Hỏi khó: Tại sao chia tay lúc trẻ đau như bị xe đâm, còn chia tay lúc “dừ” thì chỉ như dăm ba cú vấp ngã?
Fanpage: https://www.facebook.com/MotCayButVietMotChiecCoLucSac/ Hỏi một câu hơi riêng tư: Có bao giờ bạn tự hỏi rằng những “pha”...
Hỏi một câu hơi riêng tư: Có bao giờ bạn tự hỏi rằng những “pha” chia tay ngày chúng ta còn trẻ luôn để lại nhiều đau đớn hơn những “pha” khi ta trưởng thành không?
“Vì lần đầu lúc nào cũng sâu đậm nhất” là một lý do, nhưng nay khoa học đã có một cách giải thích chính xác và có nền tảng hơn.
Theo Tiến sĩ Rahul Jandial, một bác sĩ phẫu thuật não và nhà thần kinh học chia sẻ: Khi chia tay bên trong chúng ta có phản ứng sinh hóa khác nhau theo nghĩa đen, và phản ứng này thay đổi ở độ tuổi teen, 20s và 30s.
Khi mới fall-in-love, não chúng ta nhiều tiền tố chất bao gồm Dopamine và Serotonin, dẫn đến hệ quả là tạo ra bên trong chúng ta nhiều tầng cảm xúc, những cảm xúc này đều có điểm chung là mới mẻ, mãnh liệt và đầy đam mê. Đó là chưa kể khi còn trẻ, ham muốn tình dục và các hóc môn tiết tố sẽ chi phối các chất này, làm nó càng thêm mãnh liệt.
Điều thú vị là Dopamine và Serotonin cũng tiết ra khi chúng ta sử dụng các loại chất gây nghiện như cocaine. Vậy nên không ngoa khi nói rằng, tình yêu cũng là một chất gây nghiện.
Chỉ tiếc là tương tự khi sử dụng chất gây nghiện, trong tình yêu chúng ta cũng sẽ rất thăng hoa trong phút chốc và sẽ …xuống dốc rất nhanh ngay sau đó.
Khi “xuống dốc”, não chúng ta tiết ra Testosterone và Oestrogen. Và trong khi các hóa chất trong não như Dopamine và Serotonin chỉ mất vài giây để phát huy tác dụng, thì hormone như Testosterone và Oestrogen mất vài phút, đôi khi vài ngày.
Nói cho dễ hiểu, càng tiết ra Dopamine và Serotonin nhiều thì càng yêu, và càng tiết ra Testosterone và Oestrogen nhiều thì càng đau buồn sau khi yêu. Điều thú vị ở đây là cả 4 chất này đều rất dồi dào khi cơ thể chúng ta ở độ trẻ tuổi, càng lớn tuổi, cơ thể và não bộ càng ít sản sinh ra các chất này hơn. Tức những “cơn” đau lòng sẽ ngắn ngủi và ít dày vò hơn khi chúng ta trưởng thành theo thời gian.
Có một lý do khác khiến ta dễ bị dày vò hơn khi tình yêu tan vỡ lúc còn ở độ trẻ tuổi đó là vì: “contextualize" – tức sự nhận biết bối cảnh và rút kinh nghiệm của não bộ. Nghe hơi phức tạp, nhưng bạn có thể hiểu đơn giản là khi chúng ta phải trải qua chia tay, não bộ sẽ tự rút kinh nghiệm từ bối cảnh đó, và tự bảo vệ nó khỏi tổn thương nếu bối cảnh đó còn lặp lại.
Nghe vi diệu chưa?!
Và rõ ràng, càng trải qua tình huống nào nhiều thì não càng nhớ tình huống đó sâu sắc hơn. Đồng nghĩa với việc càng yêu nhiều, ta càng trưởng thành hơn trong tình yêu.
Và rõ ràng mỗi người sở hữu một não bộ và trí tuệ khác nhau, vì vậy ngay cả khi đây là cuộc chia tay thứ ba, thứ năm hay thậm chí là thứ mười của bạn và vẫn cảm thấy khủng khiếp, tệ hại vô cùng, thì có lẽ bộ não của bạn chỉ đang hơi bướng bỉnh không chịu học bài học của mình mà thôi.
Bài mình dịch, từng được đăng trên Đẹp365
Nguồn ảnh: Cloé Bourguignon
Yêu
/yeu
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất