Bạn có biết trong lịch sử chế tạo đồ gia dụng, thiết bị gia dụng thứ  9 được chế tạo là cái gì không ? Máy hút bụi ? Không. Bàn là? Lại không. Máy giặt ? Không không không.... Đó là cái thứ mà tôi đoán chắc bạn đọc sẽ không tin nổi. Một thứ mà mục đích sinh ra  của nó là để “chữa bệnh”.
    Đó là máy rung tình dục !
    Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày về hoàn cảnh ra đời của chiếc máy rung tình dục.

    CÔNG CỤ “ĐIỀU TRỊ” CHO PHỤ NỮ “CUỒNG LOẠN”
    Vào thời kỳ Victoria ở Anh (1837-1901), phần lớn phụ nữ tại đó thường bị cho là mắc chứng bệnh “Cuồng loạn” (Hysterial) ” - Một chứng rối loạn mà các triệu chứng bao gồm đau đầu, nói sảng, hoang tưởng, động kinh...
     Trên thực tế vào thời kỳ đó người ta cho rằng phụ nữ không thể cảm nhận bất kỳ kích thích tình dục nào (trừ khoái cảm), cũng không thể “lên đỉnh” như đàn ông. Một phần lớn là vì hồi đó là thời phong kiến, người phụ nữ phải phục vụ người đàn ông. Trong mỗi lần quan hệ tình dục, người đàn ông chỉ quan tâm đến khoái cảm của mình mà hầu như không để ý đến người phụ nữ. Cho nên việc phụ nữ đạt được “cực khoái” là điều khó có thể xảy ra. Và nếu có ai “lên đỉnh” được thì họ lại dần thích cái cảm giác, dần dần trở thành 1 nhu cầu không thể thiếu trong quan hệ tình dục. Và khi đó, người phụ nữ sẽ  bị cho là mắc một triệu chứng của bệnh “ cuồng loạn ”. (cũng khá giống phết hí hí)
    Đến đây có lẽ các bạn cũng đã hiểu là phụ nữ thời đó chẳng bị bệnh gì cả, mà họ bị “nghiện” cái cảm giác “lên đỉnh” khi quan hệ. Nhưng quan điểm y học thời đó lại gán cho họ cái căn bệnh như vậy. Tất nhiên, là căn bệnh cuồng loạn đó là có thật, những người thật sự bị bệnh là có thật. Chỉ là các kiến thức về tình dục học thời đó chưa phát triển để phân biệt được mà thôi.
    Theo một thống kê vào năm 1917, khoảng 75% số phụ nữ tại Anh vào thời gian đó bị “mắc căn bệnh” này (sướng thế  ai chả thích). Lúc đó, các bác sĩ vẫn dùng các phương pháp chữa cổ điển có từ thời Hy Lạp cổ, một trong số đó là phương pháp  “xoa bóp vùng xương chậu”. Hay nói thẳng ra là kích thích âm hộ.  Đối với phụ nữ thời Victoria, kích thích vùng âm hộ không được coi là một hoạt động liên quan chặt chẽ đến tình dục.
    Cách chữa là quá trình kích thích âm hộ cho đến khi “bệnh nhân” yêu cầu dừng lại và hiển nhiên việc điều trị phải lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi hết cơn “vã” (hết thế quái nào được, vài hôm lại đến). Ngoài ra còn có cách khác là “tắm vùng chậu”, tức phun nước vào âm hộ...Thành ra lúc đó, những phụ nữ “cuồng loạn”  trở thành mỏ vàng thực sự đối với các bác sĩ.
    
Về sau, các máy rung đã được chế tạo. Vào năm 1869, một bác sĩ người Mỹ, George Taylor , đã được cấp bằng sáng chế cho “Manipulator ”, tức là máy rung hơi nước đầu tiên. Sau đó vào khoảng năm 1880, Mortimer Granville đã phát minh ra máy rung đầu tiên chạy bằng pin. Tất nhiên, pin vẫn còn lớn và cồng kềnh, về sau pin dần được thu nhỏ lại và

phổ biến tới giới thượng lưu Anh và Mỹ. Lúc này, các máy rung được quảng cáo rầm rộ là một món đồ gia dụng  trên các tờ báo và tạp chí , một công cụ hữu hiệu để chữa bệnh “cuồng loạn” dành cho các quý cô sang chảnh (giá 1 cái máy không hề rẻ), lúc nào “vã” là dùng lúc đấy mà không phải đến bác sĩ làm gì cho mất công. Nó nổi tới mức người ta còn cho đó là “một bước tiến của công nghệ hiện đại”.
     Mãi đến sau  những năm hai mươi của thế kỷ XX, khi máy rung bắt đầu được sử dụng bởi ngành công nghiệp phim con heo còn non trẻ. Cái nhìn về tình dục dần được mở rộng hơn, con người dần được mở mang trí óc về tình dục học, và tất nhiên, cái máy rung kia không còn là 1 thứ đồ gia dụng nữa, nó đã bị xếp vào loại đồ tế nhị. Các quảng cáo về máy rung đã biến mất khỏi các trang báo và tạp chí. Phải đến những năm 70 80 của thế kỷ trước, việc sử dụng chúng mới được phụ nữ phương Tây chấp nhận một cách nhiệt tình và ngày càng phát triển thành nhiều sản phẩm với nhiều chức năng, kiểu dáng khác nhau cho tới ngày nay.

    Các bạn đã sở hữu cho mình 1 chiếc máy rung chưa ?