Hãy bước đi trong đôi giày của người khác - Quản lý sự phiến diện của bản thân để bắt đầu thấu hiểu và yêu thương.
Đã bao giờ bạn nghĩ rằng ai đó lập dị chưa? Bạn đã bao giờ vì sự khác biệt của người khác với mình mà trở nên lạnh lùng, khó chịu, cáu kỉnh, tức giận, hận thù hay chưa? Tôi đã từng trải qua hết thảy tất cả cảm xúc nghi kỵ bên trên.
“Bạn sẽ không bao giờ biết được một người có đến khi bạn bước đi trong đôi giày của anh ta”.
Đã bao giờ bạn nghĩ rằng ai đó lập dị chưa? Bạn đã bao giờ vì sự khác biệt của người khác với mình mà trở nên lạnh lùng, khó chịu, cáu kỉnh, tức giận, hận thù hay chưa? Tôi đã từng trải qua hết thảy tất cả cảm xúc nghi kỵ bên trên.
Triết gia Herbert Spencer đã nói rằng: “Hầu hết chúng ta đều chống lại thành kiến, nhưng ai cũng có thành kiến”.
Chúng ta luôn nghĩ rằng mình không có cái nhìn phiến diện với người khác, tin rằng định kiến chỉ bén rễ trong não và trái tim của những kẻ ngu ngốc và độc ác. Thế nhưng mỗi người chúng ta ít nhiều đều có định kiến.
Trong cuốn sách Giết chết con chim nhại có một câu chuyện thế này. Vào giai đoạn đại suy thoái tại Mỹ, trong thị trấn lúc bây giờ dấy lên tin về sự việc một chàng trai da đen tên là Tom bị buộc tội cưỡng hiếp cô gái da trắng Mayella. Luật sư da trắng Atticus quyết định đứng ra bào chữa cho Tom mặc cho sự khinh miệt của dân làng và đồng thời lúc ấy các con của ông đều bị bạn bè phỉ báng rằng: “Kẻ yêu bọn mọi đen”. Tại phiên tòa, ông Atticus đã đưa ra những bằng chứng rõ ràng, cho thấy nguyên cáo, cô Mayella và bố cô, ông Bob đã nói dối, sự thực là cô Mayella đã tìm cách mồi chài Tom và bị bắt quả tang. Mặc dù vậy, bất chấp mọi chứng cứ đều chỉ ra rằng Tom vô tội, bồi thẩm đoàn gồm toàn người da trắng vẫn kết tội anh. Anh Tom tội nghiệp tìm cách chạy trốn khỏi nhà tù nên bị bắn chết.
Sau câu chuyện trên, ta có thể thấy được định kiến phân biệt chủng tộc giai đoạn ấy lớn đến nhường nào, vì rõ ràng Tom bị bồi thẩm đoàn kết án chỉ vì anh là người da đen. Cũng như con chim nhại, loài chim “chẳng làm gì ngoài chuyện hót cho chúng ta nghe bằng cả trái tim của nó”. Thực tế, việc chim nhại nhái giọng của các loài chim khác là cách chúng ngụy trang để kiếm ăn và sinh tồn. Vì vậy, giết nó là tội lỗi và định kiến sinh ra trong ta cũng là một dạng tội lỗi như vậy.
Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng, định kiến là những suy nghĩ đã ẩn sâu trong tư duy của chúng ta. Và nó được tạo ra và ảnh hưởng bởi chính gia đình, người thân, trường học và môi trường sống. Trong cuốn sách Năng đoạn kim cương, tác giả đã chỉ ra rằng: “Thực chất định nghĩa về một người, sự việc và vật thường mang “tính rỗng” hoặc “trung tính”. Bản thân nó không có ý nghĩa cố định, nhưng mọi người thường gán lên đó những tính chất khác nhau. Chính sự đánh giá chủ quan của con người sẽ quyết định nó theo chiều hướng tốt hay xấu.
Khi không phán xét một cách dễ dàng thì bạn mới nhận ra mặt hạn hẹp trong suy nghĩ mà tôn trọng sự khác biệt.
Thử nghĩ xem nếu sự định kiến ấy được thay đổi một cách đúng đắn ngay từ đầu sẽ như thế nào?
Cũng là về việc sự khác biệt về màu da, nhưng câu chuyện này lại ở khía cạnh khác. Có hai mẹ con người da trắng bắt một chiếc taxi, tài xế là người Châu Phi, đứa trẻ mới hỏi mẹ rằng: “Mẹ ơi, tại sao chú tài xế lại có làn da khác chúng ta?” Người mẹ mới mỉm cười bảo rằng: “Chúa tạo ra những người có màu sắc khác nhau, để khiến thế giới muôn màu” người tài xế da đen sau khi nghe thấy điều này đã rất xúc động, lúc đến nơi, anh kiên quyết không nhận tiền của hai mẹ con, xúc động mà nói rằng: “Khi còn nhỏ, tôi đã từng hỏi mẹ tôi câu hỏi tương tự, nhưng mẹ tôi đã trả lời rằng, chúng ta da đen với số phận thấp kém, nếu mẹ tôi cũng trả lời như chị, thì hôm nay có lẽ tôi đã là một tôi khác rồi”. Đây là tác động của giáo dục đến với con người, nói một cách đơn giản nó quyết định suy nghĩ của một người và nói rộng hơn, nó sẽ quyết định sự thay đổi quỹ đạo của một đời người.
Vì thế, những lúc như thế này ta lại thấy được sức mạnh của giáo dục to lớn đến nhường nào. Tất cả sự méo mó trong cuộc đời này đều cần phải bắt đầu thay đổi từ giáo dục. Và sự giáo dục cao nhất dành cho tất cả chúng ta và con em chúng ta, đó chính là phải biết TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT. Đối với người trưởng thành, sự tu tập kỷ luật hàng đầu chính là phải quản lý được những điều phiến diện của chính mình.
Vậy chúng ta cần phải bảo vệ chim nhại dưới họng súng của định kiến bằng cách nào?
Quản lý sự phiến diện của bản thân - người có sự hiểu biết càng thấp thì càng thích chỉ trích người khác. Triết gia Tuân tử đã từng nói rằng: “Quân tử có tài có thể khoan dung những kẻ yếu kém. Người khôn ngoan có thể khoan dung kẻ ngu dốt. Người có học rộng có thể dung thứ những kẻ nông cạn. Người có lương tâm trong sạch có thể dung thứ những kẻ lòng dạ phức tạp” chỉ bằng cách tôn trọng và đón nhận sự khác biệt, chúng ta mới có thể sống tốt trong thế giới đầy định kiến này
Đọc sách cũng như hơi thở của con người: Đọc - một việc rất đơn giản nhưng lại có quá nhiều người ở đời sống hiện đại không thể duy trì và thực hiện được.
Triết gia Schopenhauer từng nói: “Trở ngại ngăn cản con người khám phá chân lý không phải là vẻ ngoài hão huyền của sự vật, cũng không phải khiếm khuyết về khả năng suy luận của con người, mà là những định kiến mà chúng ta đã tích lũy từ trước”. Vì thế hãy đọc thật nhiều, học hỏi thật nhiều, để mở rộng tầm nhìn của mình, để có thể sẵn sàng chấp nhận sự khác biệt, bằng một tâm hồn thanh thản, khi nội tâm bạn căng đầy, khi tư tưởng của bạn mở rộng, thì những người không vừa mắt, những việc bạn không vừa lòng sẽ ngày càng ít đi.
Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất