Aesop Rock mới ra bài Pizza Alley, mình nghe xong ngồi suy nghĩ cảm xúc quá nên viết mấy dòng
Những câu chuyện tôi tưởng tượng ra lúc nhỏ chắc giờ mà kể người ta kêu bị khùng. Sau khi đọc xong cuốn Doreamon đầu tiên, lúc đó chắc 5, 6 tuổi, tui muốn sau này tạo ra được cỗ máy thời gian. Tôi ngồi nguyên ngày tưởng tượng nếu mà có được cổ máy thời gian thì mình làm gì. Chắc là để nhắc thằng Nhân hôm trước coi chừng lát nữa bị mẹ la, hay lúc nó sắp tè dầm thì kêu nó dậy. Tôi còn ngồi vẽ xem cổ máy gian trông nó như thế nào. Nóng quá nên cho thêm vào cái quạt máy. Thêm vào mấy cái băng ghế nữa ngồi cho dễ. Chạy điện thì cũng không phải điện bình thường, mà là điện mà không cần dây điện... Tôi xem phim siêu nhân Gao xong tưởng tượng sau này mình làm siêu nhân cứu thế giới, ước mình trở thành ông thần này thánh nọ. Hồi đó tôi hay chơi khủng long vì được ông cậu nước ngoài về cho mấy cuốn sách khủng long nhìn phê lắm. Chữ nghĩa chả hiểu gì nhưng mà cơ bản là nó ngầu và màu mè. Mấy đứa con nít là như vậy đấy, nó không biết gì hết nên thấy gì cũng tưởng tượng, suy diễn ra. Nó thấy những con mgười to lớn hơn nó và thích tưởng tượng sau này làm người lớn, xong rồi được làm cái này cái kia, được phiêu lưu khắp nơi như mấy nhân vật trong phim Disney. Lớn rồi thì phiêu lưu quá hơi ghê. Trong mấy cái phim đó có bao giờ để cho anh hùng thua đâu. Anh hùng cái gì cũng làm được. Ngoài đời thì con người cứng cỏi tới đâu cũng có lúc gục ngã, va vấp trước sau. Cho nên siêu nhân hay anh hùng chắc chỉ có trong truyền thuyết.
Ừ đó là kết thúc câu chuyện của tôi khi nghe xong bài hát này của Aesop Rock. Hơi bị cục súc nhưng mà tôi có biết kể truyền thuyết đâu. Trong bài hát này, Aesop Rock hóa thân thành truyền thuyết của mấy đứa nhỏ. Một con nai tụi nó thấy trong bóng tối khi ra ngoài vườn lượm đồ chơi. Thường thì người ta hay nói con nai dễ thương lắm, nhưng vì mấy đứa này lần đầu tiên thấy con nai, nhưng cũng chả biết nó là con nai. Nhìn cứ như quái vật ấy. Xong 2 anh em tụi nó bị ám ảnh luôn, xong phải ngủ chung phòng với nhau vì sợ quái vật ăn thịt. Nhưng mà ám ảnh quá không ngủ được. Hỏi qua hỏi lại một hồi mệt quá ngủ hồi nào k hay. Mệt quá nên mơ. Mà mơ ghê vãi. Mấy ông chơi đồ kiểu gì không biết nhưng bằng gì được con nít khi mơ. Tụi nó mơ làm nhà thám hiểm để tìm cho ra tung tích của con vật kì lạ kia. Khi đi không quên để lại lá thư căn dặn mấy đứa bạn nhớ gửi thêm đồ ăn với đĩa nhạc rap. Và nếu đã ra đi rồi lại còn tự hứa với lòng không thể trở về tay không, có chết thì cũng không được chết trên mấy khu đồi núi bình thường, mà phải hiểm trở thử thách nhất. À nhưng mà câu chuyện của Aesop chưa kết thúc ở đây. Vì ham hố thử thách quá nên nhà thám hiểm này tạch cmnl. Bơi xuống biển sâu bị lưới đánh cá điện giựt chết. Nhưng chết đâu có nghĩa hết. Mơ mà, chết kiểu nào được. Còn ngủ là còn mơ tiếp thôi. Tiếp theo là giấc mơ về chuyến phiêu lưu của nhà thám hiểm sau cái chết… Nhà thám tiếp nhận những thử thách, tìm ra những bí mật sâu thẳm nhất của chính anh trong một hành trình vô tận.
Đọc tới đây bạn nghĩ bài hát này có vẻ tích cực nhỉ. À không, Aesop đang kể là một câu chuyện có thật về 1 đứa trẻ có 2 đứa bạn thân bị điện giựt chết. Và nó sử dụng trí tưởng tượng phong phú của mình để tin rằng đến một ngày nào đó nó sẽ đi đến nơi tận cùng sâu thẳm nhất của thế giới để cuối cùng gặp được 2 người bạn của nó. Đây đơn giản là thái độ của một đứa con nít khi đối mặt với biến cố. Tụi nó không biết gì cả. Tụi nó còn không biết cái chết hay bi kịch là gì. Sự thật là những gì chúng nó tưởng tượng ra. Có thể khi không có sữa, đói bụng, té một cái, hay bị ba mẹ la là tụi nó khóc òa ra, nhưng chúng nó lại sở hữu một sự lạc quan thần kì mà ít người lớn nào có được