HEGEL VÀ LÝ THUYẾT VỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ: PHẦN 1.2: Cấu trúc tư tưởng của Hegel trong Triết học Pháp Quyền
Biện chứng về pháp quyền trong triết học pháp quyền Hegel
Bài viết của triết gia người Nga Aleksandr Dugin đăng trên trang geopolitika ngày 26/02/2024.
Nguồn: http://geopolitika.ru
Hegel bắt đầu với quyền trừu tượng - một cách tiếp cận pháp lý thuần túy nhằm thiết lập con người (theo nghĩa pháp lý), tức là cá nhân. Thông luật điều tiết các mối quan hệ giữa cá nhân với các cá nhân khác, vật thể khác trong thế giới xung quanh. Cái này đưa ra mô hình Descartes về mối quan hệ chủ thể-đối tượng. Ở giai đoạn này, Quyền, theo Hegel, sở hữu bản thể của nó và tiền định hoạt động của ‘ý thức thông thường’. Quyền, như vậy là sự tầm thường thuần túy liên quan đến những thứ trừu tượng. Nó cấu thành những bản đồ trực quan về hành vi và trải nghiệm hàng ngày nhưng không chứa đựng nội dung theo quan điểm triết học. Vì vậy, luật pháp có trước nhà nước và Chính thể như vậy. Điều này có thể được nhìn thấy trong việc phân tích các xã hội cổ xưa. Nhưng đối với Hegel, điều quan trọng là phải thừa nhận phạm trù này chủ yếu ở cấp độ khái niệm. Các mối quan hệ pháp lý là trừu tượng cơ bản cấu trúc nên các mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh ở cấp độ trực quan. Quyền, theo nghĩa thuần túy pháp lý, là đáy của sự tồn tại của con người, là ranh giới bên ngoài của nó.
Ở đây Hegel đề cập đến luật La Mã và truyền thống giải thích luật của châu Âu theo cái mà sau này Carl Schmitt gọi là ‘pháp quyền.
Cấp độ thứ hai, nơi chủ thể tự trị xuất hiện lần đầu tiên, tức là Tinh thần bắt đầu công việc của mình, theo Hegel, là đạo đức (die Moralität). Ở đây, ông vận dụng khái niệm lý do thực tiễn của Kant. Hegel giải thích quá trình chuyển đổi từ quyền sang đạo đức là việc con người đạt được trạng thái tự phản đầu tiên, tức sự chinh phục quyền tự chủ so sánh với sự phân bổ chặt chẽ các vai trò và địa vị trong lĩnh vực pháp lý logic trước đây. Chủ thể đạo đức không trùng khớp với pháp nhân (vật chất), tức là một cái gì đó cao hơn cá nhân. Hệ thống các mối quan hệ với các cá nhân khác, vật thể khác ở thế giới bên ngoài trở nên phức tạp hơn. Nhưng Hegel coi một nhân cách đạo đức như vậy như một khoảnh khắc xa rời khỏi những ràng buộc xã hội được luật pháp quy định chặt chẽ, để bước vào khu vực nội tâm, tức là đắm mình vào chính mình, vào sự tự suy ngẫm. Đây là một cử chỉ theo tinh thần hoài nghi của Diogenes, một triết gia hoài nghi, luôn tách mình khỏi xã hội dưới danh nghĩa chiêm nghiệm cá nhân.
Chỉ ở cấp độ tiếp theo, cấp độ thứ ba, con người mới bước vào phạm trù Chính trị, nơi công việc đầy đủ hoàn toàn của cái mà Hegel gọi là 'Tinh thần' (Geist), vốn là trọng tâm trong mọi giảng dạy của ông, bắt đầu. Ở đây, Hegel hoàn toàn theo Aristotle. Chính vì đó, việc lựa chọn thuật ngữ - lĩnh vực thứ ba mà Hegel gọi là ‘đời sống đạo đức’ (die Sittlichkeit), tương ứng với khái niệm đạo đức của Aristotle (ἠθική, ἦθος)(ethic,ethos). Về cơ bản, Hegel phân biệt các khái niệm thường có thể thay thế cho nhau về ‘đạo đức’ và 'đời sống đạo đức'. Thông thường, những người theo chủ nghĩa Hegel tuân theo sự dẫn dắt của ông. Đạo đức là sự hòa nhập của cá nhân vào chính mình, khả năng đầu tiên để tách biệt sự hiện diện của một người khỏi sự trừu tượng thuần túy mang tính pháp lý của chính họ như một con người. Tuy nhiên, trong đời sống đạo đức, một người bước vào một hình thức sống thực tiễn tích cực, đã phản ánh và đã chinh phục được tính chủ quan về mặt đạo đức, nhưng lần này dứt khoát chuyển sang hướng cho phép tinh thần cao hơn tự hiện thực hóa bản thân thông qua hành động đạo đức có ý thức. Đây là thời điểm ra đời của xã hội.
Chúng ta chuyển sang cấp độ thứ ba thông qua các bước về quyền - đạo đức - đời sống đạo đức (xã hội).
Ở đây một lần nữa nảy sinh sự phân chia ba bên. Toàn bộ lĩnh vực của đời sống đạo đức được Hegel chia thành ba khoảnh khắc: gia đình - xã hội dân sự - nhà nước. Đây là sự tiếp nối và phát triển chính xác tư tưởng của Aristotle về đạo đức. Theo Aristotle, chính trị là một phần của lĩnh vực đạo đức vì nó giải quyết câu hỏi cái gì nên là, tức là Đạo Nghĩa Luận.
Dịch: Bạch Long, đã chỉnh sửa (VSM)
Phần 1.1:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất