Hiểu đơn giản về “Âm Dương” và những liên hệ gần gũi trong cuộc sống !
Nêu ra định nghĩa mới mẽ về "Âm Dương" qua góc nhìn đơn giản và dễ hiểu nhất.
Loạt bài: "Hành Trình Tâm Thức"
- Âm Dương là gì ?
Theo Wikipedia: “Âm dương (chữ Hán 陰陽 bính âm: yīn yáng) là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ.
Từ rất xa xưa ở cái thời mà Trung Quốc còn chưa hình thành các triều đại đầu tiên thì một vị (chưa rõ thần hay người) là Phục Hy là người đầu tiên tìm ra khái niệm về “Âm Dương” và đưa vào sách Kinh Dịch. Phục Hy là nhân vật có thật hay giả tưởng không ai biết nhưng Kinh Dịch lại là cuốn sách rất phổ biến và hiện diện xuyên suốt qua các triều đại của Việt Nam lẫn Trung Quốc từ rất sớm. Cho đến hiện tại được các nhà Phong Thủy từ Đông sang Tây vận dụng như một cách dự đoán tương lai hoặc quy luật sắp xếp mang lại may mắn.
- Qua quá trình tìm hiểu người viết muốn tổng hợp mang đến cái nhìn đơn giản và dễ hiểu nhất về khái niệm “Âm Dương”. Hiểu một cách đơn giản “Âm” và “Dương” đại diện cho các cặp đối lập trong cuộc sống như: Lạnh-Nóng, Nam-Nữ, Xấu-Tốt, Chẵn-Lẻ, Đêm-Ngày,… Khi phân “Âm Dương” cho các nhân tố, sự vật, sự việc,… ta dựa vào đặc tính của nó:
+ Âm: Lạnh, bên ngoài, mềm, cũ, nhẹ, suy tàn, cái chết, thụ động, đứng
yên, ly tâm lực.
+ Dương: Nóng, bên trong, cứng, mới, nặng, tăng trưởng, sự sống, chủ động, chuyển động, cầu tâm lực.
+ Dương: Nóng, bên trong, cứng, mới, nặng, tăng trưởng, sự sống, chủ động, chuyển động, cầu tâm lực.
- Tuy hoàn toàn khác biệt nhưng lại không thể thiếu nhau khi “Âm”
và “Dương” phối hợp với nhau theo tỷ lệ bất định thì sinh ra vạn vật. Từ cái những vật chất nhỏ như nguyên tử (Hạt nhân ở trung tâm mang điện tích “Dương” được bao quanh bởi các electron mang điện tích “Âm”), một phân tử nước cũng được cũng được cấu tạo từ 1 nguyên tử Oxi (mang tính chất “Âm” do có độ âm điện cao, nặng) và 2 nguyên tử Hydro (có cực tính dương, nhẹ). Giống như những ngôi nhà lâu không có người ở (VD: biệt thự hoang ở Đà Lạt) tính chất của “Âm” là đứng yên, không di chuyển thì những vật lâu ngày không sử dụng từ từ bị oxi hóa (Oxi mang tính chất “Âm”) thì dần dần sinh ra năng lượng có tính “Âm” nên chúng ta vào những căn nhà đó sẽ có cảm giác ớn lạnh, khó chịu, không thoải mái và những câu chuyện tâm linh cũng từ đó mà xuất hiện. Liên hệ đến con người chúng ta một người có tính chất nghiên về xu hướng “Âm” nhiều hơn là người mang năng lượng có tần số thấp thường sẽ có những biểu hiện: Thường lo lắng, sợ sệt, dễ tức giận, suy nghĩ tiêu cực, thụ động,... Còn những người có tính chất nghiên về xu hướng “Dương” nhiều hơn mang năng lượng có tần số cao sẽ có nhưng biểu hiện ngược lại: Lạc quan, dũng cảm, suy nghĩ tích cực, quyết đoán, tự tin,… Nên mới có người thành công, kẻ thất bại. Để không gây hiểu lầm mình giải thích thêm là không có bất cứ vật chất hay kể cả con người hoàn toàn là "Âm" hay hoàn toàn là "Dương" chỉ là năng lượng của người hay vật được mang ra xem xét nghiên về bên nào nhiều hơn thôi và càng nghiên về "Âm" hoặc "Dương" nhiều thì càng có nhiều biểu hiện mang tính chất của bên đó.
- Tại sao những người mang xu hướng năng lượng “Âm” dễ thất bại ? Chiếu theo quy luật “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” là những gì cùng tần số thì thu hút nhau người mang năng lượng càng “Âm” thì sẽ càng thu hút nhiều đặc tính “Âm” vì cùng tần số kể cả bạn bè thì cũng thường là những người có cùng tần số năng lượng “Âm” giống mình nên thường đưa ra những quyết định sai lầm, khó thành công. Ngược lại những người mang năng lượng càng “Dương” thì càng dễ thành công, do có những quyết định và sự lựa chọn thường có tỷ lệ chính xác cao. Vậy đối chiếu quy luật “Âm Dương” muốn thay đổi vận mệnh bản thân thì chỉ cần thay đổi năng lượng từ “Âm” sang “Dương”.
- Một bài viết khó nói hết nếu bạn nào cảm thấy đồng tình với quan điểm, kiến thức của mình đưa ra hãy tiếp tục ủng hộ và theo dõi bài viết tiếp theo cách hiểu rõ bản thân để loại bỏ năng lượng "Âm" và bồi dưỡng năng lượng "Dương" nhé, bài viết chỉ là góc nhìn cá nhân được tổng hợp qua nghiên cứu tìm hiểu từ nhiều nguồn có thể còn thiếu sót xin được lắng nghe mọi ý kiến đóng góp chân thành của mọi người !
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất