Mình là con cả, là đứa con đầu lòng của gia đình, là đứa con đã từng nhận được nhiều tình yêu thương nhất, nhiều kỳ vọng nhất, nhưng cũng là đứa nhận nhiều trách nhiệm nhất và là đứa bị đá.nh nhiều nhất.
Đã có những lần, mình hờn dỗi, oán trách cha mẹ vì chẳng hiểu mình.
Cũng có những lần mình bỏ bữa, đ.á thúng đụng nia sau khi cãi nhau với cha mẹ vì bất đồng quan điểm.
Lại có những đêm mình rấm rứt khóc vì tủi thân nghĩ rằng cha mẹ chẳng thương mình nhiều đến thế, thậm chí có những khi vì những chuyện hiểu lầm cỏn con với cha mẹ mà mình nghĩ đến cái chế.t.
Những lúc như thế, bố mẹ mình có đá.nh, có mắn.g, có chử.i bớ.i, thậm chí là đuổi mình ra khỏi nhà. Thế nhưng những cách đó đều không hiệu quả với một đứa trẻ ương bướng và ngang ngạnh như mình. Những trận đò.n ro.i, những lời mắ.ng chử.i, sự cấm đoán đủ điều của bố mẹ thực chất chỉ càng kéo dài thêm khoảng cách, và những lần hờn dỗi, cãi trả cũng chẳng giúp ích được gì.
Thậm chí lâu dần, điều ấy còn xây nên một bức tường thành kiên cố, chặn đứng lại những tình cảm mà vốn dĩ là thiêng liêng nhất trên đời. Những điều đó dù là xuất phát từ nỗi lo lắng của cha mẹ, hay chỉ là những lúc nóng giận nhất thời, thì thực chất đều không hiệu quả với mình hay với những đứa trẻ khác giống mình. Kể cả sau đó bố mẹ có nói yêu thương, có mua cho mình những thứ mình thích, thì dẫu có nguôi ngoai nhưng vết thương sau những trận đò.n ro.i vẫn còn đâu đó mà không phải ở trên da thịt.
Thế nhưng,
Năm 10 tuổi, lần đầu tiên mình nhìn thấy mẹ lặng lẽ rơi nước mắt vì những con chạch trên người mình sau một trận đòn roi nào đó mà mình còn chẳng nhớ nổi lí do.
Năm 12 tuổi, lần đầu tiên mình nhìn thấy giọt nước mắt còn vương trên khóe mắt bố vì những áp lực công việc, gia đình đang đè nặng lên vai ông.
Năm 13 tuổi, lần đầu tiên mình nhìn thấy sự ngập ngừng của bố khi vu.ng ro.i định đá.nh mình, và cả ánh mắt bất lực của bố trước sự ương ngạnh của mình.
Năm 15 tuổi, lần đầu tiên mình được tận tay chăm em, được chứng kiến hành trình trưởng thành từ thuở mới lọt lòng cho đến những bước đi, tiếng nói đầu tiên của một đứa trẻ.
Và cũng từ đó, mình dần dần nhận ra câu nói “Tao đẻ ra mày tao có quyền…” thực ra lại là sự bất lực của mẹ, phương pháp giáo dục con bằng đò.n ro.i của bố mẹ thực ra cũng xuất phát từ tuổi thơ của chính họ, khi họ cũng lớn lên bằng đò.n ro.i của ông bà.
Mình nhìn thấy nhiều hơn những lần bố mẹ dù chẳng có tiền cho chính mình nhưng vẫn luôn dành dụm đủ đầy cho con.
Đúng vậy, ai cũng biết để nuôi nấng và giáo dục một đứa trẻ chưa bao giờ là chuyện dễ dàng.
Tất nhiên bố mẹ cũng là lần đầu làm bố mẹ, và con cũng là lần đầu làm con, và lần đầu nào thì chẳng có khó khăn, sai sót. Nhưng mình tin rằng chuyện gì cũng có cách giải quyết của nó. Và cách giải quyết gia đình mình lựa chọn là thay đổi.
Nhưng làm thế nào để thay đổi?
Thấu hiểu.
Lại làm thế nào để thấu hiểu?
