Tiểu luận cá nhân - Vũ Tích (viết tháng 6/2021)

Kinh Quran

* Chương 26 Ash-Shu'ara (Các Thi Sĩ) - câu 183: “Hãy đo cho đủ và chớ làm cho người khác mất mát. Và hãy cân với một bàn cân đúng; và chớ lấy bớt vật dụng của người; và chớ phá rối và hành động thối nát trên trái đất.”
*Chương 2 Al-Baqara (Con Bò Cái Tơ) - câu 271 : “Nếu các ngươi công bố những vật bố thí, điều đó tốt thôi. Nhưng nếu các ngươi giấu kín chúng và trao tận tay người nghèo thì tốt hơn…”. 
    Hồi giáo ra đời ở bán đảo Ả rập vào đầu thế kỷ 7 sau Công nguyên, nơi của những vùng đất sa mạc, nóng cháy, khô cằn đầy cát vàng, rải rác trên diện tích một triệu dặm vuông nằm giữa châu Á và châu Phi. Đạo Hồi chỉ tôn thờ Thánh Allah Đấng Tối cao, Đấng Duy Nhất (tiếng Ả Rập: الله Allāh).
Pin on Disgraced Spectacle

Sự ra đời của Hồi giáo gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Mohammad, người có rất nhiều tên gọi khác nhau, nhiều giai thoại vẫn còn được tín đồ truyền tụng cho nhau nghe đến thời nay: người mặc khải, giáo chủ sáng lập Hồi giáo, nhà tiên tri, nhà truyền giáo, nhà quân sự kiệt xuất (dù chưa trải qua nơi đào tạo quân sự nào), nhà lãnh đạo bẩm sinh... Muhammad được tín đồ Hồi giáo vô cùng ngưỡng mộ, tôn vinh ông là là thiên sứ cuối cùng của Thiên Chúa và là Giáo chủ tối cao.
    Muhammad xuất thân từ một bộ lạc ở Mecca, mồ côi cha từ nhỏ, hào hiệp, hay bênh vực những người yếu thế. Theo truyền thuyết, năm Muhammad 40 tuổi, khi đang ở trong một hang động mà hiện nay đã trở thành Thánh tích. Muhammad chìm trong giấc mơ gặp một sứ giả của Thượng đế hiện ra truyền đạt thần dụ, khải thị cho ông chân lý từ Thượng đế. Không chỉ một lần, mà nhiều lần sau ông càng mơ và chiêm nghiệm nhiều giấc mơ huyền bí, Thiên thần Gabriel đã thì thầm vào tai ông những lời truyền dạy của Thượng đế, mà sau này trở thành Kinh Qur’an, Thánh Kinh quan trọng duy nhất của tín đồ theo đạo Hồi.
    Từ đó, Muhammad bắt đầu thực hiện sứ mạng của mình, ông đi truyền bá lời của Thượng Đế ở tại Mecca, tuy không biết đọc và viết nhưng bù lại ông được ban tặng khả năng thuyết phục, nói chuyện trời phú, có giai thoại kể rằng khi nghe ông giảng đạo mà nhiều người cảm thấy quên cả đói, nhiều người đi theo ông cũng vì lý tưởng mà ông theo đuổi. Thế nhưng ông lại vấp phải sự phản đối vô cùng mạnh mẽ của giới quý tộc Mecca và những người theo tín ngưỡng truyền thống, vì những giáo điều mà ông truyền giảng đi ngược lại tín ngưỡng của họ. Năm 615, Muhammad cùng khoảng vài trăm tín đồ Hồi giáo đã rời khỏi Mecca. Đến thành phố Medina, ngày nay thuộc Ả Rập Saudi, ông được các tín đồ đón tiếp nồng nhiệt, trở thành lãnh tụ của phần đông người dân thành phố này. Năm 622, Muhammad tuyên bố thành lập nên nhà nước Hồi giáo đầu tiên trong lịch sử, từ đó tiến hành các cuộc viễn chinh thống nhất các bộ lạc Ả Rập, đưa thế giới Hồi giáo do ông lập nên trở thành một chính thể hợp nhất.
    Sau khi Hồi giáo ra đời, cùng với việc xây dựng lực lượng, tôn giáo này phải trải qua thời kỳ đấu tranh quyết liệt, kết hợp những cuộc "thánh chiến" với những hoạt động chính trị và ngoại giao, cùng với bộ ba “thanh gươm - vó ngựa - kinh Qur'an”. Mohammad và những người Hồi giáo đã chinh phục được thành Mecca và truyền bá Hồi giáo đến vùng này. Mohammad cùng những người anh em Hồi giáo xây dựng Mecca thành "Thánh địa " – thánh địa trung tâm Hồi giáo cho tới ngày nay. Sau khi chinh phục thành Mecca, đội quân của ông tiếp tục mở rộng "thánh chiến" để mở rộng thế giới Hồi giáo. Từ năm 636, Hồi giáo bắt đầu những cuộc viễn chinh , mở đầu cho một thời kỳ truyền bá Hồi giáo sang các quốc gia khác. Cho đến thế kỷ 11, Hồi giáo trở thành một tôn giáo ảnh hưởng rộng lớn, thống soái các quốc gia dân tộc từ Địa Trung Hải đến Vịnh Ba Tư.
    Nhờ tài năng lãnh đạo xuất chúng của Muhammad và tinh thần của những người Ả rập, từ những bộ lạc du mục nhỏ ở vùng sa mạc đã trở thành một đế chế Hồi giáo thống nhất và hùng mạnh của lịch sử thời kỳ trung đại và đã trở thành một trong 3 tôn giáo lớn nhất, ảnh hưởng nhất của thế giới ngày nay, gây dựng nên nhiều đế chế ở nhiều vùng đất khác nhau. Hiện nay, Hồi giáo là tôn giáo có tín đồ đông nhất thế giới với hơn 1,5 tỷ người, có mặt ở hơn 100 quốc gia trên tất cả các châu lục. Indonesia là quốc gia có số lượng tín đồ theo hồi giáo đông nhất, với ước tính hơn 200 triệu người. Hiện nay trên thế giới chủ yếu có hai dòng Hồi giáo chính là Sunni và Shia.
Hình 1.3: Tỷ lệ tín đồ Hồi giáo trên thế giới (nguồn: Wikipedia)

