Tại sao hai khái niệm này lại cùng tồn tại? chúng giống và khác nhau thế nào? và vận dụng trong thực tế ra sao?
Uhm, trước hết, phải chắc chắn với nhau, cả tôi và bạn đọc, là Thuế chính là nguồn thu lớn nhất vào ngân sách nhà nước, khoan hẵng bàn đến việc sử dụng ngân sách thế nào, vì đó là chuyện của nhà nước, còn chuyện của những công dân yêu nước, là làm tròn vai của một công dân yêu nước và hoàn thành nghĩa vụ thuế của mình
Chắc chắn rồi, phải có nguồn thu thì nhà nước mới có cái để chi. Và Thu thuế chính là nguồn thu đầu tiên, và cũng chính là vật thế chấp để có thể đi vay vốn (cụ thể mấy cái này thì lan man ra khỏi chủ đề gốc rồi nên mình không bàn thêm nữa). Nên nếu không thu được thuế ở mức độ khả quan, thì nhà nước sẽ có rắc rối lớn về ngân quỹ, và xa hơn là cả nền quốc phòng, kinh tế cũng sẽ gặp nguy !
Để đơn giản, bạn hãy hình dung Thu nhập của bạn đang 50tr/ tháng, bạn sẽ tự tin dẫn bạn gái đi ăn sang chảnh thế nào! nhưng đến khi thực thu cuối kỳ chỉ còn 10tr, trong khi các khoản trả trước lại đặt trên giả định 50tr, thì bạn sẽ bối rối ra sao và rơi vào tình cảnh éo le như thế nào (ha ha ha). Tất nhiên, Nhà nước thì phức tạp hơn, nhưng để đơn gian, bạn hoàn toàn có thể sử dụng ví dụ này để hình dung ra lý do tại sao nhà nước lại quyết liệt với chuyện thu đủ, thu đúng thuế.
Roài, giờ nói đến chuyện chính
Cả Gian lận Thuế lẫn Trốn thuế đều dẫn đến một kết cục giống nhau, là Nhà nước không thu đủ số thuế kỳ vọng!
Tuy nhiên, từ "Trốn" thể hiện hành vi "Không hiện diện", hay nói cách khác, số thuế Nhà nước thu được khi đối diện với "Trốn thuế" là con số 0 (viết bằng chữ: không) tròn chĩnh.
Còn từ "Gian lận"? hành vi mà từ này diễn tả, là chủ thể vẫn hiện diện ở đó, bằng cách này hoặc cách khác, làm sai lệch kết quả. Cụ thể ở đây, Nhà nước vẫn thu được thuế từ chủ thể có hành vi "Gian lận thuế", nhưng không đủ số.
uhm, về mặt tầng nấc và độ nặng nhẹ, có vẻ như Gian Lận Thuế sẽ nhẹ nhàng hơn so với Trốn thuế! nếu nhìn từ góc độ của "sự hiện diện".
Nhưng nếu nhìn sâu hơn, ở góc độ thời gian, hoặc nói như báo chí hiện giờ, là sự dai dẳng của hành vi, thì có vẻ Gian Lận Thuế lại nguy hiểm hơn, bởi kẻ Trốn thuế chỉ trốn được một hoặc một vài lần, còn đối tượng thực hiện hành vi Gian Lận Thuế, lại làm được hết lần này đến lần khác, năm này qua năm khác, thậm chí bị phát giác rồi mà vẫn làm được
Và nếu phân tích theo góc nhìn này, Gian Lận Thuế còn góp phần mạnh mẽ vào việc bẻ gãy niềm tin của công chúng vào luật pháp, qua đó làm suy yếu Khế ước xã hội cơ bản nhất giữa Nhà nước và nhân dân.
Bổ túc cho ý tưởng Gian Lận thuế nguy hiểm hơn, là ở khối lượng thuế mà nhà nước không thu được. Ngoài chuyện dồn tích qua thời gian sự thiếu tin tưởng từ công chúng, thì cũng đồng thời dồn tích luôn cả khối lượng thuế mà nhà nước không thu được. và tất nhiên, song song đó là sự gia tăng của thâm hụt ngân sách, vì thu tiền thiếu thì phải đi vay đề bù vào, nếu vẫn muốn chi dùng, còn không thì ... thôi (ha ha ha)
Ở đây chưa kết bài đâu, mà mình cảm thấy lủng củng ý tưởng rồi, nên dừng lại không viết nữa ... Cảm ơn bạn đã đọc đến đây