Nguồn:
Chính phủ Hoa Kỳ luôn tiên phong trong các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và y tế nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Chúng tôi đang nhanh chóng huy động các nguồn lực cần thiết để xử lý các tình hình trong và ngoài nước. Là một phần trong cam kết lâu dài và hữu nghị của Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) sẽ cung cấp các khoản hỗ trợ ban đầu trị giá gần 274 triệu đô la cho hoạt động nhân đạo và ứng phó với tình huống khẩn cấp tại các quốc gia bị ảnh hưởng. Khoản hỗ trợ này riêng biệt với các hỗ trợ mà chúng tôi dành cho các tổ chức toàn cầu như WHO và UNICEF.
Con số trên bao gồm gần 100 triệu đô la dành cho các hoạt động y tế từ Quỹ Dự Trữ Y Tế Khẩn Cấp Toàn Cầu của USAID và 110 triệu đô la viện trợ nhân đạo cho tổ chức Hỗ Trợ Thiên Tai Quốc Tế của USAID, nhằm giúp đỡ 64 quốc gia có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ trận đại dịch này. Cục Dân Số, Người Tị Nạn và Di Cư của bộ Ngoại giao, Cơ quan Tị nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR) sẽ nhận được 64 triệu đô la nhằm hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương trên thế giới trong trường hợp khủng hoảng nhân đạo xảy ra.
Các cơ quan từ chính phủ Hoa Kỳ đang hợp tác với nhau để tối ưu các khoản hỗ trợ dựa trên sự phối hợp đồng bộ và khả năng tác động lâu dài. Trong gói hỗ trợ mới này, Hoa Kì sẽ cung cấp các gói cụ thể như sau:


Châu Phi

Angola: 570.000 đô la nhằm giúp tuyên truyền thông tin về nguy cơ, cải thiện hệ thống nước và vệ sinh, phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh cho các cơ sở y tế quan trọng ở Angola. Số tiền này nằm ngoài khoản đầu tư dài hạn của Hoa Kỳ vào Angola bao gồm 613 triệu đô la hỗ trợ y tế và tổng số 1,48 tỷ đô la đầu tư quốc gia trong 20 năm qua.
Burkina Faso: Gần 2,1 triệu đô la viện trợ y tế và nhân đạo sẽ dành cho các hoạt động tuyên truyền thông tin về nguy cơ, cải thiện hệ thống nước và vệ sinh, phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, nâng cao ý thức cộng đồng v.v. Trong 20 năm qua, Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 222 triệu đô la vào y tế và tổng cộng hơn 2,4 tỷ đô la vào Burkina Faso.
Cameroon: 1,4 triệu đô la nhằm giúp tăng cường hoạt động kiểm soát dịch bệnh tại những cơ sở y tế quan trọng, nâng cấp phòng nghiên cứu và hệ thống y tế công cộng, nâng cao ý thức cộng đồng. Hỗ trợ này nằm ngoài khoản viện trợ trị giá 390 triệu đô la trong lĩnh vực y tế và hơn 960 triệu đô la đầu tư quốc gia mà Hoa Kỳ dành cho Cameroon trong 20 năm qua. 
Cote d’Ivoire: 1,6 triệu đô la hỗ trợ để giúp chính phủ chuẩn bị hệ thống cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia kỹ thuật chuẩn bị và ứng phó với dịch bệnh, tuyên truyền thông tin về nguy cơ v.v. Trong 20 năm qua, Hoa Kỳ đã đầu tư gần 1,2 tỷ đô la vào sức khỏe Côte d’Ivoire, và hơn 2,1 tỷ đô la phát triển dài hạn và các mục đích khác.
Ethiopia: 1,85 triệu đô la để hỗ trợ COVID-19 sẽ hướng tới các hoạt động tuyên truyền thông tin về nguy cơ, cải thiện hệ thống nước và vệ sinh, phòng chống lây lan và các biện pháp phối hợp. Hỗ trợ này đi cùng gói đầu tư dài hạn của Hoa Kỳ vào Ethiopia, bao gồm gần 4 tỷ đô la trong việc hỗ trợ y tế và hơn 13 tỷ đô la tổng viện trợ trong 20 năm qua.
Kenya: 1 triệu đô la hỗ trợ y tế sẽ tăng cường các hoạt động tuyên truyền thông tin về rủi ro, chuẩn bị mạng lưới truyền thông và phương tiện y tế cho trường hợp khẩn cấp đồng thời hỗ trợ thông tin y tế cho truyền thông, hệ thống y tế và cộng đồng. Khoản hỗ trợ khẩn cấp này nằm ngoài khoản đầu tư dài hạn của Hoa Kỳ vào Kenya, bao gồm 6,7 tỷ đô la trong việc hỗ trợ y tế và hơn 11,7 tỷ đô la tổng viện trợ trong 20 năm qua.
Mozambique: 2,8 triệu đô la hỗ trợ khẩn cấp sẽ giúp tăng cường các hoạt động tuyên truyền thông tin về rủi ro, cải thiện hệ thống nước và vệ sinh, tăng cường các hoạt động phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh trong các cơ sở y tế quan trọng ở Mozambique. Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 3,8 tỷ đô la trong việc hỗ trợ y tế và gần 6 tỷ đô la đầu tư phát triển tại đây trong 20 năm qua.
Nigeria: Hơn 7 triệu đô la hỗ trợ y tế và hoạt động nhân đạo sẽ hướng tới các tuyên truyền thông tin về nguy cơ, cải thiện hệ thống nước và vệ sinh, phòng chống lây lan và các biện pháp phối hợp. Hỗ trợ đặc biệt này đi cùng với hơn 5,2 tỷ đô la hỗ trợ y tế và hơn 8,1 tỷ đô la tổng viện trợ mà Hoa Kỳ dành cho Nigeria trong 20 năm qua 
Rwanda: 1 triệu đô la giúp các nỗ lực giám sát và khoanh vùng cách ly nhằm đáp ứng với COVID-19. Gói hỗ trợ này đi cùng với các đầu tư dài hạn của Hoa Kỳ vào Rwanda, bao gồm hơn 1,5 tỷ đô la cho y tế và hơn 2,6 tỷ đô la tổng viện trợ trong 20 năm qua.
Senegal: 1,9 triệu đô la hỗ trợ y tế sẽ hướng tới việc tuyên truyền thông tin về nguy cơ, cải thiện hệ thống nước và vệ sinh, phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, nâng cao ý thức y tế công cộng, v.v. Tại Senegal, Hoa Kỳ đã đầu tư gần 880 triệu đô la vào y tế và gần 2,8 tỷ đô la tổng viện trợ trong 20 năm qua.
Nam Phi: 2,77 triệu đô la để chống lại COVID-19 sẽ hỗ trợ tuyên truyền thông tin về nguy cơ, cải thiện hệ thống nước và vệ sinh, phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, nâng cao ý thức y tế công cộng, v.v. Hỗ trợ này là phần tiếp theo của hơn 6 tỷ đô la đầu tư vào y tế và hơn 8 tỷ đô la tổng viện trợ của Hoa Kỳ cho Nam Phi trong 20 năm qua.
Tanzania: 1 triệu đô la hỗ trợ y tế sẽ hỗ trợ tuyên truyền thông tin về nguy cơ, cải thiện hệ thống nước và vệ sinh, phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, nâng cao ý thức y tế công cộng, v.v. Hoa Kỳ đã đầu tư gần 4,9 tỷ đô la vào y tế và tổng cộng hơn 7,5 tỷ đô la viện trợ cho Tanzania trong 20 năm qua.
Zambia: 1,87 triệu đô la hỗ trợ y tế sẽ hỗ trợ tuyên truyền thông tin về nguy cơ, cải thiện hệ thống nước và vệ sinh, phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, nâng cao ý thức y tế công cộng , v.v. Hỗ trợ mới này là phần tiếp theo của hơn 3,9 tỷ đô la hỗ trợ y tế và gần 4,9 tỷ đô la tổng viện trợ của Hoa Kỳ dành cho Zambia trong 20 năm qua.
Zimbabwe: 470.000 đô la hỗ trợ sẽ giúp chính phủ chuẩn bị cơ sở y tế để để xét nghiệm quy mô lớn, hỗ trợ tìm và cách ly các ca nghi nhiễm và thực hiện các biện pháp y tế công cộng tại các điểm nhập cảnh. Hoa Kỳ đã đầu tư vào Zimbabwe gần 1,2 tỷ đô la cho y tế và gần 3 tỷ đô la tổng đầu tư trong 20 năm qua.
Ngoài các hỗ trợ kể trên, Hoa Kỳ còn hỗ trợ cho Cộng hòa Trung Phi (3 triệu đô la), Cộng hòa Dân chủ Congo (6 triệu đô la), Somalia (7 triệu đô la), Nam Sudan (8 triệu đô la) và Sudan (8 triệu đô la). Khoản hỗ trợ này tập trung vào cách dịch vụ liên quan đến sức khỏe công cộng, cải thiện hệ thống nước sạch và vệ sinh. Hoa Kỳ có một lịch sử lâu dài và hữu nghị khi đầu tư vào y tế và phúc lợi cho công dân các quốc gia này. 20 năm qua Hoa Kỳ đã đầu tư: 4,5 triệu đô la cho y tế và tổng cộng 822,6 triệu đô la cho Cộng Hoà Trung Phi; gần 1,6 tỷ đô la cho y tế và tổng cộng 6,5 tỷ đô la cho Cộng hòa Dân chủ Congo; gần 30 triệu đô la cho y tế và tổng cộng 5,3 tỷ đô la cho Somalia; hơn 405 triệu đô la cho y tế và tổng số gần 6,4 tỷ đô la cho Nam Sudan; và hơn 3 triệu đô la cho y tế và tổng cộng hơn 1,6 tỷ đô la cho Sudan.

Châu Âu và Âu - Á

Albania: 700.000 đô la nhằm chuẩn bị hệ thống cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền về các mối nguy cơ, v.v. Trong 20 năm qua, Hoa Kỳ đã đầu tư cho Albania hơn 51,8 triệu đô la hỗ trợ y tế và tổng cộng hơn 693 triệu đô la tổng viện trợ.
Armenia: 1,1 triệu đô la hỗ trợ nhằm nâng cấp hệ thống cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền về các mối nguy cơ, v.v. Hoa Kỳ đã đầu tư gần 106 triệu đô la hỗ trợ y tế và tổng cộng 1,57 tỷ đô la cho Armenia trong 20 năm qua.
Azerbaijan: 1,7 triệu đô la hỗ trợ sẽ giúp Azerbaijan chuẩn bị cho cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền về các mối nguy cơ, v.v. Trong 20 năm qua, Hoa Kỳ đã đầu tư gần 41 triệu đô la vào các hoạt động y tế ở Azerbaijan và hơn 890 triệu đô la tổng viện trợ.
Belarus: 1,3 triệu đô la tài trợ nhằm chuẩn bị hệ thống cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền về các mối nguy cơ, v.v. Khoản hỗ trợ mới này tiếp bước các các khoản hỗ trợ khác của Hoa Kỳ vào Belarus, trong đó gần 1,5 triệu đô la chỉ riêng cho y tế và hơn 301 triệu đô la tổng viện trợ của Hoa Kỳ trong 20 năm qua.
Bosnia và Herzegovina: 1,2 triệu đô la hỗ trợ nhằm cải tạo hệ thống cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền về các mối nguy cơ, v.v. Hoa Kỳ đã đầu tư 200.000 đô la hỗ trợ y tế và hơn 1,1 tỷ đô la trong tổng đầu tư cho Bosnia và Herzegovina trong 20 năm qua.
Georgia: 1,1 triệu đô la hỗ trợ sẽ giúp chuẩn bị hệ thống cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền về các mối nguy cơ, v.v. Hoa Kỳ đã hỗ trợ gần 139 triệu đô la cho các hoạt động y tế và hơn 3,6 tỷ đô la tổng viện trợ cho Georgia trong 20 năm qua.
Kosovo: 1,1 triệu đô la hỗ trợ sẽ giúp Kosovo chuẩn bị hệ thống cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền về các mối nguy cơ, v.v. Khoản hỗ trợ này nhằm giúp Kosovo đối phó với COVID-19 nằm ngoài các khoản hỗ trợ dài hạn của Hoa Kỳ vào Kosovo bao gồm hơn 10 triệu đô la hỗ trợ y tế và gần 773 triệu đô la tổng đầu tư trong 20 năm qua.
Moldova: 1,2 triệu đô la hỗ trợ sẽ giúp Moldova nâng cấp hệ thống cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền về các mối nguy cơ, v.v. Khoản hỗ trợ để đối phó với COVID-19 là bước tiếp theo trong các khoản đầu tư của Hoa Kỳ vào Moldova trong 20 năm qua, với gần 42 triệu đô la hỗ trợ y tế và hơn 1 tỷ đô la tổng viện trợ.
Bắc Macedonia: 1,1 triệu đô la hỗ trợ nhằm chuẩn bị cho cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền về các mối nguy cơ, v.v. Trong 20 năm qua, Hoa Kỳ đã đầu tư gần 11,5 triệu đô la vào y tế và hơn 738 triệu đô la tổng viện trợ cho Bắc Macedonia.
Serbia: 1,2 triệu đô la hỗ trợ sẽ giúp Serbia nâng cấp hệ thống cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền về các mối nguy cơ, v.v. Hoa Kỳ đã đầu tư gần 5,4 triệu đô la vào lĩnh vực y tế và hơn 1 tỷ đô la tổng viện trợ dành cho Serbia trong 20 năm qua.
Ukraine: Hơn 1,2 triệu đô la gồm các hỗ trợ y tế và hoạt động nhân đạo sẽ giúp Ukraine nâng cấp hệ thống y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền về các mối nguy cơ, v.v. Hoa Kỳ đã hỗ trợ các hoạt động y tế dài hạn tại Ukraine trong 20 năm qua với tổng trị giá gần 362 triệu đô la và tổng viện trợ gần 5 tỷ đô la trong cùng khoảng thời gian.
Uzbekistan: Khoảng 848.000 đô la sẽ giúp Uzbekistan chuẩn bị hệ thống cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền về các mối nguy cơ, v.v. Khoản hỗ trợ mới này được dựa trên các hoạt động hỗ trợ y tế sẵn có của Hoa Kỳ ở Uzbekistan trong 20 năm qua, với hơn 122 triệu đô la trong lĩnh vực y tế và hơn 962 triệu đô la tổng đầu tư. 

Châu Á

Afghanistan: Khoảng 5 triệu đô la nhằm hỗ trợ phát hiện và điều trị COVID-19 cho những người tản cư. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng đã viện trợ 10 triệu đô la bằng hiện vật cho quỹ Ứng phó khẩn cấp của Liên hợp quốc (WHO) để đối phó với COVID-19. Hỗ trợ này sẽ bao gồm giám sát y tế công cộng, nâng cấp hệ thống cơ sở y tế phòng thí nghiệm, nhân diện nguy cơ lây nhiễm, phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm, tuyên truyền cộng đồng và hỗ trợ kỹ thuật cho Chính phủ Afghanistan.
Bangladesh: 3,4 triệu đô la hỗ trợ y tế sẽ giúp cho các hoạt động nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng. Các hỗ trợ này tiếp nối hơn 1 tỷ đô la hỗ trợ y tế trong tổng số gần 4 tỷ đô la viện trợ của Hoa Kỳ dành cho Bangladesh trong 20 năm qua.
Myanmar: Khoảng 3,8 triệu đô la hỗ trợ y tế và các hoạt động nhân đạo sẽ dành cho việc cải thiện hệ thống cung cấp nước sạch và vệ sinh, quản lý nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giám sát hệ thống y tế công cộng và các biện pháp cần thiết. Sự trợ giúp này tiếp nối các đầu tư dài hạn của Hoa Kỳ vào Miến Điện, bao gồm hơn 176 triệu đô la cho y tế và hơn 1,3 tỷ đô la tổng đầu tư trong 20 năm qua.
Campuchia: Khoảng 2 triệu đô la hỗ trợ sẽ giúp Campuchia nâng cấp hệ thống cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, v.v. Hoa Kỳ đã đầu tư dài hạn vào Campuchia, với hơn 730 triệu đô la trong lĩnh vực y tế và hơn 1,6 tỷ đô la tổng đầu tư trong 20 năm qua.
Ấn Độ: 2,9 triệu đô la hỗ trợ sẽ giúp Ấn Độ cải thiện hệ thống cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, v.v. Khoản tiền này được đề xuất dựa trên nền tảng của hơn 1,4 tỷ đô la tiền hỗ trợ y tế trong tổng số 2,8 tỷ đô la mà Mỹ viện trợ cho Ấn Độ trong 20 năm qua.
Indonesia: 2,3 triệu đô la viện trợ nhằm chuẩn bị cho cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, v.v. Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 1 tỷ đô la trong lĩnh vực y tế và hơn 5 tỷ đô la tổng viện trợ cho Indonesia trong 20 năm qua.
Kazakhstan: Hơn 800.000 đô la hỗ trợ y tế sẽ giúp Kazakhstan chuẩn bị hệ thống cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền cộng đồng về nguy cơ lây bệnh v.v. Khoản hỗ trợ mới được xây dựng dựa trên các khoản đầu tư của Hoa Kỳ vào Kazakhstan với hơn 86 triệu đô la trong lĩnh vực y tế và hơn 2 tỷ đô la tổng đầu tư trong 20 năm qua.
Kyrgyzstan: Khoảng 883.000 đô la hỗ trợ y tế nhằm chuẩn bị cho hệ thống cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền cộng đồng về nguy cơ lây bệnh, v.v. Hoa Kỳ đã hỗ trợ hơn 120 triệu đô la trong các hoạt động y tế và gần 1,2 tỷ đô la tổng viện trợ cho Kyrgyzstan trong 20 năm qua.
Lào: Gần 2 triệu đô la hỗ trợ y tế sẽ giúp chính phủ Lào cải thiện các cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, v.v. Hoa Kỳ đã hỗ trợ cho Lào 92 triệu đô la trong lĩnh vực y tế và tổng viện trợ hơn 349 triệu đô la trong 20 năm qua.
Mông Cổ: Gần 1,2 triệu đô la hỗ trợ y tế sẽ giúp chính phủ Mông Cổ nâng cấp các cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, v.v. Hoa Kỳ đã viện trợ gần 106 triệu đô la trong lĩnh vực y tế và hơn 1 tỷ đô la tổng viện trợ cho Mông Cổ trong 20 năm qua.
Nepal: 1,8 triệu đô la hỗ trợ nhằm hoàn thiện các cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, v.v. Trong 20 năm qua, đầu tư của Hoa Kỳ vào Nepal bao gồm hơn 603 triệu đô la trong lĩnh vực y tế và hơn 2 tỷ đô tổng viện trợ. 
Papua New Guinea: 1,2 triệu đô la cho Papua New Guinea để giúp chính phủ chuẩn bị các cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền cộng đồng về nguy cơ lây bệnh, phòng ngừa và kiểm soát lây lan, v.v. Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 52 triệu đô la riêng trong lĩnh vực y tế ở Papua New Guinea và tổng đầu tư gần 90 triệu đô la trong 20 năm qua.
Quần đảo Thái Bình Dương: 2,3 triệu đô la viện trợ nhằm chuẩn bị cho các cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền cộng đồng về nguy cơ lây bệnh, phòng ngừa và kiểm soát lây lan, v.v. Trong thập kỷ qua, Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 620 triệu đô la nhằm hỗ trợ y tế cho Quần đảo Thái Bình Dương. Trong 20 năm qua, Hoa Kỳ đã đầu tư tổng cộng hơn 5,21 tỷ đô la cho Quần đảo Thái Bình Dương.
Pakistan: 1 triệu đô la hỗ trợ sẽ giúp chính phủ Pakistan tăng cường hệ thống giám sát và chuẩn bị cho cộng đồng nhằm xác định các ổ dịch tiềm ẩn. Để củng cố kế hoạch đối phó với COVID-19, Hoa Kỳ đã chuyển hơn 1 triệu đô la từ các nguồn khác nhằm đào tạo các tổ chức cung cấp dịch vụ sức khỏe và các nhu cầu thiết yếu khác ở Pakistan. Đầu tư dài hạn của Hoa Kỳ vào Pakistan bao gồm hơn 1,1 tỷ đô la cho riêng lĩnh vực y tế và hơn 18,4 tỷ đô la tổng đầu tư trong 20 năm qua.
Philippines: Gần 4 triệu đô la hỗ trợ sẽ giúp chính phủ Philippines chuẩn bị cho các cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền cộng đồng về nguy cơ lây bệnh, phòng ngừa và kiểm soát lây lan, v.v. Hoa Kỳ đã đầu tư vào Philippines hơn 582 triệu đô la trong lĩnh vực y tế và gần 4,5 tỷ đô la tổng viện trợ trong 20 năm qua.
Sri Lanka: 1,3 triệu đô la nhằm cải thiện các cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền cộng đồng về nguy cơ lây bệnh, phòng ngừa và kiểm soát lây lan, v.v. Trong 20 năm qua, đầu tư của Hoa Kỳ vào Sri Lanka bao gồm hơn 26 triệu đô la trong lĩnh vực y tế và tổng viện trợ hơn 1 tỷ đô la.
Tajikistan: Khoảng 866.000 đô la hỗ trợ sẽ giúp chính phủ Tajikistan cải thiện các cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền cộng đồng về nguy cơ lây bệnh, phòng ngừa và kiểm soát lây lan, v.v. Hỗ trợ này được xây dựng dựa trên các khoản đầu tư của Hoa Kỳ trị giá gần 125 triệu đô la trong lĩnh vực y tế và hơn 1 tỷ đô la tổng đầu tư vào Tajikistan trong 20 năm qua.
Thái Lan: Khoảng 1,2 triệu đô la hỗ trợ nhằm chuẩn bị cho các cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền cộng đồng về nguy cơ lây bệnh, phòng ngừa và kiểm soát lây lan, v.v. Khoản hỗ trợ mới này được xây dựng dựa trên các khoản hỗ trợ dài hạn của Hoa Kỳ dành cho Thái Lan, bao gồm hơn 213 triệu đô la trong lĩnh vực y tế và hơn 1 tỷ đô la tổng viện trợ trong 20 năm qua.
Turkmenistan: Một khoản viện trợ trị giá 920.000 đô la đã sẵn sang để giúp chính phủ Turkmenistan cải thiện các cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền cộng đồng về nguy cơ lây bệnh, phòng ngừa và kiểm soát lây lan, v.v. Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 21,5 triệu đô la trong lĩnh vực y tế và hơn 207 triệu đô la tổng đầu tư vào Turkmenistan trong 20 năm qua.
Đông Timor: 1,1 triệu đô la hỗ trợ sẽ giúp chính phủ Đông Timor nâng cấp các cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền cộng đồng về nguy cơ lây bệnh, phòng ngừa và kiểm soát lây lan, v.v. Hoa Kỳ đã đầu tư gần 70 triệu đô la vào trong lĩnh vực y tế và hơn 542 triệu đô la tổng viện trợ dành cho Đông Timor trong 20 năm qua.
Việt Nam: Gần 3 triệu đô la hỗ trợ sẽ giúp chính phủ Việt Nam chuẩn bị cho các cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền cộng đồng về nguy cơ lây bệnh, phòng ngừa và kiểm soát lây lan, v.v. Trong 20 năm qua, Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 706 triệu đô la trong lĩnh vực y tế và hơn 1,8 tỷ đô la tổng viện trợ cho Việt Nam.
Hỗ trợ cho khu vực châu Á: 1,6 triệu đô la hỗ trợ y tế sẽ giúp các chính phủ trong khu vực cải thiện các cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ lây nhiễm và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền cộng đồng về nguy cơ lây bệnh, phòng ngừa và kiểm soát lây lan, v.v. Hoa Kỳ đã hỗ trợ hơn 226 triệu đô la trong lĩnh vực y tế cho toàn khu vực bên cạnh việc hỗ trợ từng quốc gia, và hỗ trợ tổng cộng gần 3 tỷ đô la cho việc phát triển và các hoạt động khác trong khu vực suốt 20 năm qua.

Mỹ Latinh và khu vực Caribe

Jamaica: 700.000 đô la sẽ hỗ trợ các nỗ lực tuyên truyền thông tin về nguy cơ, cải thiện hệ thống nước và vệ sinh, phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, xử lý các ca nhiễm COVID-19, cải thiện cơ sở y tế và theo dõi quá trình lây lan của virus. Khoản hỗ trợ này được xây dựng dựa trên các khoản đầu tư của Hoa Kỳ trị giá gần 87 triệu đô la trong lĩnh vực y tế và tổng đầu tư 619 triệu đô la dành cho Jamaica trong 20 năm qua. 
Paraguay: 1,3 triệu đô la để hỗ trợ chính phủ Paraguay tuyên truyền thông tin về nguy cơ, cải thiện hệ thống nước và vệ sinh, phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, xử lý các ca nhiễm COVID-19, cải thiện cơ sở y tế và theo dõi quá trình lây lan của virus. Sự đầu tư của Hoa Kỳ vào Paraguay bao gồm hơn 42 triệu đô la cho lĩnh vực y tế và tổng số tiền hơn 456 triệu đô la trong 20 năm qua.
Haiti: 2,2 triệu đô la hỗ trợ sẽ giúp chính phủ Haiti tuyên truyền thông tin về nguy cơ, cải thiện hệ thống nước và vệ sinh, phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, cải thiện hệ thống y tế v.v. Hoa Kỳ đã đầu tư 1,8 tỷ đô la vào y tế ở Haiti và gần 6,7 tỷ đô la tổng viện trợ trong 20 năm qua.
Khu vực Caribe: 1,7 triệu đô la sẽ giúp các chính phủ trong khu vực tuyên truyền thông tin về nguy cơ, cải thiện hệ thống nước và vệ sinh, phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, xử lý các ca nhiễm COVID-19, nâng cao chất lượng y tế hạ tầng và theo dõi quá trình lây lan của virus. Trong nhiều thập kỷ Hoa Kỳ đã đầu tư chiến lược của vào khu vực này với hơn 236 triệu đô la trong lĩnh vực y tế và tổng đầu tư 840 triệu đô la trong 20 năm qua.
Ngoài ra, các hoạt động nhân đạo đang diễn ra ở Colombia(8,5 triệu đô la) và Venezuela(9 triệu đô la) để giám sát sự lây lan của vi-rút, cung cấp nước sạch và các điều kiện vệ sinh, xử lý các ca nhiễm COVID-19, v.v. Tại Colombia, Hoa Kỳ đã đầu tư khoảng 32,5 triệu đô la cho y tế trong 20 năm qua và gần 12 tỷ đô la tổng đầu tư trong cùng khung thời gian đó. Tại Venezuela, trong 20 năm qua Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 1,3 triệu đô la trong việc hỗ trợ y tế trực tiếp và hơn 278 triệu đô la hỗ trợ dài hạn.

Trung Đông và Bắc Phi

Morocco: 670,000 đô la hỗ trợ cho chính phủ Morocco cải thiện các cơ sở y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền cộng đồng về nguy cơ lây bệnh, v.v. Khoản hỗ trợ này được xây dựng dựa trên các khoản đầu tư dài hạn của Hoa Kỳ vào Morocco, bao gồm 64,5 triệu đô la cho y tế và hơn 2,6 tỷ đô la tổng viện trợ trong 20 năm qua.
