Note33✤Book.41✤6/2021: HỘI TAM ĐIỂM(Illuminati) ở Việt Nam
21/6/2021 - Đọc 3 quyển sách có nội dung về Hội Tam Điểm 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 41 quyển 🕮 ✤1/ Sự Hiện Diện Của Thành...
21/6/2021 - Đọc 3 quyển sách có nội dung về Hội Tam Điểm 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 41 quyển 🕮✤1/ Sự Hiện Diện Của Thành Viên Tam Điểm Tại Việt Nam - Trần Thu Dung (NXB Hội Nhà Văn)✤✤2/ Sài Gòn Tản Văn - Hẻm Phố Thông Ra Thế Giới✤✤✤3/ Góc Nhìn Sử Việt - Nguyễn Văn Vĩnh - Nhất Tâm
Trụ sở Hội Tam Điểm xưa ở Sài Gòn và Hà Nội
Ít ai ngờ rằng tòa soạn báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh nằm tại góc đường Nguyễn Du - Huyền Trân Công Chúa từng là trụ sở Hội Tam Điểm - xây dựng theo kiến trúc cổ điển đầu thế kỷ XX. Nghe nói, hội viên khi ký tên thường chấm thêm ba chấm và mặt tiền trụ sở bao giờ cũng có khung hình tam giác. Do đó người Việt Nam gọi là Hội Tam Điểm. Trụ sở hội bài trí uy nghiêm như một thánh đường và mệnh danh là hội quán (loge). Năm 1868, những hội viên Tam Điểm người Pháp thành lập hội quán Đông phương Thức tỉnh (loge Le Réveil de lOrient) ở Sài Gòn Họ là những tay thực dân quân nhân và dân sự có lập trường chống Công giáo đối với các giáo sĩ. Đa số quan lại Pháp ở cấp bậc công sứ, thống sứ hay thống đốc hay toàn quyền thường là hội viên Tam Điểm (toàn quyền Paul Bert công khai theo Tam Điểm). Vô hình trung, cả nhà thờ Đức Bà lẫn hội quán Tam Điểm đều nhìn ra đường Nguyễn Du. Nhưng nhà thờ Đức Bà thì to lớn và luôn mở rộng cửa, còn hội quán Tam Điểm thì hội họp bí mật khép kín. Dư luận chung cho rằng âm mưu thực dân đế quốc, đều xuất phát từ hội quán Tam Điểm mà ra. Tuy nhiên, một số hội viên Tam Điểm cũng là hội viên Hội Nhân Quyền đã từng vận động, phóng thích cụ Phan Chu Trinh khỏi tù chung thân tại Côn Đảo. Hội Tam Điểm biết nhân nhượng khi cần. Có lẽ vì thế, đầu năm 1922, Bác Hồ xin gia nhập hội qua sự giới thiệu của điêu khắc gia Roger Boulanger, với phiếu lý lịch: “Nguyễn Ái Quấc sinh ngày 15-2-1895 (An Nam), tô chỉnh nhiếp ảnh, họa sĩ”. Từ năm 1925, hội bắt đầu thâu nhận hội viên bản xứ tại Việt Nam. Khởi đầu thế chiến thứ II (1939 - 1945), Đức xâm chiếm Pháp, Thống chế Pétain lên cầm quyền. Các hội kín như Tam Điểm hay có tính cách quốc tế như Cộng sản, đều bị cấm cách. Hội quán Đông Phương Thức Tỉnh ở Sài Gòn bị đóng cửa. Hội sở Tam Điểm ở đường Nguyễn Du được sử dụng cho công ích khác và nay là tòa soạn báo Công An TP.HCM. (Sài Gòn Tản Văn - Hẻm Phố Thông Ra Thế Giới)
HÀ NỘI
TS.Trần Thu Dung viết: "...Tình cờ tôi gặp anh Nguyễn Lân Bình, cháu nội của nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh, đã nhiệt tình đưa tôi đến đó. Anh Bình biết ngôi nhà này rất rõ vì ông cụ thân sinh ra anh đã chỉ cho anh nơi làm tang lễ cụ Nguyễn Văn Vĩnh. Ngôi nhà nằm ở số 107 đường Trần Hưng Đạo, ngay gần ga Hà Nội (trước gọi là ga Hàng Cỏ). Ngôi nhà này trước là trụ sở của chi hội Tam Điểm « Tình huynh đệ Bắc Kỳ » thành lập năm 1887. Thời Pháp thuộc, nước Pháp nổi tiếng là mênh mông thuộc địa. Sự vinh quang này gắn liền với thành công của hội Tam Điểm."
"Bây giờ ngôi nhà đã thuộc về Tổng cục đường sắt. Khi tôi đi qua, vào giữa trưa hè nắng chang chang, hàng rào trước ngôi nhà đầy chăn, vải bạt vắt, giăng chằng chịt. Các hàng quán lôi thôi lếch thếch chiếm hết khuôn viên xưa, hàng rào xung quanh biến mất. Ngôi nhà mốc meo và ẩm ướt dù trời Hà Nội đang mùa nóng kinh khủng. Nay ngôi nhà đã sập vì không được trùng tu. Rất tiếc nếu ngôi nhà này còn, Hà Nội sẽ còn một ngôi nhà nhân chứng cho một thời hoàng kim của Pháp và sẽ làm tôn thêm chiến thắng vinh quang của dân tộc Việt Nam. Đó là sự chiến thắng bằng tinh thần và sự thông minh tuyệt vời của người Việt. Một dân tộc nghèo, mọi phương tiện đều thô sơ, nhà tranh vách đất, gậy tầm vông nhưng đã đuổi được kẻ xâm lăng mạnh hơn cả ngàn lần, về mọi phương diện từ kỹ thuật xây nhà, vũ khí, máy bay, tàu thủy." (TS.Trần Thu Dung viết)
Sự Hiện Diện Của Thành Viên Tam Điểm Tại Việt Nam - Ts. Trần Thu Dung
Tam Điểm và Công giáo không đụng độ ở Việt Nam. Nhưng trong thâm tâm hai bên đều ganh tị về quyền lực và ảnh hưởng trong xã hội Đông Dương. Bên ngoài, vì lợi ích chung Tam Điểm tất yếu liên kết với những tín đồ Công giáo gốc Pháp ở Việt Nam. Để thành công trong việc truyền đạo Ki-tô ở Đông Dương, các nhà truyền giáo cũng phải dựa vào thế lực của hội Tam Điểm....
Trong suốt thời kỳ thuộc địa, nhiều thành viên Tam Điểm được giao trọng trách lớn ở Đông Dương. Thống kê danh sách các nhân vật Toàn quyền Đông Dương, rất nhiều người là thành viên Tam Điểm: số thành viên Tam Điểm lên tới 18 trong số 32 Toàn quyền Đông Dương. Toàn quyền Lanessan - người đã có công bình định Bắc kỳ cũng là một thành viên của Tam Điểm từng đóng vai trò thực hiện chính sách hợp tác Pháp - An Nam.
Trong suốt thời kỳ thuộc địa, nhiều thành viên Tam Điểm được giao trọng trách lớn ở Đông Dương. Thống kê danh sách các nhân vật Toàn quyền Đông Dương, rất nhiều người là thành viên Tam Điểm: số thành viên Tam Điểm lên tới 18 trong số 32 Toàn quyền Đông Dương. Toàn quyền Lanessan - người đã có công bình định Bắc kỳ cũng là một thành viên của Tam Điểm từng đóng vai trò thực hiện chính sách hợp tác Pháp - An Nam.
Nhiều sĩ quan, giáo chức và công chức Pháp cao cấp phục vụ tại Việt Nam là thành viên Tam Điểm. Hơn nữa, nhiều nhân vật quan trọng trong Bộ Thuộc địa là thành viên Tam Điểm, nên sự có mặt công khai của Tam Điểm ở Đông Dương là điều hiển nhiên để phô trương thế lực. Hội Tam Điểm, có thể nói, gắn chặt với sự phát triển thuộc địa Pháp và chính sách thực dân ở Đông Dương. Sự thắng lợi to lớn của việc khai thác thuộc địa đã đem lại cho họ lợi nhuận lớn và vị trí vững chắc trong xã hội thuộc địa. Họ là những chủ thầu, chủ kinh doanh khai thác trên các lĩnh vực kinh tế (tàu biển, thương thuyền, hải quan, đường sắt, đồn điền cao su, cà phê…).
"Hội Tam Điểm ban đầu chỉ hoàn toàn gồm những người Pháp - thành viên Tam Điểm đi tiên phong sang khai thác thuộc địa vì nhiều mục đích: vì công vụ và để làm giàu. Một lý do cơ bản về việc không chấp nhận người bản xứ chính là sự phân biệt chủng tộc ngấm ngầm bên trong đại đa số những người tự coi mình đi khai sáng văn minh. Cuối thế kỷ XIX, chế độ nô lệ chưa được xóa bỏ trên thế giới. Người da trắng luôn tự nhận họ là người thuộc tầng lớp trên đối với người da màu. Trường hợp gia đình Đỗ Hữu Vị là một điển hình. Đỗ Hữu Vị sinh ra trong một gia đình quan lại sớm thức thời gia nhập vào hàng ngũ dân Tây và ủng hộ nước Pháp thuộc địa. Đỗ Hữu Vị tốt nghiệp trường sĩ quan Saint-Cyr ở Pháp với hàm thiếu úy. Ông vinh dự là người Việt Nam đầu tiên đỗ bằng lái máy bay chiến đấu ở trường quân sự nổi tiếng tại Pháp. Tốt nghiệp sĩ quan, Đỗ Hữu Vị được tuyển mộ vào quân đoàn lính lê dương và từng được Toàn quyền Albert Sarraut mời vào làm nghiên cứu chủ đề không quân tại Đông Dương. Sau đó viên thiếu úy này trở lại Pháp tham gia chiến tranh chống Đức, bị thương hai lần nhưng vẫn xung trận và được thưởng Bắc đẩu bội tinh vì lòng dũng cảm hy sinh cho nước Pháp. Ngày 11/11/1920, các nhà chức trách thuộc địa Đông Dương họp bàn xây đài tưởng niệm những người lính hy sinh vì Tổ quốc Pháp!!! trong đại chiến thế giới thứ nhất ở Huế, Sài Gòn và Hà Nội. Các bậc sinh thành được vinh hạnh mời đến dự lễ tưởng niệm nhưng cha mẹ của Đỗ Hữu Vị không được mời. Không một người lính gốc Việt nào hy sinh vì Tổ quốc Pháp được khắc tên trên bảng vàng kỷ niệm. Toàn quyền Martial Merlin (1922- 1925) nhất định không thừa nhận công lao của những người lính gốc bản xứ đã hy sinh vì nước Pháp. Toàn quyền Merlin là một huynh đệ Tam Điểm mang tư tưởng phân biệt chủng tộc."
Nhìn chung, các hội Tam Điểm thành lập ở Đông Dương đều lấy biểu tượng chính là hình tam giác hay ngôi sao David để làm logo cho hội. Thành phần người Việt Nam tham gia chủ yếu là trí thức và một số điền chủ, tri huyện, thuộc thành phần khá giả và xuất sắc trong xã hội thời đó. Các trụ sở Tam Điểm thường có chạm trổ hình tam giác ở mặt tiền. Nhiều trí thức qua Pháp loay hoay đi tìm con đường đòi độc lập cho Tổ quốc cũng đã tìm đến hội Tam Điểm để tham gia như: Tạ Thu Thâu, Nguyễn Ái Quốc, Trịnh Đình Thảo, Dương Văn Giáo, BÙI QUANG CHIÊU, ĐỖ HỮU TRÍ, HOÀNG MINH GIÁM, NGUYỄN VĂN VĨNH, NGUYỄN THẾ TRUYỀN, NGUYỄN VĂN THINH, PHẠM HUY LỤC, PHAN VĂN TRƯỜNG, PHẠM NGỌC THẠCH, PHẠM QUỲNH, THẨM HOÀNG TÍN, TRẦN TRỌNG KIM, TRẦN VĂN LAI, VUA DUY TÂN.
"NGUYỄN ÁI QUỐC (1890-1969), vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập đến với Tam Điểm khi còn ở Pháp. Thẻ ghi rõ nghề nghiệp là Thợ sửa ảnh, cư trú tại ngõ Compoint, Paris, Quận 17. Hội Tam Điểm chỉ kết nạp những người giỏi, nổi tiếng, tại sao ở đây hội Tam Điểm lại kết nạp Nguyễn Ái Quốc - thợ sửa ảnh, phải chăng cái nghề đó chỉ là cái cớ che mắt mật thám Pháp để tạm thời kiếm sống và hoạt động? Hay hội Tam Điểm ở Pháp có lẽ đã tiên đoán được tương lai của người thợ sửa ảnh đang nung nấu bên trong ý chí và tư tưởng của người khao khát đòi giải phóng thuộc địa? Theo tư liệu khác của hội Tam Điểm, nhờ sự giới thiệu của ông Boulanger, Nguyễn Ái Quốc được kết nạp vào hội “Liên bang Thế giới” (La Pédération Universelle) thuộc Đại Đông Pháp vào năm 1922."