    Hồi giáo truyền vào khu vực Đông Nam Á khá sớm, khoảng thế kỷ 12. Nếu so với các khu vực Hồi giáo khác trên thế giới, thì việc truyền bá Hồi giáo vào Đông Nam Á chủ yếu bằng con đường "hoà bình" qua những thương nhân Ả rập, Ấn Độ, Ba Tư. Thế kỷ đầu sau khi ra đời, Hồi giáo phát triển nhanh như vũ bão bằng chiến tranh. Tuy nhiên, khi chinh phục được Ấn Độ, đoàn quân Hồi giáo đã mệt mỏi, lại đứng trước biển cả mênh mông đã cản bước tiến quân các chiến binh Hồi giáo đến khu vực Đông Nam Á nên Hồi giáo đành phải truyền bá đến đây qua các thương nhân và các giáo sỹ. Chính sự du nhập và phát triển bằng con đường "hoà bình", lại từ nguồn Hồi giáo Ấn Độ đã dung hoà với văn hoá Ấn Độ nên Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á thường bị pha trộn với tín ngưỡng, phong tục tập quán địa phương. Điều này khác hẳn với những nơi Hồi giáo bành trướng bằng những cuộc chiến tranh chinh phục. Cũng như vậy Hồi giáo ở Việt Nam có liên hệ với văn hóa của người Chăm nên ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa Hồi giáo.
    Những năm cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, vùng Sài Gòn - Gia Định mở rộng giao lưu buôn bán với một số quốc gia phương tây, từ đó trở thành trung tâm buôn bán của Nam bộ. Các thương nhân đã thu nhận người Malaysia, Indonesia, Ấn Độ theo Hồi giáo. Tuy nhiên, cho mãi đến cuối thế kỷ 19 khi Nam bộ bị Pháp chiếm đóng, quá trình giao thương với bên ngoài ngày càng phát triển, là môi trường và điều kiện để cho người Malaysia và Indonesia nhập cư vào đất này đông hơn. Ngoài ra, trong khoảng thời gian Pháp thuộc, ở Gia Định cũng xuất hiện một bộ phận người Ấn Độ, Pakistan có tín ngưỡng Hồi giáo là những thương nhân làm nghề buôn bán tơ lụa, đồ gia vị cho những tiệm buôn, quán ăn. Đó là nguồn gốc hình thành cộng đồng cư dân ngoại lai theo Hồi giáo ở TP. Hồ Chí Minh cho tới ngày nay
    Đạo Islam khi truyền bá vào Việt Nam được gọi là đạo Hồi hay Hồi giáo. Trong những sách sử Trung Hoa xưa, đạo Islam được gọi là Hồi Hột giáo, vì khi nó được truyền vào Trung Hoa thông qua một bộ lạc thuộc dân tộc Hồi Hột, nên người Trung Hoa gọi Islam là đạo Hồi hoặc Hồi Hột giáo. 
    Còn theo tiến sĩ Putra Podam (hiện là giảng viên Đại học Tây Nguyên), đơn giản nguồn gốc ý nghĩa từ ”Hồi”回 (huí) có nghĩa hồi, hoàn, trở về,… theo âm Hán Việt hay Hán Nôm. Ở Việt nam Islam được ghi theo nghĩa Tiếng Việt để phù hợp với người Việt, nghĩa là Tiếng Việt gọi: Hồi giáo; và tiếng Quốc tế: Islam. (Tại sao Islam tiếng Việt gọi Hồi giáo?,Kauthara,  https://kauthara.org/article/275)
    Theo số liệu Tổng điều tra dân số 2019 của Tổng cục thống kê thì tính tới năm 2019, cả nước có hơn 70,000 tín đồ theo đạo Hồi, đứng thứ 6 trong cả nước, xếp sau Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh An Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận, có cả ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Phần lớn đa số và hầu hết người Chăm thuộc dân tộc có lượng tín đồ đông nhất trong cả nước. Một nhà nghiên cứu người Nhật Yasuko Yoshimoto đã thống kê số lượng tín đồ Hồi giáo ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở vùng phía Nam như An Giang, TPHCM, Tây Ninh và một vài tỉnh ở Nam Trung Bộ.
Các tỉnh có nhiều lượng tín đồ theo đạo Hồi sinh sống (nguồn:A Study of the Hồi giáo Religion in Vietnam: With a Reference to Islamic Religious Practices of Cham Bani Yasuko Yoshimoto)
Theo Danh mục các tổ chức Hồi giáo được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tính đến tháng 12/2020 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ (kèm theo Công văn số 6955/BNV-TGCP ngày tháng năm 2020 của Bộ Nội vụ), hiện nay có 7 tổ chức Hồi giáo được cấp phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam: 

- Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo TP.Hồ Chí Minh
- Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang
- Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận
- Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh Tây Ninh
- Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh Ninh Thuận
- Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Bình Thuận
- Ban Quản trị thánh đường Al noor Hà Nội


    Nhiều công trình nghiên cứu lịch sử, các nhà nghiên cứu khác nhau đều đưa ra những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Giả thuyết đầu tiên là có thể từ thế kỷ thứ 10, Hồi giáo đã được truyền vào đất Chiêm Thành, Vương quốc Chămpa cổ thông qua các thương nhân từ Trung Cận Đông đem vào, gây ảnh hưởng nhất định trong đời sống tâm linh người Chămpa. Nhưng theo sử liệu, thời kỳ đó Hồi giáo không phát triển ở vùng đất Chăm Pa, có lẽ vì lòng sùng tín thần thánh Bàlamôn giáo và Ấn giáo còn rất mạnh, tập tục, lễ nghi cùng chế độ mẫu hệ đã bén rễ ăn sâu, trở thành truyền thống trong xã hội Chămpa, trải qua hơn nghìn năm không dễ gì thay đổi. Vì vậy, ở Vương quốc Chămpa cổ vào khoảng trước thế kỷ 15 Hồi giáo chưa phải là tôn giáo chính thống của người Chăm.    
    Giả thuyết thứ hai thì cho rằng Hồi giáo được du nhập vào Việt Nam muộn hơn từ khoảng thế kỷ thứ 15 khi mà giao thương đường biển trong khu vực Đông Nam Á phát triển. Vậy nên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, con đường Hồi giáo du nhập vào Việt Nam không phải là đường bộ từ Trung Đông mang vào mà phải là đường biển từ các thương nhân và giáo sĩ, qua sự giao lưu tiếp xúc văn hóa, đặc biệt ở vùng đất Mã lai, Ấn Độ, khi mà các vương triều Hồi giáo đang cai trị ở đây. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đồng tình với luận điểm này vì cho rằng văn hóa Hồi giáo của người Chăm, đặc biệt là người Chăm Bàni giống với nền văn hóa Hồi giáo ở Mã lai hơn là ở vùng Trung đông, cái nôi của Hồi Giáo.
    Nhưng có thể khẳng định là vào khoảng thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ thứ 16 khi mà giao thương đường biển giữa các nước Đông Nam Á thì một bộ phận cư dân Chămpa đã tiếp xúc với người Malaysia, Indonesia... và đã bắt đầu tìm hiểu Hồi giáo ở các nước đó, nhiều người Chăm bỏ tôn giáo truyền thống (đạo Bàlamôn) để theo Hồi giáo. Những người Chăm khi tiếp thu được tôn giáo mới, họ quay về nước để truyền lại cho đồng bào mình. Từ đó Hồi giáo có chỗ đứng đáng kể trong cộng đồng cư dân Chămpa và chính thời điểm này sự giao hoà giữa đạo Islam và đạo Bàlamôn đã sản sinh ra một nhánh Hồi giáo mới của người Chăm, đó là “Chăm Bàni” tại miền Nam Trung