Nói đến chữa lành, phần lớn mọi người đều nghĩ đến các loại Thiền, Yoga, Journaling đầu tiên, chứ ít ai vụt lên trong đầu từ khoá "Sáng tạo" như một cách để giải quyết những vấn đề bên trong của mình.
Đối với một người nhen nhóm ý định đi sâu hơn vào con đường chữa lành, có thể sẽ cảm thấy khó gắn kết với Thiền tĩnh, Yoga hay Journaling một thời gian dài. Bởi hãy cùng nói thật: Thiền tĩnh, Yoga và Journal khá "chậm". Những bộ môn này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tĩnh tâm nhất định để có thể khiến ta cảm nhận được thay đổi rõ rệt.
Bản thân mình là người đã trải qua tất cả bộ môn này, nhưng phải đến tận sau khi 1 năm tập gym, mình mới bước vào Yoga. Và cũng phải sau 3-4 năm tập Yoga, mình mới thực sự sẵn sàng để Thiền tĩnh. Nhưng có một sự thú vị là sáng tạo luôn đồng hành với mình suốt quãng thời gian đó, nên chúng ta đi vào tìm hiểu sâu hơn nhé!

Gì thì gì, bàn đến góc độ khoa học trước

Sáng tạo đưa ta vào một trạng thái "In the zone" (Nếu ai đã từng xem Soul chắc sẽ biết nè). Đó là khi chúng ta thực sự chìm đắm bản thân vào một công việc mà không còn để ý được đến bất cứ điều gì xung quanh.
Nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi, đồng tác giả của nghiên cứu khoa học Tâm lý học tích cực, gọi trạng thái này là Giai đoạn chảy trôi (Flow State). Đây là một trạng thái cực kì thăng hoa và được cho là nấc cao nhất mà năng suất của một người có thể đạt được khi thực hiện một công việc nào đó. Thú vị hơn nữa, ở trong trạng thái này người ta cực kì thoải mái và tỉnh thức (mindful), từ đó đem lại những xúc cảm tích cực và cảm giác đạt được một điều gì đó.
Trong giai đoạn này, Dophamine, một loại hoocmon đồng thời là chất dẫn truyền thần kinh, được sản sinh mạnh mẽ. Nhờ loại hoá chất kì diệu này không chỉ khiến chúng ta cảm thấy tuyệt vời trong quá trình "In the Zone" mà còn gửi tín hiệu cho não khiến ta muốn tiếp tục làm điều đó lần sau.
Ngoài ra, nó cũng khiến chúng ta đối mặt với những chấn thương tâm lý và vượt qua chúng dễ dàng hơn.
*Fun Fact: Một người đang phê thuốc cũng được coi là đang ở trong 1 trạng thái "In the Zone" ngắn hạn đó! Trong chính giai đoạn này, một số dẫn truyền thần kinh tích cực tạm thời như Dophamine được tiết ra để khiến ta muốn có lần thử thứ 2.
Chính vì vậy, những loại đam mê sáng tạo như vẽ, nhảy hay thưởng thức những tác phẩm sáng tạo chất lượng thực sự là phương pháp hữu hiệu trước khi tìm hiểu sâu hơn vào quá trình chữa lành.
*Another fun fact: những hoạt động nghệ thuật, sáng tạo như thế này cũng có thể liệt vào nhóm thiền động
Cùng nghía qua một vài nghiên cứu về 2 phương thức sáng tạo mình cực kì thích nhé!

