Năm 1973 sau khi kí hiệp định Paris, nếu tình trạng được giữ nguyên, hoặc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) rút hết lực lượng ra Bắc thì mọi sự sẽ ra sao?
Về kinh tế:
Trước năm 1973 kinh tế Việt Nam Cộng hòa (VNCH) chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp nặng gần như bằng không, 95% thương mại nằm trong tay người Hoa, vậy VNCH sẽ đi về đâu sau năm 1973?
Nếu không thống nhất, từ năm 1973, VNDCCH với nền tảng công nghiệp nặng và khai khoáng sẵn có, việc không tiếp tục thống nhất sẽ khiến các khoản viện trợ của Trung Quốc và Liên Xô được duy trì. Năm 1976 Trung Quốc tiến hành mở cửa, kinh tế thị trường, thì thời điểm đó Việt Nam cũng sẽ nhanh chóng mở cửa, khi có kinh tế thị trường và nền tảng công nghiệp nặng thì việc xây dựng công nghiệp hàng tiêu dùng sẽ diễn ra trong chớp mắt và đương nhiên cơ cấu của VNDCCH sẽ là công nghiệp nặng và các doanh nghiệp FMCG chứ không phải phân bố như hiện tại, các doanh nghiệp FMCG nằm ở TP HCM khiến TP HCM luôn năng động hơn Hà Nội.
1975 miền Bắc đã có 1.335 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, tăng 323 xí nghiệp so với năm 1960. Một số ngành công nghiệp nặng có năng lực sản xuất khá lớn. Vị trí của công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội tăng từ 32,7% năm 1960 lên 42,6% năm 1975; thu nhập quốc dân từ 18,2% lên 28,7% trong 15 năm tương ứng
Còn VNCH thì sao, kinh tế không còn được Mỹ viện trợ nữa, nền tảng công nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường tiêu dùng chủ yếu là Sài Gòn, giao thương do các doanh nhân người Hoa nắm giữ, thử hỏi bao nhiêu lâu thì VNCH trở thành sân sau của Trung Quốc?
Đến cuối năm 1974, người Hoa kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện… và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ và 90% xuất nhập khẩu. Tham nhũng, buôn ma túy, buôn lậu trong giới quan chức VNCH là vấn đề mà chính Mỹ cũng không thể chấp nhận được.
Về chiến tranh
VNDCCH sẽ không phải đối đầu với Campuchia và Trung Quốc, không phải tiến hành hai cuộc chiến cùng với duy trì hàng triệu quân ở hai chiến trường trong suốt 10 năm, không bị bao vây kinh tế. Thử hỏi viễn cảnh sẽ ra sao? Đừng nói Việt Nam sẽ bế quan tỏa cảng như Bắc triều Tiên, vì đơn giản Việt Nam không có chế độ cha truyền con nối và đơn giản hơn là người Việt không phải người Triều Tiên.
Còn VNCH thì sao.
Họ sẽ phải đối đầu với 19 sư đoàn Khmer Đỏ đòi lại “đất mà cây Thốt nốt đang mọc” ở phía Nam, họ có chống được hay không? Cái này thì…. chưa rõ. Nhìn năng lực tác chiến của lính VNCH thì có khi giờ miền Nam đã là một phần của Campuchia rồi cũng nên, hoặc lại cầu viện người anh em phía Bắc thôi.
Họ sẽ phải giữ Hoàng Sa và Trường Sa theo đúng nghĩa đen, nên nhớ khi thuộc quyền quản lý của VNCH tại Trường Sa ta chỉ có 5 đảo, hiện tại năm 2015 là 21 đảo. VNCH có giữ nổi không hay mất nốt 5 đảo giống như họ đã bắn vào nhau rồi bỏ chạy ở Hoàng Sa?
Với những vấn đề đó, thì VNCH lấy gì để phát triển bằng Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore?
Ai đó nói hòa bình 40 năm nhưng nên nhớ lại rằng năm 1986 Việt Nam mở cửa, Năm 1990 Liên Xô sụp đổ, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, năm 1995 Mỹ xóa bao vây cấm vận. Từ 1995 tới nay là 20 năm thực sự phát triển, sự khác biệt ra sao thì người sống trong thời kỳ này rõ ràng nhất. Không thể chế nào là ưu việt, vấn đề là công nghệ quản lý, công nghệ quản lý xây dựng lại trong 20 năm thì không thể tránh khiếm khuyết và luôn đi sau cuộc sống, mỗi lần điều chỉnh công nghệ quản lý là một lần tốt lên, với PPP tương đương 600 tỷ USD việc tiếp thu và điều chỉnh công nghệ quản lý sẽ sớm phục vụ và vận hành quốc gia tốt hơn.