Đi theo đam mê? Đi đâu mới được?
Các bác nhớ hồi xưa, thích cái gì thì làm cái đấy không? Cái hồi mà, thấy quả bóng lăn là phi cả người vào để đá, để chơi ấy? Hồi...
Các bác nhớ hồi xưa, thích cái gì thì làm cái đấy không?
Cái hồi mà, thấy quả bóng lăn là phi cả người vào để đá, để chơi ấy? Hồi đấy cũng: "cho vui" thôi đúng không?
Hay cái thời mà nghịch đất, nghịch cát, lem nhem hết lên mặt, bắt bọ bắt dế để xem con dế nó như thế nào hay đem dọa đứa khác. Hồi đấy cũng làm "cho vui" thôi đúng không?
Hay viết những mẩu truyện ngắn, vẽ những bức tranh vớ vẩn, hát những đoạn chả đâu vào đâu. Hồi đấy cũng làm "cho vui" thôi đúng không?
Không ai bắt các bác làm nhưng các bác vẫn làm, để thỏa mãn niềm vui và trí tò mò. Và một điều kì diệu là, nếu các bác không thích đá bóng, các bác dừng, chuyển sang đá cầu. Hay khi nào chán cầm dế đi dọa rồi thì thôi, chuyển trò khác.
Một là các bác làm vì thích, hai là thôi nghỉ, tìm trò mới. Đơn giản!

Và nếu các bác thích tìm dế, hay côn trùng nói chung, các bác sẽ tiếp tục tìm và sưu tập chúng, nghiên cứu chúng và cứ tiếp tục như thế. Chứ không hề có bất kì suy nghĩ kiểu:" Liệu mình làm thế có vô ích không, hay có lẽ mình nên làm một thứ khác mà mọi người đang làm không?"
Các bác làm vì yêu thích nó.
Hàng ngày, chúng ta vẫn nghe thấy đài báo, mạng online, ba xàm về chuyện: Tìm đam mê như thế nào? 101 cách tìm thấy đam mê để thành công. Hay những câu: Hãy theo đuổi đam mê và thành công sẽ đến với bạn và dưới đây là những thứ bạn phải làm. Những người nào chưa tìm được đam mê của mình sẽ đọc nghiến ngẫu những thứ như thế để tìm ra cái thứ "unknown".
Nhưng, thực sự, cuộc sống là những chuỗi hành động liên tiếp khó đoán trước. Việc "không biết" là một phần của cuộc sống và cách để "biết" là phải THỬ. Chứ không đơn giản là, các bác chọn một thứ (các bác không thích), cố sống cố chết để bám trụ xong nhận lại chả được bao.
Hãy nghĩ lại hồi xưa, thích thì làm, không thì thôi chuyển. Các bác chuyển đến khi nào mình thấy thứ phù hợp để chơi rồi mới dừng . Có những đứa tìm thấy thú vui của mình trong những trận banh, có những đứa chìm đắm trong thế giới riêng qua những trang sách. Có đứa tìm thấy luôn, có đứa đổi liên tục rồi mới tìm thấy. Nhưng ít ra, chúng nó THỬ.

Ai cũng nói:" Tôi cần tìm thấy đam mê" của mình nhưng, well shit, chả ai chịu thử hay có những người tìm ra rồi nhưng vẫn từ chối nó đấy thôi.
Vì sao? Vì đam mê là những thứ bạn thích, là những điều bạn dành thời gian rảnh. Trong lúc bạn rảnh rỗi, bạn PHẢI LÀM một thứ gì đó đúng không? Bất kì thứ gì. Một chủ đề, hành động, ý tưởng, sẽ xuất hiện khi bạn rảnh. Đúng không?
Đam mê nó nằm ở đấy chứ ở đâu, chỉ là do những định kiến xã hội, sự thiếu tự tin vào bản thân, các bác tránh và trốn nó. Có những người nói với tôi rằng:" Tôi thích đọc manga, nhưng nó đâu tính là đam mê?. Tôi không kiếm được tiền từ manga."
NHƯNG THỰC SỰ, CÁC BÁC ĐÃ THỬ CHƯA?
Vấn đề không phải việc không biết đam mê của mình là gì. Vấn đề nằm ở việc các bác tận dung thời gian rảnh của mình thế nào, các bác yêu sở thích của mình đến đâu. Vấn đề nằm ở nhận thức.
Nó chưa bao giờ nằm là việc "Đam mê" là gì? Mà nó nằm ở độ ưu tiên của các bác đối với hoạt động đấy. Các bác có nghiêm túc cân nhắc nó không. Hay mỗi khi các bác chán hay gặp khó khăn là lại là một lần "đổi" đam mê và chuyển hướng?
Khi các bác nghe ai đó nói:" Nếu bạn làm việc mình thích, bạn sẽ không phải làm việc ngày nào trong đời", nghe cũng bùi tai đúng không? Bullshit. Không có công việc nào, thậm chí công việc mình thích, có thể khiến mình miệt mài không mệt cả. Tất cả các công việc đều có lúc đi xuống. Một người yêu thích viết lách, không phải lúc nào chữ cũng tuôn ra được. Một người đam mê chụp ảnh không phải lúc nào cũng cho ra những bức ảnh hoành tráng.
Sẽ có lúc mệt mỏi, và chán chường, dù đấy là công việc mình thích. Đời mà.

Nhiều người bảo: Tôi cần đi tìm đam mê. Tuy nhiên, đam mê đã tìm thấy họ chỉ là họ bỏ qua nó vì nhiều lý do khác nhau. Họ từ chối sự thật là nó đã và đang ở đấy và sợ cảm giác của sự "không an toàn" khi chạy theo đam mê. Họ định nghĩa sai về "sự thành công" và những ảo tưởng xung quanh đấy.
Hãy nghĩ lại lúc còn nhỏ, nếu chúng ta thích bọ, chúng ta vẫn đi tìm bọ, chứ không phải nhìn những cầu thủ bóng đá rồi nghĩ: Ồ, họ kiếm được nhiều tiền hơn nên mình phải ép bản thân đi đá bóng". Không, không, như thế thật đáng buồn vì làm điều mình không thích chỉ vì tiền.
Một đứa trẻ không đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để vui? Mà nó sẽ tự chơi và cảm thấy vui.
Nếu các bác mà phải tự hỏi: Làm thế nào để kiếm niềm vui từ đam mê? thì sẽ chẳng bao giờ hạnh phúc được.
Vậy, đến đây, các bác đã thấy "Đam mê" của mình nằm ở đâu chưa?
Tôi luôn nghĩ, phải thử thì mới biết được. Không hợp thì bỏ, thử cái khác, thử cho đến khí nào thấy hợp thì thôi. Nếu như không thử, chúng ta sẽ chỉ ngồi đấy và nghĩ: Nếu mình thử thì sẽ ra sao.
THỬ (rất nhiều thứ) -> THÍCH và thấy HỢP -> DÀNH THỜI GIAN LIÊN TỤC ĐỂ TĂNG SKILL -> SẤP MẶT VÌ TƯỞNG MÌNH THÀNH CÔNG -> TIẾP TỤC DÀNH THỜI GIAN ĐỂ TĂNG SKILL - >(repeat đoạn sấp mặt một vài lần) -> THÀNH CÔNG
Hết!
-------------
Truyền cảm hứng bởi Markmanson

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Kim Chi
Đúng là phải thử mới biết được ạ. Em nhảy việc cũng nhiều nên gặp nhiều trường hợp nhà tuyển dụng rất thích dồn ứng viên vào thế bí, kiểu "Tại sao em nghỉ công việc trước, chị thấy công việc này tốt mà, chị thấy công ty này môi trường làm việc rất đáng học tập, tại sao em lại nghỉ, tại sao, tại sao?", "Tại sao em học cái kia mà em lại đi làm cái này?", "Em có thực sự đam mê với cái này hay không, em có sẵn sàng bất chấp tất cả để abc xyz với công việc hay không?" Bla blo...
Bài viết này cũng làm em nhớ tới 1 câu đại loại là "Không ai có thể hoàn toàn yêu thích một công việc đâu con, vì nếu thế thì người ta đã không gọi đó là công việc".
- Báo cáo

Luke Đặng

Chính xác. "Nhảy việc" là một trong những cách để mọi người tìm đã được bến đỗ của mình thôi. Nhiều lúc, nó cũng hơi gây phiền toái cho các nhà tuyển dụng vì công đào tạo của họ =)) Nhưng mà đúng là phải thử thì mới biết được.
- Báo cáo

hoanghale
Với nhà quản lý, họ nghĩ rằng nhảy việc liên tiếp cho thấy nhân viên này có thể là người không bền bỉ, kiên trì, có thể họ thiếu trung thành. Người ta hay nói về "đam mê" như thể là cái gì đó trong phim của Holyweed. Những giây phút chói lòa. Nhạc rần rần. Bùm. Bạn là người tầm cỡ. Với mình, đam mê là từ những hành vi nhỏ nhặt, bạn ý thức được vị trí của mình, bạn biết mình cần đi đến đâu với năng lực thực tế. Bạn cũng biết đấy, ý chí của con người chẳng phải vô hạn, vì thế, nó cần được nuôi dưỡng. Nó được khích lệ nhờ thành quả. Nếu những việc bạn đang làm lặp đi lặp lại thất bại, có nghĩa là bạn cần phải thay đổi. Hoặc phải thay đổi cách thức, hoặc là đam mê đang sai hướng rồi
- Báo cáo

Minh Trần
- Cảm ơn bác , Game thôi :v leo rank thôi , năm sau chắc có lẽ bác sẽ thấy team e đánh vs SKT 



- Báo cáo

Luke Đặng

Bác cứ thử =))) Biết đâu đấy :))
- Báo cáo

Võ Hoàng
Có một điểm mình không đồng ý như sau. "Thử cho đến khi tìm được" là một hành động, theo mình, cực kỳ thiếu hợp lý. Ngay khi bạn kiếm được thứ mình thích dù một chút hãy không ngừng chất vấn bản thân tại sao mình thích nó. Đứa trẻ ( chính bạn đấy ) thích chơi trò chơi đấy là do bạn thích luật chơi phức tạp của nó hay bạn chỉ đơn giản muốn gắn bó với những người bạn ? Nếu không ai còn chơi nữa liệu bạn còn tiếp tục chơi, hay tìm những trò chơi có xu hướng tương tự để phát triển khả năng chơi của mình ? Việc thử mọi thứ cho thấy chính bạn không hiểu mình cần gì cũng như không hiểu thế giới nội tâm của bản thân.
Thư 2 là đời quá ngắn để bạn thử tất cả. Mình có người bạn. Cô ta học đến năm 3 mới phát hiện mình không yêu thích nó. Vậy cô ta phải làm gì ?? Đời người có bao nhiêu cái 4 năm ấy để phí hoài . Nếu cô ta lấy một người chồng rồi sau đó mới phát hiện chang yêu gì a ta . Vậy thì sao ? Não của chúng ta đang già đi, chúng ta càng ngày càng khó tiếp nhận cái mới.
Theo mình bạn nên thử trong giới hạn hiểu rõ và không ngừng chất vấn bản thân
- Báo cáo

Luke Đặng

1. "Nếu không ai còn chơi nữa liệu bạn còn tiếp tục chơi?". Xét theo quy mô rộng hơn, thì tôi hiểu là: "Khi không còn ai ở trong lĩnh vực bạn đang yêu thích, liệu bạn còn tiếp tục làm". Theo ý kiến chủ quan của tôi, sẽ luôn có một cộng động dành cho những thứ mình thích dù đối với đa số nó có weird hay khó đến đâu.
2. "Việc thử mọi thứ cho thấy chính bạn không hiểu mình cần gì cũng như không hiểu thế giới nội tâm của bản thân.". Đúng! Do người ta không biết mình muốn gì người ta sẽ phải thử. Chứ người ta đã biết rồi thì việc gì người ta phải thử việc khác?
3. Và tại sao bác lại chỉ gói gọn việc thử trong 4 năm đại học? Đời đâu chỉ có 4 năm đại học đấy? Có những người may mắn tìm được thứ mình thích ở năm 20 tuổi nhưng có người đến 40 50 tuổi mới tìm được thứ mình muốn. Đối với trường hợp cô bạn của bác, học 3 năm xong không biết mình thích gì, thì tôi nghĩ cô ấy nên thử thứ khác?
Chính tôi khi học tài chính ngân hàng, sau 3 năm học tốn tiền tốn cơm nhưng thấy mình không hợp và chán ghét cái ngành của nợ này thì tôi thử những thử những mới và đang làm với đúng mong muốn hiện tại của mình.
4. Xin hỏi, khi bác nói, "Thử trong giới hạn" thì giới hạn này là gì và bị ràng buộc bởi những điều gì?
- Báo cáo

Võ Hoàng
'' có người đến 40 50 tuổi mới tìm được thứ mình muốn'' ?? Bạn thực sự khuyên người ta làm những thứ như thế ư ? Rằng cứ làm bừa đi rồi một ngày nó sẽ đến ư ? Với mình là một lời khuyên thiếu trách nhiệm và đậm mùi lý tưởng hóa. Vậy nếu cả đời không tìm được thì sao ? Đam mê ( hay ít nhât cái định nghĩa lý tưởng mà bạn nêu ra) nên được tìm ra càng sớm càng tốt. Nhất là trong độ tuổi còn học hỏi vầ phát triển được từ (< 29 tuổi).
Nếu bạn đọc kỹ ý của mình nó đây : hãy chất vấn bản thân xem minh thực sự thích gì có năng lực làm gì từ con đường đó mới tìm ra đừng bừa cái gì cũng làm. Dù chỉ thích một chút bạn cũng không thể lý giải rằng bạn thích nó ở khía cạnh nào sao ? Khó vậy sao ?
Ok 40 50 tìm thấy cũng được ví dụ như bạn thích đàn hay vẽ tranh chẳng hạn khi chân tay bạn mờ, cảm giác không còn nhanh nhạy như trước ; còn thằng bên cạnh bạn nó bắt đầu ngồi vào đàn piano năm 10 tuổi . Khác chứ.
Thời gian nhiều vậy sao ?

- Báo cáo

Luke Đặng

Hmm, có vẻ bác với tôi chung một ý tuy nhiên cách diễn đạt của tôi hơi sai. Khi tôi nói: "Tôi luôn nghĩ, phải thử thì mới biết được. Không hợp thì bỏ, thử cái khác, thử cho đến khí nào thấy hợp thì thôi. Nếu như không thử, chúng ta sẽ chỉ ngồi đấy và nghĩ: Nếu mình thử thì sẽ ra sao. "
Thì với ví dụ "bạn thích làm gì trong thời gian freetime", tôi mong người đọc sẽ liên hệ được là thử những gì họ thích làm trong freetime đó vì họ thích là có lý do" và đó là khi phần "chất vấn lương tâm" của bác được áp dụng.
- Báo cáo

Đạt Nguyễn
mình có thể reup bài này lên trang web phi lợi nhuận (có ghi nguồn) của mình k

- Báo cáo

Luke Đặng

Được bạn nhé
Trang web của bạn là trang nào thế? :))

- Báo cáo

Trà Mật Ong
Bài viết hay đấy ạ ! ^^
- Báo cáo

Luke Đặng

Mình cảm ơn nhé
- Báo cáo