Tunisia: 700.000 đô la nhằm chuẩn bị cho hệ thống y tế, nhận diện nguy cơ và tăng cường hệ thống giám sát y tế công cộng, hỗ trợ các chuyên gia để chuẩn bị và ứng phó, nâng cao tuyên truyền cộng đồng về nguy cơ lây bệnh, phòng ngừa và kiểm soát lây lan, v.v. Hoa Kỳ đã đầu tư trực tiếp hơn 7 triệu đô la trong lĩnh y tế và hơn 1,3 tỷ đô la tổng viện trợ cho Tunisia trong 20 năm qua.
Iraq: Hơn 15,5 triệu đô la gồm các hỗ trợ y tế và hoạt động nhân đạo sẽ giúp chính phủ Iraq cải thiện hệ thống y tế, hỗ trợ các trường hợp y tế khẩn cấp và cách khu y tế tại các điểm nhập cảnh, tăng cường kiểm tra và giám sát các trường hợp nghi nhiễm v.v. Khoản hỗ trợ này được xây dựng dựa trên sự đầu tư dài hạn của Hoa Kỳ vào Iraq, bao gồm gần 4 tỷ đô la cho riêng lĩnh vực y tế và hơn 70 tỷ đô la tổng viện trợ trong 20 năm qua.
Các hoạt động hỗ trợ đang được tiến hành ở Libya (6 triệu đô la) và Syria(16,8 triệu đô la). Khoản hỗ trợ này nối tiếp các khoản đầu tư của Hoa Kỳ vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ và phát triển tổng thể ở cả hai quốc gia. Trong 20 năm qua, Hoa Kỳ đã đầu tư tổng cộng hơn 715 triệu đô la cho Libya và hơn 6,1 tỷ đô la cho Syria.

Các tổ chức và cơ quan của Liên Hợp Quốc

- 24,3 triệu đô la trong các dự án khu vực và toàn cầu thông qua các tổ chức quốc tế như WHO và UNICEF.
- 64 triệu đô la cho Cao Uỷ Liên Hợp Quốc về người tị nạn của nằm trong Kế Hoạch Ứng Phó COVID-19 Toàn Cầu của Liên hợp quốc nhằm giải quyết các thách thức do COVID-19 gây ra ở người tị nạn và các cộng đồng đang phải đối mặt với khủng hoảng trên khắp châu Phi, châu Á, Trung Đông và Nam Mỹ.
Các khoản hỗ trợ của Hoa Kỳ theo Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu, bao gồm cả những khoản hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho các quốc gia khác trong cuộc khủng hoảng này, được đề ra để bảo vệ công chúng Hoa Kỳ bằng cách giảm thiểu sự lây lan của bệnh dịch ở các quốc gia bị ảnh hưởng và đưa ra các biện pháp cần thiết ở cấp độ địa phương và toàn cầu nhằm đối phó kịp thời với các diễn biến dịch bệnh. 
Các khoản hỗ trợ này được thiết lập dựa trên vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong công cuộc viện trợ nhân đạo và hỗ trợ y tế toàn cầu. Hỗ trợ này là một phần trong kế hoạch phản ứng toàn cầu của chính phủ Hoa Kỳ trải dài trên nhiều cơ quan và tổ chức, bao gồmTrung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Kể từ năm 2009, dân chúng Hoa Kỳ, thông qua thuế vụ, đã hào phóng tài trợ hơn 100 tỷ đô la hỗ trợ y tế và gần 70 tỷ đô la viện trợ nhân đạo trên toàn cầu. Đất nước chúng tôi liên tục là nhà hỗ trợ y tế và viện trợ nhân đạo lớn nhất cho các nỗ lực phát triển lâu dài, nâng cao năng lực hợp tác đa quốc gia, và luôn sẵn sàng đối mặt với những vấn đề tiềm ẩn. Nhứng khoản tài trợ này đã cứu sống, bảo vệ những cộng đồng dễ bị tổn thương, xây dựng hệ thống y tế và thúc đẩy sự ổn định của các dân tộc và quốc gia trên thế giới.