Để tìm ra câu trả lời, gia đình mình đã thẳng thắn tâm sự, chia sẻ với nhau, cảm thông với nhau nhiều hơn. Hay nói cách khác, chúng mình học cách để cho những thành viên trong gia đình thấy những bản dạng trầ.n trụ.i nhất của nhau. Tương tự, chúng mình cũng học cách tôn trọng những điều đó của người khác. Thay vì sử dụng đò.n ro.i, bố mẹ mình đã dành nhiều thời gian thủ thỉ tâm tình với mình và các em, về những khó khăn trong cuộc sống mà họ đang phải bươn chải, về những ước mơ dang dở mà họ phải dần dần quên đi, về việc họ cũng đã từng ở vị trí của chúng mình và hiểu chúng mình, chỉ là đôi khi họ quên mất điều đó. Và bố mẹ thậm chí còn xin lỗi nếu những điều bố mẹ đã làm trong quá khứ ảnh hưởng đến tâm lí của bọn mình nữa.
Mưa dầm thấm lâu, dù ban đầu chúng mình không hợp tác, không lắng nghe, cũng không chịu chia sẻ, nhưng qua những lần như thế, mình và các em cũng dần dần mở lòng hơn với bố mẹ, chúng mình chia sẻ về chuyện học tập, người yêu, công việc và đủ thứ chuyện cỏn con trên đời. Có những lúc chúng mình cũng thẳng thắn bày tỏ sự bức xúc, không bằng lòng với bố mẹ bằng một thái độ hòa bình.
Đôi khi, vì ngại nói trực tiếp, chúng mình viết thư tay hay gửi tin nhắn đến bố mẹ. Đôi khi, gia đình mình bày tỏ sự thấu hiểu, cảm thông qua những cái ôm, những nụ hôn má, những cái vỗ về, động viên hàng ngày. Đôi khi, chúng mình cãi nhau, gh.ét nhau. Và cũng toàn bộ cuộc đời, thực ra chúng mình yêu những người còn lại hơn ai hết.
Tình yêu đối với mình là một hành trình. Một hành trình dài đến nỗi có lẽ cả cuộc đời này mình cũng chẳng thể khám phá hết được những cung bậc cảm xúc của tình yêu. Nhưng giờ đây, 18 tuổi, mình tin rằng tình yêu có đầy đủ mọi hỉ - nộ - ái - ố của con người. Mình tin rằng người ta vẫn có thể vừa yêu mà vừa gh.ét nhau. Phức tạp vậy đó.
Và mình luôn cảm thấy thật may mắn vì bố mẹ mình không phải những người quá bảo thủ, và luôn chịu khó lắng nghe những đóng góp của chúng mình. Mình thực sự biết ơn vì điều đó. Mình biết ơn vì tình yêu của bố mẹ dành cho mình còn to lớn hơn cả những quan niệm hay định kiến của những thế hệ đi trước.
Vậy nên, bạn thấy đó, chuyện gì cũng có cách giải quyết của nó. “Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi" chẳng phải chỉ câu nói điêu văn vẻ trên điện ảnh hay trong văn học, vì nó thực sự có thể xảy ra.
Và giữa vô vàn cách giải quyết cho vấn đề này, gia đình mình đã lựa chọn sẻ chia và thấu hiểu. Nói theo một cách “hàn lâm” hơn - thấu cảm. Thấu cảm khác với thông cảm, vì một bên là bạn thực sự hiểu xúc cảm của người khác và một bên là việc bạn nhìn thấy được hoàn cảnh của họ. Gia đình mình chọn cách xỏ đôi chân mình vào đôi giày của các thành viên khác.
Nhà văn nổi tiếng Henri J.M. Nouwen có một đoạn viết: “Khi thành thật hỏi bản thân ai là người có ý nghĩa nhất với mình, chúng ta thường thấy, thay vì những người cho ta lời khuyên, giải pháp, người chúng ta nhớ đến luôn là người chia sẻ nỗi đau, người an ủi ta khi có vết thương lòng. Người bạn có thể im lặng cùng ta trong những khoảnh khắc tuyệ.t vọ.ng hay bối rối, người có thể ở cạnh ta lúc ta.ng gia đau đớn, người chấp nhận được việc không cần biết, không cần cố giải quyết, không cần hàn gắn và cùng ta đối mặt với sự bất lực của mình, đó là một người bạn thực sự quan tâm đến ta”.
Tuy có những lúc “sẵn sàng sẻ chia, luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu” nhưng hiểu được bao nhiêu hay bấy nhiêu phải không nào. Mình tin rằng ai cũng có những góc khuất của riêng. Và không phải điều gì cũng có thể chia sẻ, hay dễ dàng để chia sẻ với những người khác. Đó là một không gian riêng tư và kín đáo của chính chúng mình, mà dù là ai cũng không thể, và không nên đi vào.
Tóm lại, mình chia sẻ câu chuyện của gia đình vì tin rằng, ai cũng đều có thể thương nhau nếu ta biết lắng nghe và chia sẻ, dù cho họ là thế hệ nào, sống trong thời đại nào, hay ở trong cộng đồng nào. Bức tường thành khoảng cách thế hệ tưởng chừng như không thể phá vỡ bởi những xung đột và tổ.n thươ.ng trong quá khứ, vậy mà vẫn có thể hạ dần xuống bằng sự thấu hiểu, sẵn sàng sẻ chia, sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng thay đổi. Một thái độ mở.
Mình cũng tin rằng khoảng trống giữa các thế hệ, sự khác biệt về tần số đôi khi cũng là một điều hay, và để lấp đầy khoảng trống ấy thì không phụ thuộc vào mức độ của tình yêu thương mà phụ thuộc vào cách thể hiện tình yêu thương ấy, không chỉ từ bố mẹ - thế hệ đi trước mà cả con cái - thế hệ đi sau, những con người tiềm năng thậm chí có thể dẫn dắt bố mẹ trở thành những ông bố bà mẹ hoàn thiện hơn và biết cách thể hiện tình yêu đúng cách hơn, không đi theo lối mòn “thương cho ro.i cho vọ.t ghét cho ngọt cho bùi” của nước ta thời xưa nữa. Nếu để lấy ví dụ cho việc tại sao mình lại nói đó là lối mòn, thì hãy nhìn vào sự việc thương tâm, làm nhiều người xót xa, bàng hoàng và thảng thốt vừa qua : câu chuyện bé Vân An bị bố đẻ thờ ơ, gián tiếp dung túng cho tình nhân đánh bé đến trọ.ng thươ.ng mà chế.t.
Tiện đây, mình xin trích mấy dòng trong một bài viết của cô Nguyễn Phương Mai trên Facebook như thế này :
"Nhiều người nói rằng, ngày xưa tôi bị đán.h suốt, giờ vẫn ổn đấy thôi. Thật ra, hãy tưởng tượng, thay vì bị đá.nh, bạn được khuyên nhủ, nuôi dưỡng và dạy dỗ một cách văn minh khoa học hơn, thì giờ bạn có thể đã trở thành con người như thế nào?
Câu chuyện của bé Vân An là điều khủng khiếp nhất có thể xảy ra. Nhưng còn những điều khủng khiếp vừa vừa nho nhỏ mà ta dường như đang bỏ qua mỗi ngày? Liệu ta có sẵn sàng gọi công an khi nhìn thấy một ông bố đán.h con? Liệu ta có phản đối khi thấy một bà hàng xóm cho con ăn đò.n?
Và trên hết, liệu ta có nhận ra mình sai ở đâu khi ai đó can thiệp vào cách ta dạy con hay chính ta lại có thể kêu lên rằng: "Tôi chỉ quậ.t cho nó một cái vào mông, làm gì mà to chuyện?"
Liệu ta có nhận ra nguồn gốc của bạ.o lự.c đôi khi là sự bất lực của chính mình?
Ngưng dạy con bằng đò.n r.oi, liệu cha mẹ có làm được không?"
Cuối cùng, hi vọng chia sẻ của mình có thể phần nào giúp ích cho những bạn trẻ đang loay hoay trước sự cách biệt quá lớn giữa các thế hệ. Hay những người cha, người mẹ, người ông, người bà đang cố gắng để cho những đứa con, cháu của mình những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời.
Hãy để gia đình không chỉ là nơi chúng ta có thể san sẻ niềm vui và thành công, mà còn cả những nỗi buồn và vấp ngã trong đường đời này. Hãy để gia đình mang đúng định nghĩa “bến đỗ" như ngàn đời nay chúng ta vẫn luôn nhận định, hay nói đúng hơn, hy vọng nó là.
_______________________________________
Cùng chúng mình tham gia event THỬ của Tần Số bằng cách chia sẻ hình ảnh (video) của bạn đang xỏ giày, thử quần áo, nghe thử nhạc của một người khác, ở thế hệ khác, cảm nghĩ của bạn về những khó khăn mà người ấy đang gặp phải vào đây : 
Cũng như đính kèm nội dung sau vào cuối bài đăng của bạn: #Thu#Thudehieu#KhoangCachTheHe#TryOnChallenge#TanSo trên Facebook và Instagram, hay trên bất cứ nền tảng chia sẻ nào nhé!