Nghệ thuật tạo hình

Nghệ thuật không phải là áp dụng những quy chuẩn của cái đẹp mà là những gì bản năng và bộ não có thể tạo nên vượt qua những quy chuẩn đó
By Pablo Picasso
Trong chữa lành, những hoạt động nghệ thuật như vẽ, làm gốm hay may vá là cách giao tiếp của nỗi đau với thế giới bên ngoài mà không một lời nói nào có thể diễn tả được
Trong những phương pháp này, mình thích bộ môn vẽ nhất (ở đây là ngắm tranh, và đôi khi là tập vẽ) bởi nó dễ làm và hiệu quả với mình nhất. Đây là 1 bức tranh dạo gần đây mình khá thích
"Tác phẩm nghệ thuật đôi lúc cũng giống như một ô cửa mà qua đó ta có thể nhìn vào bên trong thế giới nội tâm của người Nghệ sĩ, tận hưởng thứ ánh sáng ấm áp mà nó toả ra, góp phần vào việc nuôi dưỡng tâm hồn ta phát triển." - Mạnh Trần
Thật vậy, việc nhìn thấy một tác phẩm hợp ý nó cũng giống như cảm thấy được một người nào đó cũng đang có những tâm tư, nỗi đau, những khắc khoải băn khoăn như mình. Nó không chỉ khiến bản thân người tạo ra tác phẩm được bộc lộ cảm xúc, mà nó còn giúp chính những người thưởng thức tác phẩm trải nghiệm những xúc cảm rất riêng từ góc độ của họ.

Âm nhạc

Chắc chẳng cần nói nhiều, ai cũng biết những tác động tích cực của âm nhạc lên tâm trí của chúng ta. Công việc viết nhạc đòi hỏi sự tập trung rất cao để có thể hoà âm phối khí. Vì vậy, người viết nhạc rất dễ để chạm tới Flow state. Với việc nghe nhạc, mình thích nghe những ca sĩ sử dụng những loại nhạc cụ khác nhau, những âm thanh thuộc tần số chữa lành như 852Hz, 528Hz, 639Hz.
Đây là 1 playlist gần đây mình khá thích, bạn có thể tham khảo nha!
Mình nghe Playlist này mỗi khi muốn tập trung cao độ và cả những lúc chill nằm trên giường nhìn trần nhà :)))

Sáng tạo còn có thể làm hơn thế nữa

Sự sáng tạo đóng vai trò cốt yếu trong việc khiến xã hội ngày càng phát triển hơn. Bởi làm gì có sự cấp tiến nào không đến từ đổi mới chứ (dù theo hướng tiêu cực hay tích cực).
Dù ở bất kì ngành nghề nào, dù có khô khan như tài chính, kinh tế thì việc sáng tạo là điều cần thiết. Nó chỉ khác ở tính chất của việc sáng tạo mà thôi.
Một nghiên cứu năm 2010 của IBM (tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia) tại New York về 1500 CEO toàn cầu đã chỉ ra rằng những tập đoàn điều hướng thay đổi thành công nhất và cải tiến hơn là do người đứng đầu sáng tạo. Đối với họ, sự sáng tạo được cho là đặc trưng duy nhất và quan trọng nhất để điều hướng cả một tổng thể phức tạp giữa dữ liệu, công nghệ và những quy tắc căn bản. Và chính nghiên cứu cũng gợi ý rằng không chỉ các CEO mà cả tổ chức nên trở thành yếu tố sáng tạo tiềm năng. Vì vậy, chúng ta không nên bỏ qua yếu tố sáng tạo ở bất kì ngành nghề nào, hay ở bất kì việc gì ta đang làm.
Tuy nhiên, đối với bản thân mình, một người phải làm việc với sự sáng tạo thường xuyên, có những lúc sẽ dẫn đến tình trạng burn out. Một kinh nghiệm của mình trong những trường hợp này là lắng nghe và tôn trọng cơ thể của mình. Hãy tạm gác lại công việc sáng tạo của bản thân, chiêm ngưỡng những tác phẩm của người khác. Một buổi đi xem kịch? Ghé qua triển lãm? Hay đơn giản là ở nhà xem phim? Tất cả những điều đó sẽ giúp nguồn cảm hứng được nuôi dưỡng và không bao giờ cạn kiệt.
Mình chủ yếu định hướng bản thân cũng như phong cách viết xung quanh những vấn đề xã hội cũng như cung cấp một góc nhìn tích cực (hơi hướng chữa lành) về chúng.
Nếu bạn thấy hứng thú về mình hay cuộc sống muôn màu của mình, hãy đồng hành cùng mình qua IG @anhthu14920 nữa nha <3
Sending you love and light