Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho một chính sách ở các quốc gia được ban hành, bao gồm (i) chính sách mới hoàn toàn - mà trước đó chưa từng có chính sách tương tự, và (ii) chính sách mới thay thế chính sách trước đó. Theo chúng tôi, đằng sau các quyết định cải tổ của chủ thể quản lý có thể ẩn chứa các nguyên nhân gồm:
1. Sự thay đổi từ phía Nhà nước
        Các nhà lý luận Mác-xít chỉ ra rằng Pháp luật là sự phản ánh ý chí của giai cấp thống trị, nhất là ở tính giai cấp của nó. Vì thế, sự thay đổi từ phía Nhà nước chắc chắn kéo theo sự thay đổi của các chính sách quản lý - vốn được cài cắm thông qua quy định của luật.
        Đó có thể là những biến động mang tính hệ thống, như sự xuất hiện của các kiểu Nhà nước mới sau các cuộc cách mạng mà đại diện tiêu biểu là các nhà nước dân chủ tư sản ở Châu Âu lục địa hay Nhà nước Xô viết ra đời sau cuộc Cách mạng tháng Mười. Một Nhà nước tư sản hẳn phải đề cao các quyền con người, tinh thần tự do, bình đẳng (ok trừ mấy thằng nigga) hơn nhà nước quân chủ với các bản Hiến pháp mẫu mực, hay Nhà nước Xô viết xã hội chủ nghĩa không thể nào giữ lại các chính sách tổ chức kinh tế của bè lũ tư sản bóc lột - ít nhất là loại bỏ dần trong giai đoạn quá độ.
        Đó cũng có thể là các thay đổi thường xuyên, theo định kì, âm thầm và có thể dự đoán, chẳng hạn như thay đổi Tổng thống Mỹ sau các cuộc bầu cử, mà thường thì chính sách của người thuộc đảng Dân chủ khó mà chung sống với người thuộc đảng Cộng hòa - như cách Trump thi hành một loạt hành động xô đổ những di sản của Obama và các đồng minh. Hoặc gần gũi hơn, là chính sách ở Việt Nam sau các Đại hội.
        Nhìn chung, sự thay đổi mang tính toàn diện hay thay đổi từ góc nhìn và tư duy quản lý của chủ thể lãnh đạo, quản lý đều có thể thổi những làn gió mới vào các chính sách. Việc xem xét nguyên nhân ra đời của chính sách với chủ thể ban hành nó, theo chúng tôi, có ý nghĩa to lớn cho các Nhà quản lý trong việc so sánh, đối chiếu mô hình.
        Ngoài ra, chúng tôi còn đề cập tới những thay đổi mang tính chất cấu trúc trong các thiết chế quản lý - mà đôi khi, mối quan hệ nhân quả của nó với việc ban hành chính sách là không rõ ràng. Chẳng hạn, việc một Bộ sáp nhập các Vụ/Cục với nhau có thể là kết quả của chiến lược tinh giản, hợp nhất công việc quản lý, lại cũng là nguyên nhân cho các chính sách về tuyển dụng hay đãi ngộ đặc biệt, phân công công tác và thẩm quyền đặc thù.
2. Nhu cầu quản lý từ các vấn đề xã hội
        Pháp luật được đặt ra là như một công cụ giải quyết các vấn đề trong xã hội, không chỉ cần bắt kịp các vấn đề chưa có luật, mà còn để dự liệu các vấn đề có khả năng diễn ra trong tương lai. Vì vậy, khi xã hội xuất hiện các vấn đề mới, hoặc bản thân một đối tượng quản lý có những thay đổi đến mức các chính sách cũ đã không còn đáp ứng kịp, thì yêu cầu phải ban hành chính sách mới được đặt ra.
        Xã hội mà chúng ta đang sống luôn vận động và phát triển, có khi một đối tượng mới xuất hiện, Nhà nước vừa kịp đặt ra hành lang pháp lý cho nó thì bản chất/đặc điểm của nó đã thay đổi cơ bản rồi. Do vậy, đây có thể coi là nhóm nguyên nhân quan trọng và thường xuyên nhất. Nhà quản lý muốn bảo đảm các quan hệ xã hội diễn ra dưới nền pháp quyền, có luật điều chỉnh, thì phải thực sự nắm được điều gì đang diễn ra trên thực tế.
        Sự xuất hiện của Covid-19 đã đặt ra một tình huống khẩn cấp mà ở đó nhiều chính sách mới xuất hiện, thay đổi, như một minh chứng rõ rệt về khả năng đáp ứng - điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
        Tuy nhiên, vì các quy luật vận động là tự nhiên, khách quan, nằm ngoài ý chí của con người (dù chúng ta dự liệu được), còn nhận thức thì có hạn, vì vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột giữa ý chí của Nhà nước với thực tế cần điều chỉnh. Một hành lang pháp lý có thể chưa tới, có thể lại quá chặt chẽ, có thể quá sớm đến mức bị hoài nghi, lại cũng có thể quá muộn. Nắm bắt kịp thời và tối ưu các quy trình lập pháp - lập quy là điều kiện tiên quyết bảo đảm mọi sự thay đổi của xã hội đều có pháp luật.
3. Nhóm nguyên nhân có yếu tố quốc tế
3.1. Việc đáp ứng điều kiện gia nhập các liên kết quốc tế
        Thế giới ngày càng phức tạp, các quốc gia xích lại ngày càng gần nhau hơn, hình thành nhiều hơn các liên kết quốc tế. Tuy vậy, trong một liên kết bao giờ cũng có các thành viên sáng lập - những người đặt ra luật chơi, hiện hữu, và những người đến sau - những kẻ phải đáp ứng được những điều kiện để hội nhập.
        Thông thường, các tổ chức quốc tế để ngỏ khả năng gia nhập cho các quốc gia ngoại khối, luôn đặt ra những tiêu chí cả hiện và "ngầm" để các quốc gia muốn gia nhập đáp ứng. Để trở thành thành viên của EU, các quốc gia Châu Âu lục địa tách ra từ Liên Xô cũ - sau khi Liên Xô sụp đổ đều phải trải qua một quá trình cải cách thể chế chính trị và kinh tế lâu dài. Các nhà nước tư sản mới từ bỏ quyền lực và quản lý ở nhiều lĩnh vực, nhường sân chơi lại cho tư nhân*, đổi mới tư duy tổ chức kinh tế,... Những năm 2000s-2006, Việt Nam cũng phải trải qua quá trình cải cách, hoàn thiện cơ chế khá phức tạp để đáp ứng các điều kiện trở thành thành viên WTO vào năm 2007.
3.2. Nghĩa vụ Nội luật hóa
        Nội luật hóa, hay còn được biết đến với một cái tên khác - chuyển hóa các quy định của điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia - là một trong những nghĩa vụ cơ bản của các quốc gia với tư cách là một chủ thể của luật quốc tế. Điều này xảy ra sau khi một quốc gia đã là thành viên của liên kết, có các cam kết với các thành viên khác trong liên kết và thường, việc nội luật hóa là một điều kiện tiên quyết để có thể áp dụng các cam kết của quốc gia mà không thể áp dụng các cam kết đó, hay những nội dung quốc gia công nhận một cách trực tiếp.
        Lấy ví dụ, công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa 1980 CIGS - những liềm đau hông lói thành nời - là một dạng điều ước quốc tế có thể áp dụng được trực tiếp, nhưng các cam kết của Việt Nam trong Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC lại đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải đặt ra các Nghị định, Bộ Tài chính phải đặt ra các Thông tư về Thuế, Bộ Công thương phải đặt ra các quy định về Xuất xứ, .... thì mới có thể áp dụn được. Việc Nội luật hóa không chỉ là một nghĩa vụ, nó còn thể hiện sự tận tâm, thiện chí của Quốc gia.
3.3. Xu hướng và kiến nghị quốc tế
        Xu hướng và kiến nghị quốc tế là những động lực vô hình thúc đẩy các quốc gia hành động, mà không rõ ràng về lợi ích như việc "chạy điều kiện" hay minh thị, bắt buộc như nghĩa vụ nội luật hóa. Nhìn chung, các xu hướng quốc tế thường xuất phát từ các nước phát triển, có trình độ con người cao, và lan đến các nước chưa/đang phát triển. Chẳng hạn, xu hướng về cập nhật các quyền con người, quy tắc quản trị công ty, ...
-----------------
        Tựu trung lại, có nhiều nguyên nhân dẫn tới một chính sách được ban hành, và đặt một quốc gia dưới hoàn cảnh ban hành chính sách mới. Các nhà quản lý cần luôn có sự sát sao với thực tiễn để nhận thức được (i) vào hoàn cảnh nào, ở đất nước cần có sự thay đổi chính sách? và (ii) trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, cần kết hợp đối chiếu, so sánh với các điều kiện nội tại của quốc gia để có những phương án vận dụng sáng tạo.
----------------
#Khoahocphaply #Lyluan