấn an dư luận, tránh việc mọi người nghĩ sai về "bầy cừu gọi dạ bảo vâng" này.
CLB tranh biện của trường dạy mình một số kĩ năng cơ bản trong tranh luận, một trong số đó là dùng số liệu xịn cho những luận điểm xịn. Chẳng hiểu "Một nghiên cứu liên ngành đã chỉ ra rằng có tới hơn 22% học sinh bị rối loạn lo âu và hơn 41% chạm tới ngưỡng trầm cảm" có liên quan gì đến trường Chuyên lớp chọn. Bạn làm mình nhớ tới bác Bình Nhưỡng hôm nọ phân tích số liệu rất hay. Giống kiểu bạn bảo là "theo nghiên cứu cứ 20.000 học sinh có 100 em bị rối loạn tâm thần, trong đó 90 em là hs trường chuyên, vậy nên tỉ lệ hs trường chuyên bị rối loạn tâm thần là 90%".
Tiếp theo là một đoạn kể chuyện lấy đi rất nhiều nước mắt của người đọc, vô cùng cảm động:
Một motif quen thuộc của lều báo địa phương, bắt đầu bằng một nguồn cao siêu nào đấy và theo sau đó là một khẳng định đầy tính cảm tính của người viết dù có thể đoạn đó chẳng phải ý của tác giả được trích nguồn. Cái đoạn trong ngoặc kép mình không thấy có tí liên quan gì tới đoạn chém gió theo sau đó của người viết - mà ở đây đó là bạn.
Phần sau của bài phản biện này sẽ không bám theo những luận điểm của bạn - vì chúng đơn thuần chỉ là những lời đoán mò, mà mình xin kể những câu chuyện của mình, những câu chuyện có thật và cố gắng truy xuất những số liệu có thể truy xuất được.

I. Chúng tôi học giỏi - Vì chúng tôi giỏi!

Kết quả hình ảnh cho harvard

Có một lối tư duy sai lầm khá phổ biến gọi là "Ảo tưởng vóc dáng kình ngư". Nhiều người cho rằng việc đi bơi sẽ khiến thân hình thon gọn giống những vận động viên thể thao nổi tiếng, mà lại không tư duy kiểu "Vì thân hình thon gọn nên họ mới là vận động viên bơi nổi tiếng". Các hãng quảng cáo mỹ phẩm lợi dụng điều này, sử dụng các người mẫu diễn viên để quảng bá sản phẩm, khiến nhiều người nghĩ rằng "Dùng kem này sẽ khiến mình đẹp như cô ấy!" mà không biết rằng vì họ đẹp nên mới được chọn làm mẫu quảng cáo.
Về Havard, Oxford, Cambridge,... hay nhiều đại học danh tiếng khác cũng vậy. Không hẳn đó là những ngôi trường đạo tạo ra nhân tài xuất chúng, mà nhân tài xuất chúng đã chọn học ở đó và những ngôi trường đó trở nên nổi tiếng. Trường chuyên đơn giản chỉ cung cấp một môi trường tốt hơn: nhiều người tư duy tốt hơn, giáo viên biết rằng học sinh của mình tư duy tốt và học sinh cũng biết họ tư duy tốt nên thái độ học tập rất thoải mái và cởi mở. Chưa kể việc được xem là trọng tâm, được đầu tư hẳn hoi, nhận được nhiều nguồn tài trợ, thu hút nhiều trường đại học và các công ty cộng tác khiến nơi đây trở thành vùng đất hứa cho những người tài năng. Mà nguyên nhân của mọi sự ưu ái ấy bắt nguồn từ chính nguồn tài nguyên là khả năng của học sinh.
Thế nên thôi ngay cái việc than khóc đại loại "bắt khỉ bơi, bắt cá leo cây", cho rằng những bạn năng lực chưa tới vẫn bị gia đình áp lực khiến họ bị trầm cảm hay cuộc sống rơi vào bế tắc. Đây là một việc có thật, nhưng mình cho rằng chỉ là thiểu số. Ít nhất là qua quan sát và kinh nghiệm học trường chuyên lớp chọn suốt 7 năm của mình. Số còn lại đa phần chỉ enjoy việc học tập như một phần nhẹ nhàng của cuộc sống.
Nhìn nhẹ qua Bảng xếp hạng 200 trường THPT có điểm thi đại học cao nhất cả nước  xem có bao nhiều trường chuyên ấy nhỉ.
Hay liếc tí về Việt Nam tại Olympic Toán quốc tế xem học sinh trường chuyên như thế nào.
Và còn nhiều con số khác nữa mà mình nghĩ ai cũng có thể nắm và search ra được.

II. Và chúng tôi cũng chơi tẹt ga, nếu bạn thích có thể sô lô da xua với mình!

Kết quả hình ảnh cho so lo da xua khong

Như đã nói về việc enjoy việc học hành, mọi người có thể sẽ nghĩ rằng:
Úi dời, bọn trường chuyên lớp chọn học như chó, lúc nào cũng căng thẳng sợ rớt lớp, tụi tao rong chơi suốt ngày thế mới là tuổi trẻ! Dăm ba môn dưới trung bình tao cũng chả bị áp lực gì.
Nhưng thực tế là: Bọn này vẫn trên trung bình tất cả các môn một cách nhẹ nhàng, nhưng vẫn có thời gian đi bi-a, điện tử, bóng rổ, bóng đá, phê pha cà phê cùng lũ bạn.
Đồng ý là tỉ lệ NERD trong trường chuyên sẽ cao hơn với các trường không chuyên khác vì số người yêu thích quá mức tri thức nhiều hơn, nhưng cũng chỉ là thiểu số - tương tự trường hợp bị áp lực từ gia đình. Nhưng họ NERD là vì họ thích thế và lựa chọn như thế, không có nghĩa đó là một sự thất bại.
Số còn lại thường kiểu sáng cắp cặp đi chiều cắp sách về (có khi cặp còn chả có cuốn sách nào), nhưng điều kì diệu là điểm số vẫn chót vót, vào lớp hót như họa mi và đi chơi thì cũng không ngán bố con thằng nào.
Có thể chúng tôi sẽ không có những trò thú vị kiểu đánh nhau - lột đồ để giải tỏa như nhiều trường tư thục - dân lập, hay các trường không chuyên nổi tiếng khác, mà chúng tôi chỉ loanh quanh ở sân bóng rổ hay rúc đầu vào đánh cờ vua cả buổi ở trường.
Có thể chúng tôi sẽ không được tham gia thi đua những trò của các bạn Đoàn TNCS HCM cực kì thú vị, mà chúng tôi chỉ có vài nơi để chơi như PROM tự tổ chức hay các giải đấu thể thao điện tử bán chuyên cũng tự tổ chức.
Có thể chúng tôi sẽ không cúp tiết nhậu nhẹt suốt ngày để tập tành "va chạm với cuộc sống", nhưng chúng tôi vẫn ở nhà ngủ mỗi khi cảm thấy việc đến trường chẳng có gì thú vị.
Và chúng tôi không chỉ chơi, chúng tôi còn chơi giỏi hơn người khác. Chúng tôi không chỉ có nhiều cơ hội được tiếp xúc với nhiều cuộc thi hơn, mà còn thi giỏi hơn người khác. Từ những cuộc thi thuần học cho đến kiểu vừa học vừa chơi cho đến kiểu chơi hẳn, tôi không nghĩ học sinh trường chuyên ngán bố con thằng nào.
Bạn có thể đọc bài báo này để tham khảo: Một bài báo.
Có thể trong một CLB thường có một nhúm nhỏ những bạn trẻ thích đú - cuộc sống mà. Nhưng phần lớn là những kẻ đam mê. Còn những kẻ không đam mê khác (như bọn này) thì chẳng xem CLB của trường là thứ gì đó quá cao siêu, không hề có chuyện phải lao đầu vào cho bằng bạn bằng bè, nhưng cũng chẳng dè bỉu khinh khi. Tôi có đọc thấy comment của bạn nói về việc ai đó trong CLB kịch chẳng biết gì về Hamlet, nhưng những người tâm huyết còn lại bạn vứt đi đâu?