"Theo cuốn "Đạo Cao Đài và Victor Hugo" của Trần Thu Dung, khi khảo cứu về nguyên nhân phong thánh đại văn hào Victor Hugo, tác giả đã tìm thấy sự điều khiển ngầm của Tam Điểm bên trong việc thành lập đạo Cao Đài ở Việt Nam. Đạo ra đời trong thời gian ngắn, mọi quy tắc, triết lý và luật hành đạo rất quy củ. Louis Vidal, sĩ quan Pháp, thành viên Tam Điểm tại Đông Dương và Cha Pedro Martino, một giáo sĩ truyền đạo ở đảo Phú Quốc, chính là cố vấn quan trọng cho đạo Cao Đài. Đạo Cao Đài xuất phát từ việc cầu cơ và mọi chỉ thị đưa ra đều từ cầu cơ mang tính chất huyền bí như Tam Điểm.
Đạo Cao Đài chủ trương thế giới đại đồng không phân biệt chủng tộc, không phân biệt tôn giáo, đây chính là mục đích của hội Tam Điểm. Ngay lối vào nhà thờ của đạo Cao Đài trang trọng ghi “Dieu et Humanite - Amour et Jusstice” (Thượng đế và Nhân loại - Bác ái và Công bình), đó cũng chính là khẩu hiệu đề cao trong Tam Điểm, trong bức tranh tam thánh hoành tráng với chân dung ba vị Victor Hugo, Nguyễn Bình Khiêm và Tôn Dật Tiên vẽ trên tường ngay cổng vào nhà thờ. Đạo Cao Đài chính là khởi điểm của Tam Điểm bản địa. Hội Tam Điểm bắt buộc thành viên phải có lòng tin vào thế giới siêu hình, tức là thế giới tâm linh huyền bí. Chính vì thế đạo Cao Đài đã khởi xướng bằng những buổi cầu cơ để nhận những thông linh điệp đầu tiên và sau này luật của đạo cũng chỉ chấp nhận mọi chỉ thị từ các thông linh điệp qua các buổi cầu cơ."
Chính quyền bảo hộ cho xây một kim tự tháp và đặt tên là “Nóc nhà Đông Dương” trên Phanxipang, như một dấu ấn thành công vinh quang của hội Tam Điểm trên mọi mặt trận, ở Pháp cũng như ở thuộc địa và đánh dấu lãnh thổ thuộc địa. Tên “Nóc nhà Đông Dương” do người Pháp đặt ra nhằm khẳng định chủ quyền thuộc địa. Kim tự tháp xây trên đỉnh cao là biểu tượng thành công của hội Tam Điểm. Sau này khối đá đó đã khắc lại ngôi sao vàng, đánh dấu nền độc lập của Việt Nam, nhưng cái tên “Nóc nhà Đông Dương” vẫn còn được sử dụng đến ngày nay. Trước năm 1954, trên kim tự tháp có khắc compa và êke biểu tượng của hội Tam Điểm, sau này chính quyền Việt Nam đã làm một lớp xi măng khác phủ lên vết tích cũ thời Pháp thuộc.
Công lao đầu tiên của những thành viên Tam Điểm Việt Nam dễ thấy nhất là chủ trương dùng chữ Quốc ngữ viết báo để dễ đến được với đông đảo độc giả hơn, đồng thời cũng nhằm mục đích khuyến khích học chữ Quốc ngữ. Báo chí là cơ quan ngôn luận. Những thành viên Tam Điểm Việt Nam lợi dụng báo chí để viết bài diễn thuyết tranh luận về tự do và dân chủ. Họ đều mang trong mình tinh thần ái quốc mạnh mẽ. Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, những người ái quốc tụ với nhau, những thành viên Tam Điểm Việt Nam gặp nhau để bàn thế sự và tìm cách cứu nước. Ngay khi còn là du học sinh tại Pháp, nhiều sinh viên Việt Nam đã tham gia vào hội Tam Điểm và đảng Xã hội - những tổ chức tiến bộ thời đó. Thành viên Tam Điểm Việt Nam thạo tiếng Pháp hơn tiếng Việt, vì đại đa số theo học trường Tây từ nhỏ, nhiều người du học ở Pháp, nhưng vì lòng ái quốc, muốn nâng cao dân trí, họ đã cố gắng và tích cực viết báo bằng chữ Quốc ngữ, dịch sách văn chương triết học hay của Pháp ra chữ Quốc ngữ, tham gia dạy và giới thiệu truyền thống và văn hóa Việt Nam sang tiếng Pháp. Tiếng Việt ngày nay phát triển, nước Việt có chữ viết và ngôn ngữ ngữ riêng chính là nhờ một phần công lao của một số thành viên Tam Điểm Việt Nam đầu tiên.
"Đông Dương Tạp chí là tờ tuần báo đầu tiên bằng tiếng Việt tại Hà Nội do Nguyễn Văn Vĩnh đảm nhiệm. Việc ông Vĩnh tham gia phụ trách tờ báo này đánh dấu việc người Việt được Pháp tin tưởng; khi giao cho Nguyễn Văn Vĩnh, người Pháp cũng tin tưởng “ông Tây con” trung thành này. Dịch thuật phát triển nhanh để tuyên truyền tư tưởng dân chủ tự do của Pháp; cũng là hình thức nâng cao dân trí và khơi dậy tình yêu nước. Nguyễn Văn Vĩnh là người hăng hái dịch các sách văn học tiếng Pháp ra Quốc ngữ để bạn đọc Việt Nam biết được một phong cách văn chương mới và tư tưởng tự do trong văn học.
Công lao của các thành viên Tam Điểm trong lĩnh vực giáo dục phải kể đến giáo sư Lê Thước (1891-1976) và Đỗ Thận (7-1959). Lê Thước tốt nghiệp thủ khoa trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương khi ba mươi tuổi. Ông làm giáo sư Quốc học Vinh năm 1927, sau điều ra Hà Nội dạy ở Lycée Albert Sarraut. Nơi đây, ông tiếp xúc với Phạm Quỳnh và giới Tam Điểm trong hội “Khổng Phu Tử”. Ông từng làm việc ở nhà in của Nguyễn Văn Vĩnh. Ông được bổ hàm Tri phủ, Bố chính trong triều đình cũ. Lê Thước còn tham gia viết sách giáo khoa thời đó. Ông đã soạn cùng Nguyễn Hiệt Chi, cuốn giáo khoa Hán văn Tân giáo khoa thư, dành cho lớp Trung đẳng; in năm 1929 tại nhà in Lê Văn Tân. Ông là nhà giáo yêu nước, một người vừa học Hán vừa học Tây nên kiến thức uyên thâm. Ông có công trong việc nghiên cứu văn học cổ Việt Nam. Riêng Đỗ Thận từng làm chủ bút báo Khai hóa và tham gia viết báo. Ngoài ra, ông cũng tham gia dịch thuật, viết sách dạy tiếng Pháp, Chuyện cô bé Lọ Lem (Une version Annamite du Conte de Cendrillon) từng được ông dịch qua tiếng Việt.
Lợi dụng chính sách khai hóa của chính quyền “Tam Điểm”, một số trí thức Việt Nam yêu nước đã hăng say tham gia ủng hộ phổ cập chữ Quốc ngữ và nâng cao dân trí. Nếu dân trí không cao, việc giành độc lập không thể dễ dàng thực hiện. Những thành viên Tam Điểm thực dân thừa nhận việc khai sáng văn minh ở Đông Dương là kiểu “nuôi ong tay áo”, hay là “gậy ông lại đập lưng ông”. Việt Nam chính là nước thuộc địa đầu tiên giành được độc lập. Việc bảo tồn văn hóa dân tộc và tiếng nói là nhiệm vụ thiết yếu mà những thành viên Tam Điểm Việt Nam cùng nhiều trí thức tiến bộ thời đó đã thấu hiểu được. Họ lợi dụng được điểm mạnh của họ khi sinh hoạt trong hội Tam Điểm để đòi quyền tham gia diễn đàn trực tiếp, nắm được nhà in và báo chí như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phạm Huy Lục. Lòng ái quốc, thương dân của những thành viên Tam Điểm bộc lộ rất rõ qua các bài viết trên báo và những hoạt động xã hội của họ. Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc cũng là thể hiện lòng yêu nước. Một số nhà văn, nhà báo thành viên Tam Điểm đã giới thiệu văn học Việt Nam bằng tiếng Pháp để người Pháp hiểu và đừng coi thường nền văn hóa Á Đông. Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, phát triển ngôn ngữ dân tộc là công lao đáng kể của nhiều nhà văn, trí thức thời đó, trong đó có các thành viên Tam Điểm Việt Nam.
Nguyễn Văn Vĩnh - Nhất Tâm
"Sinh thời, Nguyễn Văn Vĩnh vốn là hội viên rất được quý mến của hội “Tam điểm” (Franc Maçonnerie). Bấy giờ, quan tài Nguyễn Văn Vĩnh được đưa vào quàn tại nhà hội quán ấy, số 107, phố Hàng Cỏ, gần khách sạn La Gare. Toàn thể ký giả Bắc Việt và hội viên hội Tam điểm đồng thay phiên nhau túc trực suốt từ chiều ngày 6-5 cho đến sáng ngày 8-5 là ngày cất đám.". "Đám tang rất lớn và vô cùng long trọng, kéo dài từ chiều ngày 6/5 đến trưa ngày 8/5/1936 tại ngôi nhà số 107, phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội (trụ sở của Hội Tam Điểm)".
"Trường hợp đặc biệt nhất thể hiện tài năng xuất chúng là Nguyễn Văn Vĩnh, ông xuất thân từ nhà nghèo, không đi du học Pháp, chỉ được mời sang triển lãm hội chợ Đông Dương (1908), ông được mời ở lại thêm hơn hai tháng nhằm mục đich kết nạp ông vào hội Tam Điểm, vượt qua một số quy chế ngặt nghèo của hội và những rào ngăn cản ở Đông Dương khi kết nạp người bản xứ. Lúc đó hội chưa kết nạp người Việt Nam tại bản địa."
"Ngay những thành viên Tam Điểm tiến bộ cũng không dám bênh vực và phản đối việc phân biệt đối xử với người bản xứ và từ chối không kết nạp những thành viên xuất sắc gốc An Nam. Trường hợp Ông Schneider và ông bạn luật sư người Pháp có tư tưởng tiến bộ là một điển hình. Hai ông đều là những thành viên Tam Điểm, họ rất coi trọng tài năng và quan hệ thân thiết với một số người bản xứ. Họ rất khâm phục tài năng của Nguyễn Văn Vĩnh, song chẳng ông nào dám giới thiệu. Chỉ nhân dịp một chuyến đi hội chợ triển lãm ở Pháp của Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh, họ mới mời ông lên Paris chơi và giới thiệu với mấy người bạn thuộc hội “Nhân quyền” Pháp. Nguyễn Văn Vĩnh được kết nạp vào hội trong thời gian ngắn ở Pháp, không cần qua thử thách sáu tháng, thậm chí cả năm để kết nạp như trong điều lệ. Điều này chứng tỏ tài năng xuất chúng của Nguyễn Văn Vĩnh và vai trò của hai nhân vật người Pháp này trong Tam Điểm ở Đông Dương trong việc bảo lãnh cho Nguyễn Văn Vĩnh. Hai vị hội viên Tam Điểm này buộc tìm cách kết nạp Nguyễn Vãn Vĩnh vào Tam Điểm để tạo nên mối dây ràng buộc vô hình huynh đệ và nuôi hy vọng sự cắm rễ vào lớp trí thức bản xứ thông qua tiếng tăm của Nguyễn Văn Vĩnh. Việc đưa Nguyễn Văn Vĩnh sang Pháp nhằm được kết nạp vào hội Tam Điểm để tránh phản ứng và mâu thuẫn của các huynh đệ Tam Điểm thực dân ở Đông Dương lúc bấy giờ." (Sự Hiện Diện Của Thành Viên Tam Điểm Tại Việt Nam - Trần Thu Dung)
Theo TS.Trần Thu Dung: "Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh là người bản xứ đầu tiên được kết nạp một cách đặc biệt vì tài năng xuất chúng. Thời đó những người thực dân Tam Điểm không muốn người bản xứ tham gia vì phân biệt chủng tộc. Hội Tam Điểm vốn đề cao « Tự do, bình đẳng, bác ái », nhưng lại chưa muốn áp dụng khẩu hiệu này với người bản xứ. Một số trí thức xuất sắc của Việt Nam thời đó đã biết đó là một hội tiến bộ, có thể dựa vào hội này để tim cách lôi kéo những người Pháp tiến bộ để đòi tự do bình đẳng cho người dân tộc, dần dần đòi độc lập bằng con đường hòa bình. Lo ngại những người trí thức Việt sẽ đòi « bình đẳng, giải phóng thuộc địa », các thành viên Tam Điểm thực dân từ chối việc kết nạp người bản xứ vào hội. Một số thành viên hội Tam điểm người Pháp tiến bộ đã tìm cách đưa Nguyễn Văn Vĩnh qua Pháp nhân dịp hội chợ thuộc địa, đã kết nạp ông tại Pháp - "Nguyễn Văn Vĩnh là người bản xứ đầu tiên được đưa sang Pháp để kết nạp..". Vì thế khi Nguyễn Văn Vĩnh mất lễ tang của ông đã được cử hành theo nghi lễ của hội Tam Điểm."
