Triết học trong Taekwondo
Taekwondo có thể được xem xét, đánh giá dưới nhiều góc độ và là một chủ đề vô cùng rộng lớn từ khoa học, nghệ thuật, nguồn gốc, triết...
Taekwondo có thể được xem xét, đánh giá dưới nhiều góc độ và là một chủ đề vô cùng rộng lớn từ khoa học, nghệ thuật, nguồn gốc, triết lý (triết học), môn phái, kỹ thuật v.v... Ở đây, mình xin đưa ra hai góc độ nhìn nhận Taekwondo để từ đó nói sâu hơn về triết học trong đó.
- Võ thuật: Cần phân biệt với võ và võ thuật, võ đơn giản là Phương thức chiến đấu và chiến thắng trong khi võ thuật đã nâng lên tầm nghệ thuật trong chiến đấu đồng thời được xây dựng trên nền tảng triết học sâu sắc.
- Võ học: Xem xét kỹ thuật võ trên phương diện khoa học như vật lý, sinh học v.v...
Qua đây có thể thấy bài viết về Cú đấm 1 inch và Vô ảnh cước mình chỉ phân tích trên kỹ thuật và võ học. Mặc dù có đề cập đến triết lý tối giản của 2 đòn đánh nhưng nó mới chỉ là bề nổi của triết lý võ thuật của hai bộ môn này.
Về mặt võ học, các lý thuyết của Taekwondo được mô tả khá rõ và đem ra so sánh trong 2 bài viết trước.
Tuy nhiên, để tìm hiểu tính triết học trong Taekwondo thì cần phải nhìn nhận dưới góc độ võ thuật của môn phái. Taekwondo thấm đậm triết học phương Đông như âm dương, ngũ hành, bát quái v.v... và thuận theo tự nhiên. Sau đây, mình sẽ chỉ cụ thể triết học trong Taekwondo.
Trong kỹ thuật:
Nhìn vào kỹ thuật Taekwondo ta có thể thấy rất rõ triết lý âm dương trong từng động tác.
- Khi "âm" là thả lỏng cơ thể, chuẩn bị thay đổi trạng thái.
- Khi "dương" là sẵn sàng ra đòn.
- Khi ra đòn luôn luôn "cân bằng giữa âm và dương" (hiểu là trong âm có dương, trong dương có âm)
- Khi cân bằng không làm gì cả.
Thế lúc nào là âm, lúc nào là dương? Mình sẽ dùng đòn tay để mô tả phần này (đòn chân phức tạp hơn).
Hiểu đơn giản, bàn tay ngửa lên trời là dương, bàn tay úp xuống đất là âm.
Đây là nắm tay ở trạng thái âm, quay ngược lại là dương.
Trạng thái khi âm như sau:
Đây là tấn chuẩn bị (ông này đứng hơi xấu tý, 2 bàn chân không song song, mở chân rộng hơn vai).
Trạng thái dương đặc trưng nhất là:
Trung bình tấn, 2 bàn tay đều ngửa, sẵn sàng ra đòn.
Trạng thái cân bằng là không làm gì cả, không sẵn sàng tấn công hay chuyển cơ thể sang trạng thái để tấn công, điển hình chính là động tác nghỉ, lúc này 2 tay chắp sau thắt đai, không hướng lên cũng không hướng xuống.
Khi tấn công hoặc phòng thủ, triết lý âm dương được thể hiện thế nào? Đây, nó đây:
Tay đấm là âm, tay ở hông là dương, cơ thể luôn cân bằng. Hoặc động tác đỡ:
một tay âm, 1 tay dương. Ở động tác đỡ này, tay đỡ dài ra không thể ngửa lên được.
Sẽ tồn tại các động tác hai tay cùng ngửa, cùng úp khi tấn công tuy nhiên, lúc này triết lý âm dương sẽ được thể hiện ở chân, hướng di chuyển của đòn đánh (từ trong ra ngoài- từ ngoài vào trong, từ dưới lên- từ trên xuống, trái - phải) hoặc là 1 đòn kép (1 tay tấn công, 1 tay phòng thủ) v.v...
Thậm chí việc mọi động tác, bài quyền đều bắt đầu với chân/tay trái cũng mang hàm ý âm dương trong đó.
Kỹ thuật của Taekwondo được xây dựng như chữ tượng hình vậy, Taekwondo có gì thì chúng ta có thể tìm thấy hình ảnh đó trong tự nhiên vd như tấn mô phỏng gấu, rắn, hạc v.v..., kỹ thuật tay mô phỏng hoa sen, rắn, kỹ thuật chân mô phỏng ngựa v.v.....
Trong hệ thống quyền:
Taekwondo có tất cả 25 bài quyền, trong đó có 8 bài quyền thái cực được xây dựng trên triết lý 8 cung bát quái, 9 bài quyền cao cấp (có tên riêng, mình vẫn gọi là bài số 9 đến bài số 17) mô tả thế giới và 8 bài quyền bát quái (8 bài này mình chưa được tập, tính triết học của nó vô cùng cao). Ngoài ra còn 1 bài quyền tứ trụ thể hiện vạn vật luân hồi nhưng tâm luôn vững vàng.
Bản thân tên bài quyền đã thấy triết học rồi. Nhưng khi đi quyền, chỉ sai, lệch một động tác, thậm chí là một nhịp khi ra đòn chúng ta cũng thấy gò bó, trái tự nhiên trong động tác.
Kết lại, võ thuật nói chung và Taekwondo nói riêng là một môn nghệ thuật, khoa học ẩn chứa triết lý sâu xa mà dù tập cả đời cũng chưa chắc hiểu rõ. Nhưng cứ tập, cứ tìm hiểu để những giá trị này không bao giờ mất đi.
p/s: Không liên quan lắm nhưng có ông nào đi tập võ cùng tôi không?
/khoa-hoc-cong-nghe
- Hot nhất
- Mới nhất