III. Chúng tôi không nghĩ mình là những kẻ "chỉ biết vâng lời"

Kết quả hình ảnh cho the lamb

Bọn mình có lẽ không dám chửi thầy mắng cô, không dám đấm vào mặt giáo viên như báo chí hay đăng về những trường không chuyên khác. Bọn mình chỉ dám hó hé một vài lời yếu ớt trong khuôn khổ đạo đức của LÀM NGƯỜI.
Tôi thường đứng lên trong lớp học, không phải để giơ tay trả lời câu hỏi lấy điểm, cũng không phải để diễn trò trong một tiết có thầy cô khác dự giờ.
Tôi giơ tay để hỏi giáo viên dạy sử của mình: "Vì sao nhà Nguyễn lại liên tục kí hòa ước như vậy? Em thấy rất vô lý."
Hay khi nghe cô giới thiệu về "Đắc nhân tâm" cho mọi người đọc và xem đó như kim chỉ nam trong cuộc đời, mình cũng giơ tay để debate một buổi ra trò.
Và mỗi khi làm như vậy, tôi không phải chịu những ánh mắt dè bỉu, những cái kéo nhẹ gấu quần ra hiệu ngồi xuống, không phải đối mặt với những chỉ trích bên lề của những bạn cùng lớp. Mọi người chỉ xem như mình đang làm một việc bình thường. 
Một việc mà khi lên ĐH, tôi cảm thấy còn bị giới hạn nhiều hơn thời còn ngồi dưới mái trường cấp 3 mang theo đầy định kiến như mọi người vẫn nghĩ.
(Và mình cũng từng ngồi nói chuyện với thầy Hiệu trưởng như hai người đàn ông nữa).

IV. Chúng tôi không cần một cuộc đời đầy Drama.

Kết quả hình ảnh cho the lamb

Có thể việc sinh ra trong một gia đình gia giáo, học tập ở một môi trường tốt rồi sau đó thành công trong cuộc sống là một chuyện bình thường. Và chúng tôi chấp nhận mình là nhân vật của câu chuyện bình thường này. Chúng tôi không cần lựa chọn lại để trở thành một người sinh ra trong môi trường chợ búa, phải bon chen vất vả để trở thành một người xuất chúng - một kiểu vẫn hay được chọn làm phim và lãnh giải Oscar.
Không, chúng tôi không cần phải như thế. Vì dù không hề có ý phán xét hay xem thường, chúng tôi biết rằng số thành công trong hoàn cảnh khó khăn chỉ là thiểu số của thiểu số, số còn lại đa phần là những kẻ tự cảm thấy cuộc đời mình là một thất bại - chứ chưa cần đến miệng lưỡi đánh giá cay nghiệt của cuộc đời. Những câu chuyện về những người bỏ học cấp 3 lập nghiệp thành công chỉ là thiểu số so với những người bỏ học cấp 3 và phải xuất khẩu lao động ở xứ người.
Nếu bạn là một học sinh trường không chuyên, tôi không nghĩ bạn có quyền khách quan đánh giá việc nội bộ của bọn này. Nhưng tôi đồ rằng bạn là học sinh trường chuyên, nên mới có được tư duy sắc sảo như thế. Và trong khi phần lớn những người kém may mắn chỉ được nhận những chương trình giáo dục nghèo nàn và hiện đang bán rẻ mạng sống, leo dàn giáo để trát vữa trên những công trình của Vin Group vào giữa khuya thì một người sinh ra và lớn lên trong một chương trình giáo dục tiên tiến hơn đang vận dụng trí não của mình để viết ra những lời chỉ trích chương trình giáo dục ấy.
Tôi đồ rằng những bài viết này chỉ khiến những bạn trẻ yếu kém trong việc học tập lấy cớ để bắt chẹt cha mẹ của mình. Việc học tập kém cỏi không hề đáng trách, nhưng tư duy kém cỏi thì có, và hai thứ này thường đi chung với nhau. Tôi đồ rằng những bài viết vô tâm như của bạn khiến nhiều người bất tài rồi tưởng mình hay lắm.
Có lẽ bọn này học trường chuyên xong cũng sẽ đi theo lối mòn thi vào những trường đại học top cao - nhưng đó có phải biểu hiện của loài cừu? Có thể đó là một lựa chọn sai lầm, có thể không. Chúng tôi có thể rời khỏi đó nếu cảm thấy không phù hợp, cũng chẳng đặt nặng chuyện phải học đúng ngành làm đúng nghề.
Có thể nhiều người không tìm được đam mê, có thể nhiều người vẫn chỉ sống theo những motif quen thuộc. Nhưng liên quan gì đến trường chuyên lớp chọn?
Có thể việc học ở trường chuyên không giúp chúng tôi chắc suất thành công trong cuộc đời, nhưng môi trường tốt giúp tăng tỉ lệ này lên và chẳng có động thái gì khiến giảm độ trâu bò của tụi này cả.
Có thể bọn này sẽ trở thành những thằng mặc vest gọi điện rủ người khác chơi chứng khoán trông có vẻ đểu xỏ lá, nhưng cũng có thể là một họa sĩ tóc búi cao đầy tao nhã. Nhưng việc ai đó chọn cuộc sống như thế nào chẳng phải một vấn đề quá to tát, chỉ cần họ vui với điều đó.

V. Đôi lời gửi tác giả (và cả những người khác nữa)

Qua rồi cái thời nền kinh tế là một trò chơi tổng bằng không, qua rồi cái thời phong kiến, cái thời mà bọn nhà giàu giàu lên nhờ lấy của cải của người khác nên luôn bị dè bỉu trong các câu chuyện cổ tích.
Qua rồi cái thời bọn tri thức đểu dùng kiến thức nửa vời của mình để lừa những kẻ dại khờ cả tin.
Đây là thời mà người giàu và giới tri thức là những người tạo ra được lợi ích chung lớn nhất cho xã hội. Đây là cái thời mà chủ công ty là người trả lương cho bạn - đồng tiền mà bạn vẫn nuôi con cái thường ngày.
Nếu xã hội này là một trò chơi, thì tôi cảm thấy tự hào vì mình là người chơi giỏi chứ không phải một con cừu không dám bước ra ngoài hàng rào bảo vệ. Tôi cảm thấy thoải mái vì nắm nhiều kiến thức về nhiều lĩnh vực mà không hề cảm thấy bị áp lực hay giả tạo.
Chúng tôi có thể là những thằng nhân viên ngân hàng hay đạo diễn, là giáo viên hay nhân viên tiếp thị, là triết gia hay coder, là... là bất kì ai cũng được. Mỗi người đều là một mắt xích trong bộ máy xã hội đầy phức tạp. Tôi cực ghét những kẻ hoặc là đánh giá quá cao, hoặc là đánh giá quá thấp một nhóm người nào đó.
Và:
Nếu bạn cho rằng ngay cả khi chúng tôi làm tốt mọi việc, thì đơn giản cũng chỉ là những kẻ mu muội trong một trò chơi giả lập mà luật chơi là chính cái xã hội này - cái xã hội đang bòn rút sự chú ý, sức khỏe và trí lực của loài người để tự nuôi chính nó - tạo ra, thì tôi nghĩ chúng ta không cần tranh cãi làm gì nữa. Đây đơn giản chỉ là sự khác nhau về mặt quan điểm sống, nhưng đừng tự cho rằng bản thân đang nắm được "trân lý".
Tôi tuân theo luật chơi đơn giản vì đó là bước đầu tiên.
Tôi chỉ đơn giản sống vì biết rằng mình đang sống (một món quà đi kèm trách nhiệm), dù rằng có một số giai đoạn bất ổn nhưng nó cũng trôi qua nhanh thôi. Sau tất cả tôi nghĩ mình đã tìm ra được mục đích tồn tại của bản thân đó là trở thành một điều gì đó tích cực và lan toả. Cuộc sống đã quá đủ trần trụi và phức tạp, tôi đã quá chán ngán những kẻ chỉ biết than thở và chỉ có mỗi vậy.
Tôi không hề tự cho rằng mình là một kẻ outstanding, bất mãn trước thời thế, đứng nhìn dòng nước chảy rồi tự xem mình là triết gia.
Tôi lấy đá và vén tay áo lên, sẵn sàng bước ra giữa dòng để thay đổi nó.
(Tất nhiên là nhờ trí thông minh của mình, tôi có thể bước ra một nơi mà tôi biết rằng mình sẽ không bị cuốn đi mất).
Thân ái!