VỂ NGÔI NHÀ 107 TRẦN HƯNG ĐẠO – MỘT CÔNG TRÌNH VĂN HÓA THỜI PHÁP THUỘC BỊ SẬP ĐỔ
TRẦN THU DUNG HNVC: Trưa 22.9.2015, ngôi nhà số 107 đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội bông nhiên sập đổ khiến 2 người chết và nhiều người bị thương, nhiều nhà dân lân cận bị hư hại. Từ Paris, Tiến sĩ Trầ…hoingovanchuong.wordpress.com
TRẦN THU DUNG HNVC: Trưa 22.9.2015, ngôi nhà số 107 đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội bông nhiên sập đổ khiến 2 người chết và nhiều người bị thương, nhiều nhà dân lân cận bị hư hại. Từ Paris, Tiến sĩ Trầ…hoingovanchuong.wordpress.com
http://vanviet.info/tu-lieu/ve-ngi-nh-107-tran-hung-dao-mot-cng-trnh-van-ha-thoi-php-thuoc-bi-sap-do/
https://vietbooks.info/threads/hoi-tam-diem-nxb-sang-illuminati-2013-tran-thu-dung-293-trang.30526/
Hội Tam điểm và quyền lực trong bóng tối
Những ai đã từng đọc tiểu thuyết “Biểu tượng thất truyền” của nhà văn nổi tiếng Dan Brown thì khó mà quên được các chi tiết con số 13 và “con mắt Thông huyền” - những thứ tượng trưng cho hội kín Hội Tam điểm cùng những câu chuyện nhuốm màu kỳ bí.antg.cand.com.vn
Những ai đã từng đọc tiểu thuyết “Biểu tượng thất truyền” của nhà văn nổi tiếng Dan Brown thì khó mà quên được các chi tiết con số 13 và “con mắt Thông huyền” - những thứ tượng trưng cho hội kín Hội Tam điểm cùng những câu chuyện nhuốm màu kỳ bí.antg.cand.com.vn
Cuốn sách về Hội Tam Điểm ở Việt Nam: Phỏng vấn tác giả Trần Thu Dung
Cuốn sách về Hội Tam Điểm ở Việt Nam: Phỏng vấn tác giả Trần Thu Dung Lần đầu tiên một công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt về Hội Tam Điểm ở Việt Nam và những thành viên người Việt đầu tiên của hội này sắp được xuất bản tại Pháp vào khoảng đầu tháng … Continue reading "Cuốn sách về Hội Tam Điểm ở Việt Nam: Phỏng vấn tác giả Trần Thu Dung"nghiencuuquocte.org
Cuốn sách về Hội Tam Điểm ở Việt Nam: Phỏng vấn tác giả Trần Thu Dung Lần đầu tiên một công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt về Hội Tam Điểm ở Việt Nam và những thành viên người Việt đầu tiên của hội này sắp được xuất bản tại Pháp vào khoảng đầu tháng … Continue reading "Cuốn sách về Hội Tam Điểm ở Việt Nam: Phỏng vấn tác giả Trần Thu Dung"nghiencuuquocte.org
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất