Chào các anh chị em trên động nhện, xin phép các cao nhân xin viết một bài về giải thích kinh tế học theo kiểu a bờ cờ.
1 Nền kinh tế, tổng sản phẩm nội địa (GDP)
Giả sử, tại quốc gia nọ chỉ có 2 người: Mr.A và Mr.B. 
A làm nghề đánh cá và anh bắt được 2 con cá

B làm nghề trồng cà chua và anh thu hoạch được 4 quả cà chua. 

Vậy tổng sản phẩm họ tạo ra là: 2 con cá + 4 quả cà chua
Nếu A và B trao đổi hàng hóa với nhau, tèn ten, chúng ta có nền kinh tế đã được khai sinh.
Bây giờ A và B trao đổi 1 con cá lấy 2 quả cà chua, và A chỉ sẵn sàng đổi 1 con cá, 1 con cá tự tiêu thụ. B sẵn sàng đổi 3 quả cà chua, 1 quả tự tiêu thụ.
Vậy GDP của nền kinh tế này sẽ bằng: 1 con cá + 3 quả cà chua.
Vì GDP không tính đến các sản phẩm dịch vụ của việc tự cung tự cấp. Do đó nếu các bà nội trợ thay vì làm ở nhà thì hãy sang bên hàng xóm làm và lấy lương, như thế GDP của quốc gia sẽ tăng đáng kể. 
Bây giờ, ta quy đổi 1 con cá = 2 quả cà chua.
Vậy GDP sẽ bằng 5 quả cà chua. Đây cũng là cách quy mọi thứ trong GDP ra tiền qua quy đổi
2 Dịch vụ không tạo ra sản phẩm sao lại tính vào GDP
Bây giờ quốc gia xuất hiện thêm chị Ms.C chuyên dịch vụ mát xa tẩm quất.
Sản phẩm của chị C có đặc điểm là sản phẩm vô hình, người cung cấp dịch vụ cung cấp đồng thời cho người mua khi người mua sử dụng. Vì thế không có hàng tồn kho như quả cà chua của anh B, vì vậy, dù chị C có khả năng, sẵn sàng phục vụ rất nhiều vị khách nhưng cũng không được tính vào GDP như quả cà chua của anh B, có thể so sánh với ngành du lịch của năm 2020, sụt giảm nghiêm trọng vì dịch covid 19 không có hành khách tiêu thụ, trong khi các ngành sản xuất có ảnh hưởng nhưng không thiệt hại như vậy
Giả sử chị C nhận mát xa cho anh B với giá 1 quả cà chua.
Vậy GDP của nền kinh tế bằng 1 con cá 3 quả cà chua và 1 lần mát xa hay bằng 6 quả cà chua
3 Tiền tệ
Quốc gia tưởng tượng của chúng ta bây giờ có rất nhiều người, sản phẩm rất đa dạng nhưng mọi người vẫn quyết định thống nhất dùng cà chua để quy đổi. Giả sử cà chua của đất nước này không bị hỏng hay hao hụt chất lượng theo thời gian, một quả cà chua của 10 năm sau vẫn tương đương như hiện tại.
Anh B bây giờ sau nhiều năm đã rất giàu có, có rất rất nhiều cà chua. Vì vậy anh ta quyết định xây một cái kho khổng lồ để đựng cà chua và sau đó phát hành các tờ giấy ghi nợ có chữ khí của anh ta với điều kiện mỗi tờ giấy sẽ đổi được một quả cà chua trong kho.
Vì thế, mọi người quyết định thay vì cầm cà chua đi chợ, bây giờ sẽ cầm tờ giấy có chữ kí của anh B để trao đổi, vì khi cần thiết họ có thể quay về chỗ anh B để đổi đống giấy đó thành cà chua.
Cái tờ giấy đó đã thay cà chua thành công cụ trao đổi, vì người ta có niềm tin vào  tờ giấy đó có giá trị, và bất kỳ ai cũng biết rằng nó có giá trị và sẵn sàng dùng để trao đổi. Việc này cũng tương tự như tiền có bản vị vàng, hay tiền có giá cố định đối với vàng, và như thế thì không có việc tiền mất giá so với vàng hay tiền bị lạm phát.
Tiền bây giờ là giấy nợ của các chính phủ, chính phủ luật định giá trị của tiền và đảm bảo cho việc tiền này được lưu thông trong nền kinh tế, và giá trị của tiền sẽ được ảnh hưởng bởi lượng dự trữ ngoại tệ của chính phủ và nguồn thu của chính phủ, hay là việc chính phủ cam đoan có khả năng chi trả cho số tiền mình in ra.
Vậy Bitcoin có là tiền không? Nó là tiền khi nó được một số đông người chấp nhận là công cụ trao đổi, và có niềm tin vào việc có thể lấy bitcoin để đổi thành một lượng giá trị khác như USD, vàng… những thứ đã được những người khác công nhận.
Bài viết lấy cảm hứng từ tác phẩm Nền Kinh Tế Tăng Trưởng Và Sụp Đổ Như Thế Nào? Của Peter Schiff và động lực từ bài Sẽ ra sao nếu bạn sáng tạo nhiều như cách bạn tiêu thụ? của Mục Đồng