Này bạn, bạn có nhận ra rằng bạn luôn liên tục nói chuyện với bản thân không? Đa phần những suy nghĩ này là tiêu cực hay tích cực? Cá nhân mình đa phần là tiêu cực.
Mặc dù việc tự trò chuyện này diễn ra bên trong nhưng về bản chất nó không khác mấy với việc một người đàn ông vô gia cư đứng ở ngã tư tự nói chuyện cả. Trong cả hai trường hợp, tâm trí đều bị đánh lừa bởi giọng nói bên trong – the thinker – theo những dòng suy nghĩ về hướng tích cực hơn hoặc tệ hơn.
Bây giờ bạn hãy thử tắt đi những giọng nói đó một lúc xem …. Nó vẫn tiếp tục lảm nhảm liên hồi cho mà xem, đu từ suy nghĩ này sang suy nghĩ khác như một con khỉ trong rừng. Tự hỏi xem một ngày tâm trí bạn lang thang bao nhiêu lần? Theo một cách khác thì bạn thường xuyên nghĩ về tương lai và quá khứ đến như thế nào? Thay vì tức thì tập trung vào những thứ xung quanh. Và bao nhiêu trong số những suy nghĩ đó là tiêu cực?
Theo một vài nguồn tin từ các nghiên cứu khoa học, thì chúng ta có khoảng 60000 suy nghĩ mỗi ngày, khá buồn cười là một số nhà thần kinh học chỉ ra rằng 95% trong số đó giống hệt ngày hôm trước. Thực tế suy nghĩ khá hữu dụng vì những thành tựu của nhân loại ngày nay đều được tạo nên bởi các suy nghĩ và ý tưởng.
img_0
Nhưng nó tiềm ẩn một vấn đề. Theo dòng thời gian, thì xã hội và quá trình tiến hóa đã định hình con người, bắt suy nghĩ chịu trách nhiệm cho cách chúng ta trải nghiệm thế giới. Do đó trải nghiệm thực tế thường bị suy nghĩ thêm thắt vào trong đó: cảm xúc, trí tưởng tượng, định kiến, kinh nghiệm, làm cho trải nghiệm ít thực tế hơn. Vì vậy thay đổi cách chúng ta hiểu và liên hệ với suy nghĩ qua việc thiền định là một điều cần thiết để cuộc sống dễ thở hơn.
Với những người bắt đầu tập luyện thiền định, thì điều đầu tiên lập tức trở nên hiển nhiên với họ là tâm trí (mind) một cách rất thường xuyên, nằm ngoài tầm kiểm soát của ý thức (conciousness).
Bây giờ hãy thử một thí nghiệm nhỏ nhé, nếu bạn đã đọc đến đây. Đọc hết đoạn này sau đó làm thử.
Tưởng tượng mình đang thiền và nhắm mắt lại. Bắt đầu tìm kiếm suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu. Khi bạn có được suy nghĩ đó thì hãy mở mắt ra. Trả lời một số câu hỏi sau đây.
Nhắm mắt lại đi chứ!
Suy nghĩ của bạn là gì?
Suy nghĩ đó bắt nguồn từ đâu?
Bạn có chọn suy nghĩ ra suy nghĩ đó không?
Bạn, bằng một cách nào đó có dự đoán được suy nghĩ đó sẽ xuất hiện chứ?
Hay, có vẻ là nó bò từ đâu đó sâu thẳm dưới tiềm thức phụ (subconcious mind) của bạn lên không?
Giá trị thực tiễn của việc nhận ra được bạn không phải suy nghĩ của bạn cộng với luyện tập thiền định sẽ làm chúng dần ít ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn hơn và một cách chậm rãi “suy nghĩ” (thinker) dần mất đi sức mạnh lên chúng ta. Nguồn cơn của sự khổ (suffering) là những suy nghĩ tiêu cực, thứ này cũng sẽ dần bị tiêu biến.
Cả đời một con người giống như việc họ đứng dưới một thác nước chịu đựng những áp lực từ dòng chảy suy nghĩ tiêu cực đổ từ trên xuống liên tục không hồi kết vậy. Tỉnh thức là khi con người này lùi lại một bước ra khỏi thác nước suy nghĩ mà nhìn nó một cách khách quan không định kiến và không phải chịu một áp lực nào từ dòng chảy.
Khi mà bạn có khả năng này và áp dụng vào cuộc sống hằng ngày nó giống như một siêu năng lực vậy. Bạn nhận ra cái tên thường xuyên không tử tế với bạn, tên “giọng nói trong đầu” ấy, chỉ đang sống cùng bạn thôi và không hề là bạn. Bởi vì nếu bạn có thể quan sát được giọng nói đó thì bạn không thể là nó được. Bằng cách nhìn được bản chất của suy nghĩ, những suy nghĩ nguy hiểm trở nên giống trộm trong nhà sinh viên cuối tháng vậy.
Tóm lại là, sử dụng cái đầu mà không hề biết mình đang bị lưu lạc trong suy nghĩ, bị kiểm soát bởi thinker, là trở ngại lớn nhất đầu tiên trong việc luyện tập não bộ và là cái thống khổ muôn đời của con người. Vì vậy mỗi khi bạn nhận ra bất kể suy nghĩ gì không hay xuất hiện trong ngày thì cách tốt nhất là vui vẻ quay lại tập trung vào việc mình đang làm để không bị nó dắt mũi.
Cre: It's Here and Now