Giải pháp vấn nạn "mua iPhone nhận gạch đá", ngăn chặn lừa đảo và tráo hàng tối ưu hơn phương pháp đồng kiểm
Mua iPhone 12 nhưng chỉ nhận được cục đá, hộp bút chì màu không phải là trường hợp hiếm khi mua hàng trên mạng. Từ trước đến nay, rất...
Mua iPhone 12 nhưng chỉ nhận được cục đá, hộp bút chì màu không phải là trường hợp hiếm khi mua hàng trên mạng. Từ trước đến nay, rất nhiều vụ tráo đổi hàng hóa tương tự diễn ra như một góc tối của ngành thương mại qua mạng xã hội nói riêng và thương mại điện tử nói chung. Người tiêu dùng đều ủng hộ việc đồng kiểm để bảo vệ quyền lợi, nhưng liệu đây có phải là phương pháp tối ưu cho cả người bán và người mua?
Đa phần người tiêu dùng cho rằng đồng kiểm (kiểm tra hàng hóa cùng shipper) trước khi thanh toán là giải pháp hiệu quả nhất để bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên đều này thật sự không giải quyết được gốc rễ của nạn "mua iPhone nhận gạch đá". Theo đó, đồng kiểm là một nút thắt cổ chai khiến thương mại điện tử khó phát triển và nảy sinh nhiều vấn đề.
Do vậy Shopee và Lazada đã bỏ chính sách đồng kiểm hàng hóa từ đầu năm 2019 vì còn nhiều bất cập. Nhưng việc buôn bán, giao dịch sản phẩm giờ đây không chỉ diễn ra trên các sàn thương mại điện tử, người tiêu dùng đang thiếu sự bảo vệ mỗi khi mua sắm trực tuyến.
Đồng kiểm là không cần thiết với thương mại điện tử và mạng xã hội
"Tôi thường mua hàng trả tiền trước và nhờ người thân ở nhà nhận giúp. Trong trường hợp này, người thân của tôi không thể biết tôi mua gì để có thể kiểm hàng. Nếu áp dụng chính sách đồng kiểm, tôi sẽ không được bảo vệ vì đã đồng ý nhận hàng", chia sẻ của một nhân viên văn phòng tại TP.HCM.
Đồng kiểm cho phép khách hàng được mở bao bì, thùng hàng trước khi trả tiền với sự chứng kiến của người giao hàng (shipper). Tuy vậy, các bước này khá rườm rà, tốn thời gian và hạn chế sự phát triển cho các sàn thương mại điện tử.
Có những sản phẩm cần một thời gian để kiểm tra, đặc biệt là đối với những sản phẩm chuyên môn cao, việc đồng kiểm ngay tại chỗ tốn nhiều thời gian cho cả người giao hàng và người nhận hàng.
Chính vì thế, ở Mỹ luôn có một bên trung gian đứng ra bảo vệ quyền lợi cho cả người mua và người bán trong bất cứ giao dịch online nào. Khi xảy ra tranh chấp hoặc đổi trả, số tiền sẽ được giữ lại cho đến khi cả hai bên đồng thuận với nhau.
Ở Việt Nam, hiện bạn có thể thấy các sàn thương mại điện tử cũng có chính sách này để bảo vệ khách hàng khi đặt hàng trên nền tảng của họ. Nhưng nếu đặt hàng ở một trang web, cửa hàng, trang fanpage trên Facebook, Instagram,... thì người mua sẽ cần sự bảo vệ của một bên khác như Soby. Bởi các nền tảng mạng xã hội vẫn chưa có các hình thức chuyển khoản, giao nhận hàng và bảo đảm an toàn cho người mua.
Soby cung cấp dịch vụ ký quỹ thanh toán Safebuy dành cho mọi giao dịch trực tuyến, bao gồm cả trên các mạng xã hội và sàn thương mại điện tử. Safebuy phải chắc chắn khách hàng đã nhận được sản phẩm ưng ý thì khoản thanh toán mới được chuyển đến người bán.
Không đồng kiểm tạo nên lỗ hổng cho các hành vi lừa đảo
Khi không cho phép đồng kiểm cũng tạo ra một số lỗ hổng cho phép kẻ gian lợi dụng. Theo đó, ngay khi khách hàng đặt đơn hàng, các chủ cửa hàng ngay lập tức nhấn nút hủy đơn. Họ sẽ cử một người, tự nhận là "hệ thống xác nhận đơn hàng của sàn thương mại điện tử" gọi đến khách hàng đó theo số điện thoại đã đặt hàng trước đó.
Mục đích của cuộc gọi là thông báo khách hàng đã "tự hủy đơn" một cách cố tình hoặc vô ý. Họ ngỏ ý nếu khách hàng vẫn muốn tiếp tục nhận hàng thì phía cửa hàng sẽ vận chuyển theo hình thức COD (thu tiền tại nhà).
Khi người mua tưởng rằng mình đang nói chuyện với "nhân viên sàn", họ sẽ chấp nhận lời đề nghị này bởi họ nghĩ rằng mình đang được bảo vệ bởi sàn thương mại điện tử trên.
Nhưng khi đơn hàng đã bị hủy và gian thương ấy giao hàng không đúng với chất lượng, mô tả, hàng giả,... khách hàng sẽ không nhận được bất kỳ hình thức bảo vệ, hoàn trả nào cả, kể cả việc đánh giá shop bán hàng trên kênh của họ.
Các gia đình đông người thường là nạn nhân của tình trạng ship lụi bởi khi gói hàng tới, khách hàng thường có thói quen chỉ xem đúng thông tin và nhận giùm người thân.
Giải pháp ngăn chặn các gian thương, lừa đảo mà không cần đồng kiểm
Mua sắm online giờ đây không chỉ diễn ra trên các sàn thương mại điện tử mà còn ở nhiều nơi khác như Facebook, Instagram, Zalo, website và kênh của từng hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Lúc này, người tiêu dùng không còn được bảo vệ bởi các sàn thương mại điện tử nữa.
Ký quỹ thanh toán là một giải pháp cần thiết và tối ưu nhất hiện nay. Nếu mua sắm online trên Facebook, Zalo, website và các trang mạng xã hội (không phải trên các sàn thương mại điện tử), người tiêu dùng nên sử dụng những dịch vụ ký quỹ để tự tin giao dịch và đảm bảo chất lượng hàng hóa.
Nguồn: soby.vn
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất