I’ve heard the statement “just be yourself” so much. It sounds like an amazing thing to do, and I have wished many times that I could just do that. What I’ve wondered, though, is what in the world does that mean?
Bài viết gửi tặng những tấm chiếu chưa trải (from "<a href="https://www.facebook.com/mottamchieumoi">Một tấm chiếu mới</a>")
Bài viết gửi tặng những tấm chiếu chưa trải (from "Một tấm chiếu mới")
Trong quá trình trưởng thành, một trong những câu nói mình được nghe/khuyên nhiều nhất chính là: "Hãy luôn là chính mình." Phải ha, một khẩu hiệu quá đỗi quen thuộc mà đi đâu ta cũng có thể gặp những dị bản của nó, như là những message của các campaign quảng cáo với khẩu hiệu "Tự tin khoe cá tính", trong những bài văn nghị luận xã hội bàn về chuyện sống thật, trong những lời khuyên cho cuộc phỏng vấn xin việc "Em chỉ cần là chính mình thôi vì ở đây chúng tôi không tuyển người giỏi nhất mà chỉ tuyển người phù hợp nhất", Dù làm bât cứ điều gì đi nữa, chúng mình luôn được khuyến khích là hãy sống thật, hãy tự tin khoe "chất" riêng, hãy là chính mình trong mọi hoàn cảnh, tức là không được giả dối pha ke 2 mặt, không sống như loài bươm bướm 🤷‍♀️
*insert giai điệu bài hát "Cánh bướm dối gian" của chị ca xĩ Phí Phương Anh =)) *
*insert giai điệu bài hát "Cánh bướm dối gian" của chị ca xĩ Phí Phương Anh =)) *
Ngày nay khi sống trong kỷ nguyên dần được thống trị bởi Gen Z, điều này càng trở nên quan trọng hơn vì ý thức cá nhân và việc khẳng định cái tôi là một nhu cầu tất yếu của giới trẻ.
Gần đây mình có đọc được một bài viết giải thích cho xu hướng trên dựa theo mô hình tháp nhu cầu của Maslow (Maslow's hierarchy of needs) - chắc hẳn nhiều người cũng biết rùi vì nó đã được ứng dụng siêu nhiều nè. Giải thích ngắn gọn cho những ai chưa biết thì ông Maslow ổng đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:
– Nhu cầu cơ bản (physiological needs) 
– Nhu cầu về an toàn (safety needs)
– Nhu cầu về xã hội (social needs)
– Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
– Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
Về cơ bản thì nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs) sẽ nằm ở đỉnh của chóp và lí do cho sự phân chia thứ tự này được Maslow ổng giải thích như sau: 
"It is quite true that man lives by bread alone — when there is no bread. But what happens to man’s desires when there is plenty of bread and when his belly is chronically filled? At once other (and “higher”) needs emerge and these, rather than physiological hungers, dominate the organism. And when these in turn are satisfied, again new (and still “higher”) needs emerge and so on. This is what we mean by saying that the basic human needs are organized into a hierarchy of relative prepotency" 
Đại khái là nhu cầu của con người phải được đáp ứng theo thứ tự lần lượt từ tầng dưới lên tầng trên
Đại khái là nhu cầu của con người phải được đáp ứng theo thứ tự lần lượt từ tầng dưới lên tầng trên
Túm lại thì tại sao việc sống thật, khẳng định cái tôi, việc "be yourself" lại quan trọng và được nhắc đi nhắc lại nhiều đến vậy cơ? (đặc biệt là nó gần như trở thành 1 triết lí sống quan trọng đối với Gen Z). Vì Gen Z được sinh ra trong 1 điều kiện hoàn cảnh rất khác so với thế hệ trước, khi mà các nhu cầu cơ bản như cơm ăn - áo mặc - nơi ăn - chốn ở (physiological needs), nhu cầu được an toàn (safety needs), được hòa hợp (social needs), được quý trọng (esteem needs) đã được đáp ứng, thì 1 nhu cầu tất yếu và trên hết đó chính là nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs) - khao khát khẳng định với thế giới sự tồn tại khác biệt, có “chất riêng” của từng cá thể. Bảo sao ngày xưa khi cuộc sống còn thiếu thốn đủ thứ, ông bà bố mẹ mình đều phải vắt tay lên trán lo miếng cơm manh áo, ráng học hành để xin được một công việc ổn định, rồi lập gia đình sinh con đẻ cái chứ đâu có thì giờ ngồi chém gió phần phật trên mạng để bày tỏ quan điểm cá nhân, để thể hiện và chứng minh bản thân như nhiều bạn trẻ bây giờ đâu.