bộ, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Theo Hội Đồng Sư Cả Hồi Giáo Bani tỉnh Bình Thuận thì : “Bani không phải là đạo mang tên Bani, mà Bani là tín đồ của Hồi giáo Champa cũng giống như tên quốc tế Muslim là tín đồ của Islam. Một số người tại Ninh Thuận, Bình Thuận thường hiểu lầm “Bani” là đạo tên Bani. “Chăm Bani” là người Chăm theo đạo Bani. Đây là cách Hiểu sai, Không đúng hay Không chính xác. Vì trên thế giới không có đạo nào tên Bani.”.
    Vậy nên Hồi giáo ở Việt Nam được chia làm hai dòng chính là Hồi giáo Chăm Islam, tập trung chủ yếu ở An Giang và các tỉnh phía nam. Dòng thứ hai là Hồi giáo Chăm Bani, tập trung nhiều ở vùng Nam trung bộ.
    
    Nhiều người đánh giá rằng, cộng đồng Hồi giáo ở phía Nam, người Chăm Islam là những tín đồ theo đạo Hồi nhiệt thành hơn cả, lý do là bởi vì họ không bị pha trộn và bị ảnh hưởng bởi truyền thống Ấn giáo như người Chăm Bani, được cắm rễ lâu đời bởi nền tảng văn hoá truyền thống Chămpa cổ.
   
Người Chăm Islam(nguồn vnexpress.net)
Văn hóa trang phục của cộng đồng người theo Hồi giáo ở Việt Nam
Trang phục của hai dòng Hồi giáo Chăm Islam và Hồi giáo Chăm Bani cũng rất khác nhau.Trang phục mặc phía trên của đàn ông Chăm Islam là áo, phía dưới là xà rông, ngoài ra họ còn phải đội mũ cả khi ra khỏi nhà lẫn khi ở trong nhà, mũ của người Chăm Islam giống với người Mã-lai cũng là đặc điểm dễ nhận biết nhất của người Hồi giáo, còn mũ của người Chăm Bàni thì khác hoàn toàn.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ VÀI ĐẶC ĐIỂM TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI CHĂM BÀNI (AWAL)  – Kỳ 2 – Blog về Champa và Chăm
Người Chăm Bani (nguồn chamblogger)

   
Trang phục phụ nữ Hồi giáo (nguồn: vietnamplus.vn)

Về trang phục phụ nữ thì theo giáo luật Islam, nữ giới phải choàng khăn che kín mặt và phủ cả hai tay, chỉ chừa đôi mắt; đặc biệt là phải che phần tóc. Song người Chăm Islam và cả ở người Chăm Bani đã linh động để người phụ nữ dễ dàng trong sinh hoạt hơn, họ không cần che kín mặt mà chỉ che mái tóc là được. Phụ nữ từ 15 tuổi trở lên bắt buộc phải choàng khăn, trẻ em dưới 15 tuổi có thể choàng hoặc không. Phổ biến vẫn là áo tay ngắn mặc với váy dài tới gót chân, bít tà. Khi có khách hay đi ra đường, họ mặc váy với áo dài tay và có chiếc khăn dài đội đầu hoặc vắt chéo qua cổ buông mối ra phía trước để che mặt. Điều đó cho thấy Hồi giáo ở Việt Nam qua quá trình tiếp thu đạo Hồi kết hợp nền văn hóa dân tộc đã không giáo điều, khắc khe đối với trang phục phụ nữ như một số nước Hồi giáo khác trên thế giới.
Lễ cưới của người Chăm ISLAM
Đám cưới người Chăm Islam(nguồn: truyenthongvaphattrien)
   
Đám cưới người Chăm Bani (nguồn:ttncvhc.ninhthuan.gov)

Lễ cưới của người Hồi giáo Chăm         Islam có phong tục, khi chú rể tới phòng, chú rể đến bên cô dâu lấy tay tháo cây trâm cài trên đầu đặt xuống giường, hành động tháo cây trâm có ý nghĩa là cây hoa này đã có chủ rồi. Sau đó, chú rể dùng ngón trỏ chỉ thẳng vào trán cô dâu, hành động này có hàm ý là: “Từ giờ em đã là vợ của anh rồi, phải biết nghe lời anh đấy nhé...”.

*CƠ SỞ THỜ TỰ VÀ KIẾN TRÚC

    Thánh đường của người Chăm Islam có dáng dấp kiến trúc như các Thánh đường Hồi giáo trên thế giới bởi nó tôn trọng những quy định về kiến trúc xây dựng thánh đường và cách bài trí bên trong. Có hai loại: Đại thánh đường (Masjid) và tiểu thánh đường (Surao). Đại thánh đường được xây dựng theo hướng Đông – Tây để khi quỳ lạy, tín đồ hướng về Thánh địa Mecca. Bên trong đại thánh đường vừa có hậu tẩm là nơi vị Imam đứng hướng dẫn tín đồ hành lễ, có cả nơi giảng giáo lý. Tiểu Thánh đường còn gọi là nhà nguyện, là nơi cầu nguyện và hội họp. Hiện nay số lượng thánh đường tập trung nhiều nhất ở An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh.
    Cách tổ chức của Hồi giáo khá giống với Công giáo. Người công giáo tổ chức thành giáo xứ, mỗi giáo xứ có nhà thờ để giáo dân tới hành lễ. Hồi giáo tổ chức thành từng “jum ah”, mỗi jum ah gồm một hoặc vài khu vực cư trú của tín đồ và có đại thánh đường (masjid) hoặc tiểu thánh đường (surao) để tới hành lễ. Jum ah đông tín đồ nhất ở TPHCM là Jum ah Tế Bần ở quận 8. Thánh đường của Jum ah này là thánh đường Jamia Al Anwar . Jum ah đông tín đồ thứ nhì nhưng có lẽ có thánh đường lớn nhất ở TPHCM là Jum ah Nancy ở phường Cầu Kho, quận 1. 
World Beautiful Mosques Pictures
Thánh đường Jamia Al Anwar quận 8
Phạm Hoài Nhân: Thánh đường Hồi giáo ở TP Hồ Chí Minh
Thánh đường Jamiul Islamiyah (459 Trần Hưng Đạo, quận 1, xây năm 1950)











    Ngoài ra không có bất cứ hình ảnh nào về Thượng đế hay các vị Thánh, cũng không có những bức tượng điều khắc như nhiều tôn giáo khác, đặc biệt nghiêm cấm những hình tượng người hay động vật, mà chỉ tập trung vào trang trí bằng chữ, hoa văn, họa tiết. Điều này được lý giải bởi quan niệm, tín đồ Hồi giáo chỉ công nhận một đấng duy nhất một Allah (Thượng Đế). Đấng có quyền năng tối thượng mà không một vị nào khác có thể chia sẻ được quyền lực với Ngài. Tuy nhiên, Allah không có hình dáng cụ thể. Do đó, con người – tín đồ Hồi giáo không thể tưởng tượng để sáng tác ra hình ảnh của Allah để rồi thờ cúng, bái lạy chính “sản phẩm” do mình tạo ra. Nhưng chính điều đó mới làm những kiến trúc của các Thánh đường Hồi giáo mang vẻ đẹp kiều diễm tráng lệ, độc nhất mà không có ở các công trình tôn giáo khác. Những hoa văn tinh xảo, những họa tiết uốn lượn, những câu trong Kinh Qur’an được trang trí như một bức tranh nghệ thuật bay bổng trên những bức tường cẩm thạch, cứ như vẻ những tiếng cầu nguyện và hình họa trang trí nhập lại làm một.

Thánh đường Hồi giáo Jamiul Islamic trên đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận phải đóng cửa ngày 17/3 do bệnh nhân 61 từng đến đây dự lễ. Ảnh: Quỳnh Trần.
Thánh đường Jamiul Islamic quận Phú Nhuận
Thánh Đường Hồi giáo gần 1 thế kỷ giữa Sài Gòn | Báo Dân trí
Thánh đường Jamia Al-Musulman quận 1
Thánh đường Nurul Islam quận Bình Thạnh (nguồn vnexpress.)


            
    Đặc biệt ở Quận Bình Thạnh, có một Thánh đường nằm trên cùng của một chung cư cũ, cũng là nơi sinh sống của một cộng đồng nhỏ người Chăm. Đó là Thánh đường Nurul Islam (Chung cư 86/1, đường Phan Văn Hân (quận Bình Thạnh, TP HCM)

    Ở Hà Nội, đặc biệt có một Thánh đường Hồi giáo duy nhất giữa lòng thủ đô và cả miền bắc, đó là Thánh đường Hồi giáo Al Noor Mosque, Al-Noor trong tiểng Ả Rập nghĩa là Soi Sáng. Thánh đường Al Noor còn được gọi là “chùa Tây đen”. Trước năm 1975, lượng tín đồ Hồi giáo đến thánh đường hành lễ chỉ khoảng 15-20 người, chủ yếu là người của các sứ quán Angeria, Ai Cập, Indonesia, sau này có thêm tín đồ các nước ASEAN rồi Trung Đông và Bắc Phi.
Chùm ảnh: Thánh đường Al-Noor - thánh đường Hồi giáo duy nhất của toàn miền  Bắc - Redsvn.net
Thánh đường Hồi giáo Al Noor Mosque( nguồn: redsvn.net)

*NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ TRONG HỒI GIÁO (Trích từ Kinh Qur’an)

- Người theo đạo Hồi không ăn thịt lợn. 
- Kinh Qur’an cấm người theo đạo Hồi ăn thịt lợn.Người phụ nữ bắt buộc phải che mạng hoặc quàng khăn qua đầu. Ý nghĩa thực sự của trang phục là để người phụ nữ gìn giữ được phẩm giá đức hạnh của mình, điều này được viết trong Kinh Qur’an chương 24 đoạn 31: ”Hãy bảo những người phụ nữ có đức tin nên nhìn xuống và che phủ phần kín đáo của họ; và chớ phô bày nhan sắc ngoại trừ bộ phận nào lộ ra tự nhiên (như hai bàn tay, cặp mắt v.v...); và họ nên kéo khăn choàng phủ lên ngực; và chớ phô trương với người khác..”. Trong Kinh cũng quy định điều này cho người đàn ông khi bảo người đàn ông nên nhìn xuống và che phủ phần kín đáo của họ.
- Nghiêm cấm việc ngoại tình. Kinh Qur’an Chương 17-Al-Isra (Chuyến Ði Ðêm) đoạn 32 có viết: “Và chớ đến gần việc ngoại tình. Chắc chắn, nó là một tội lớn và là con đường tội lỗi”.
- Không được bất kính với Cha Mẹ. Chương 17-Al-Isra (Chuyến Ði Ðêm) đoạn 23 có viết: ”..ăn ở tử tế với cha mẹ. Nếu một trong hai người (cha mẹ) hoặc cả hai sống với ngươi đến tuổi già, chớ nói tiếng ‘úph’ vô lễ với hai người, và chớ xua đuổi hai người, mà phải ăn nói với hai người lời lẽ tôn kính.”
- Không được phép kết hôn với người phạm tội gian dâm. Chương 24 An-Nur (Ánh Sáng) đoạn 3 có viết: ” Người đàn ông phạm tội gian dâm không được kết hôn với ai khác ngoài người phụ nữ phạm tội thông dâm. Và người phụ nữ phạm tội gian dâm không được kết hôn với ai khác ngoài người đàn ông phạm tội thông dâm. Và điều đó bị cấm đối với những người có đức tin (nam và nữ)”.

VŨ TÍCH