Chính vì tui cũng là một Gen Z chính hiệu, t cũng tự nhận ra nhu cầu này ở bản thân khá là cao, khiến cho tui có rất nhiều tư tưởng khác so với ông bà bố mẹ mình. Vậy mới bảo khi hiểu rõ tận gốc nguyên nhân của vấn đề thì mình sẽ dễ thông cảm hơn rất nhiều, mà ở đây là thông cảm chuyện khoảng cách thế hệ (gender gap) đó
Ngoài ra tháp nhu cầu cũng được áp dụng khi các bác muốn reflect tình hình cuộc sống dạo này của bản thân (Mượn tạm post của người chị tamypu ạ)
Ngoài ra tháp nhu cầu cũng được áp dụng khi các bác muốn reflect tình hình cuộc sống dạo này của bản thân (Mượn tạm post của người chị tamypu ạ)
Một phiên bản khác (thực tế hơn) của tháp nhu cầu =))) :
Lan man quá, quay trở lại với câu hỏi: Vậy rốt cuộc như thế nào thì là "Be yourself"? 
Ơ thì không phải mình là như nào thì cứ bộc lộ ra như thế à? Buồn thì khóc, mà vui thì cười. Thích thì nói là thích, mà không thích thì thôi. Dễ thế mà cũng hỏi được?! Nhưng mà điều trăn trở khiến tui phải ngồi than thở vào chiếc blog này nó đâu đơn giản như thế *sigh*
Kể cho mọi ngừi một câu chuyện mà chắc chắn nhiều GenZ chơi hệ lowkey như mình cũng cảm thấy vô cùng đồng cảm. Chuyện là đã rất lâu rồi mình không đăng ảnh, status hay thường xuyên share bất kỳ một personal opinion nào trên Facebook (nơi tui có gần 1000 bạn), thay vào đó chỉ đăng story trên Instagram (nơi tui có gần 200 người follow), trong đó thường xuyên đăng story chế độ close friends (nơi có hơn 10 người trong list) ^^  Thậm chí đã có những lúc tui rảnh và hâm đến nỗi, trước khi đăng 1 chiếc story (giờ chẳng nhớ là đăng cái gì), tui đã phải ngồi check từng người một trong list gần 200 followers kia để xem nếu mình sở hữu point of view của người này thì khi xem cái story này mình sẽ thấy sao, sau đó ẩn hẳn hơn 1 nửa list followers vì mình ko thích cái cách họ có thể nhìn nhận mình khi xem story đó (insert meme *ủa m làm dzậy chi cho cực*) =))) Cá nhân mình thấy việc “Be myself” sẽ luôn luôn thoải mái và dễ dàng nhất khi xung quanh là những người thân thiết đủ lâu để hiểu mình và sẵn sàng chấp nhận mình vô điều kiện. 
Bởi vậy mới nói, nhu cầu khẳng định cái tôi thì rõ cao nhưng mà có những Gen Z lại sống lowkey ẩn dật như tui vậy đó. Nhiều khi hay đăng mấy story vui vẻ yêu đời với meme nhảm nhí vậy thôi chứ lúc cần thì tụi tui cũng vẫn nghiêm túc ra trò nha. Chỉ là thích giải trí nhảm nhí với những người tụi tui quý thôi à. Còn đăng lung tung lên FB thì cũng quan ngại lắm vì nhiều khi sợ ảnh hưởng đến công việc, sợ bị nhà tuyển dụng/sếp/đồng nghiệp đánh giá (dù cũng chẳng có gì quá đáng phải che giấu nhưng tốt nhất là công tư phân minh, thế giới của công việc và cuộc sống riêng tư nên có khoảng cách nhất định). Hiện nay các nhà tuyển dụng cũng hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm về ứng viên qua các trang mạng xã hội, vì vậy học cách xây dựng 1 trang facebook/linkedin/website/blog chuyên nghiệp mang thương hiệu cá nhân chắc chắn sẽ khiến chúng mình gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng hơn đó.
Đặc biệt nói về chuyện 'be yourself' trong công việc thì chắc phải có nguyên một bài post khác mới đủ. Tui sẽ trích một vài quan điểm trong bài viết "How to be a "nhân viên xịn"" của tác giả Donald Nguyễn tui lụm được trên facebook (Link bài viết đây) để bày tỏ quan điểm của tui về vấn đề "Là chính mình nhưng ở phiên bản trong công việc".
Theo kinh nghiệm của tác giả, khi giao tiếp trong công việc có một bộ phận các bạn trẻ hay bị mắc lỗi là để cái tôi và cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến performance: khi vui thì nhiệt tình ríu rít còn khi mất mood thì rất hời hợt qua loa. Tất nhiên không ai có thể tách 100% cảm xúc khỏi công việc - nhưng nên tách bạch càng nhiều càng tốt. Mục tiêu trong công việc là better outcome, better partnership chứ không phải lan toả cảm xúc, kết nối tâm hồn, thể hiện cái tôi. Thế nên tác giả có khuyên chúng ta 3 ý chính sau:
(1) Partnership trước, Relationship sau: Ở ý này thì tác giả nhấn mạnh "Friendship in Business is better than Business in Friendship"; dịch Nôm là [được-việc xong thành-bạn thì khả năng cao hơn làm-bạn rồi hy vọng được-việc]. Friendship/relationship xây dựng trên nền successful partner sẽ luôn bền và dễ phát triển hơn (có showcase, có mutual respect) - và đi theo hướng này thì mình luôn có điểm để fall-back (chơi không còn hợp thì back lại làm đối tác thôi); trong khi chiều ngược lại thì có thể đổ vỡ tất cả.
2) Objectives trước, Tasks + KPI sau: Thay vì mơ mộng những công việc to tát hơn (great work), hãy tìm kiếm và nhắm đến sự vĩ đại (greatness) trong từng việc bạn làm - và đảm bảo nó align với mục tiêu của tổ chức thì mình sẽ luôn có nhiều cơ hội để chủ động, sáng tạo và giúp đỡ mọi người - hay đơn giản là trò chuyện và truly interested vào chuyên môn/vai trò của họ. Trong bối cảnh của tập trung, hiệu quả, năng lượng và lắng nghe - sự kết nối sẽ rất dễ phát triển.
(3) Express trước, Impress sau: Hãy chủ động [nói] và [nghe] trong lúc mình bình thản và tập trung nhất, không bị áp lực phải response người ta ngay. Chung quy lại là "let that idea grow up in you" sau đó thì hãy cứ speak out và lí tưởng nhất là khi "best time to talk" của mình trùng hợp cũng là "best time to hear" của người khác.
Túm lại, ai mà chẳng muốn được sống thật nhất với chính mình, được làm mọi thứ theo ý mình mà không bị phán xét. Chẳng ai muốn đeo lên những chiếc mặt nạ giả dối hay gồng mình trở thành một con người khác (trừ diễn viên vì đó là công việc của họ, còn đời không trả cát xê thì làm sao phải diễn ^^) Thế nhưng, nhu cầu thể hiện bản thân sẽ tùy thuộc vào từng môi trường, từng hoàn cảnh mà có các mức độ thể hiện khác nhau.
Kết bài xin phép tặng bạn đọc 1 trích dẫn mà tui nghĩ là đủ để tóm tắt thông điệp chính của tác giả trong bài viết này:
People usually say "be yourself", which means, try to be a slightly stronger and more awesome version of yourself but stay true to what you are, what you believe, and don't hide behind a glass wall.