Đừng để cho đến khi chính chúng ta không thể kiểm soát được những thứ con cái hay em bạn đang nghe, thì lại đổ thừa cho "cộng đồng mạng" hay sự phát triển của công nghệ. Nhưng hãy nhớ rằng, người quyết định thứ gì sẽ trở thành trào lưu, chính là chúng ta!
Đây không phải một bài viết giới thiệu nghệ sĩ hay tác phẩm nào. Cũng không phải một bài viết đưa ra quan điểm về một vấn đề âm nhạc gần đây. Bài viết này tôi xin được cùng các bạn tâm sự và chia sẻ về một câu chuyện sâu xa hơn một chút.

Âm nhạc với bạn là gì?

Kết quả hình ảnh cho music
Âm nhạc với bạn là gì?

Khi còn bé

Tôi thuộc cộng đồng nửa cuối 9x (cụ thể là 1997). Vào khoảng thời gian những năm 2005-2010 đổ về, khi ca nhạc hội chợ khá thịnh hành. Nào là Lý Hải, Lâm Chấn Huy rồi cả Khánh Phương... thường xuyên xuất hiện ở tại thị trấn tôi sống. Âm nhạc trong tôi đơn giản là những bài hát thịnh hành lúc đó. Tất cả chỉ đơn giản là thấy nhiều người nghe, thì bài hát đó tự nhiên sẽ được lưu trong playlist của tôi.
Tầm khoảng năm 2007-2009, iTV là một kênh lớn được ưa chuộng hàng đầu bởi giới trẻ. KPop trở thành một trào lưu nghe nhạc lúc đó. Đi đâu cũng có thể thấy Haru Haru, Sorry Sorry rồi Mirotic... Âm nhạc với tôi lúc đó chính là những bài nhạc dance mà tôi chẳng hiểu rõ lời nhưng vẫn có thể lắc lư, hát đớp theo.
Kết quả hình ảnh cho itv kênh\
iTV từng là một kênh âm nhạc được ưa chuộng hàng đầu
Sau này khi iTV đi vào giai đoạn thoái trào, thời đại của smartphone lên ngôi, mọi người lúc đó có thể tìm kiếm bất cứ điều gì chỉ bằng điện thoại, còn tôi thì không. Lúc đó tôi vẫn chăm chỉ xem TV và biết về rap. Đó là lần đầu và cũng là lúc tôi thấy thực sự thích một thể loại âm nhạc đến vậy. Âm nhạc trong tôi lúc đó, chỉ có rap. Đó là những nghệ sĩ như Lil' Knight, GO Band, JustaTee...

Đọc thêm:

Khi lớn hơn một chút

Bước vào cấp 3, tôi cũng đã có máy tính và điện thoại riêng. Thời điểm đó tôi vẫn tiếp tục lên mạng và nghiền ngẫm về rap. Những bài hát rap lúc đó là một thứ gì đó rất lôi cuốn tôi. Tôi chia sẻ chúng cho nhiều bạn bè hơn. Ai ai lúc đó cũng "Ladykillah can you feel me?". Văn nghệ ở trường cũng tràn ngập các bài cover rap/hiphop. Âm nhạc trong tôi lúc đó, vẫn là rap nhưng rộng lớn và rõ ràng hơn.
Kết quả hình ảnh cho ladykillah
Ladykillah - cộng đồng nghệ sĩ underground đình đám một thời
Khi bước vào đại học, được tiếp xúc với nhiều các show ca nhạc sinh viên, các chương trình nhạc hội tại trường đại học và sân vận động (free vé). Tôi được thấy tận mắt các ca sĩ nổi tiếng, và không thể thiếu những bài EDM giật gãy cổ. Nhưng lần này, âm nhạc đối với tôi không chỉ đơn giản là vậy.

Âm nhạc thực sự đối với tôi là gì?

Gần 4 năm học tại Hà Nội đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều. Trưởng thành hơn trong cách đối nhân xử thế, trong cách suy nghĩ với các vấn đề cuộc sống. Và trưởng thành hơn với cách nhìn nhận về âm nhạc thực sự.
Kết quả hình ảnh cho real music
Âm nhạc thực sự là gì?
Giờ đây, âm nhạc đối với tôi không phải là những bài hát "mỳ ăn liền" được hát tại hội chợ; không phải làn sóng Kpop ngày một đông đúc và bội thực bởi số lượng nghệ sĩ và tác phẩm; cũng không phải chỉ có rap và hiphop nói chung. Tôi có thể kể ra hàng tá các ca sĩ ra bài hàng ngày hàng giờ, có thể kể ra hàng trăm ca khúc mà tôi nghe thấy ở bất kỳ đâu. Nhưng để nói với bạn rằng tôi thực sự thích ca sĩ nào, bài hát nào, tác phẩm nào thực sự chất lượng. Thì con số đáp ứng được là vô cùng nhỏ.
Giờ đây với tôi, âm nhạc thực sự phải mang trong mình những giá trị mà không chỉ người nghe muốn được cảm nhận, mà chính nghệ sĩ tạo ra chúng cũng phải muốn cho đi. Hiểu đơn giản, âm nhạc bây giờ cần nhiều hơn sự đầu tư về nội dung và cảm xúc. Âm nhạc với tôi, phải bắt nguồn từ sự nghiêm túc của nghệ sĩ với tác phẩm. Thêm vào đó, là yêu cầu hàm lượng nghệ thuật từ chính những người nghe.

Đọc thêm:

Nhưng hiện trạng thì...

Cái tiếng gáy "Ò ó o" của một ca sĩ nữ đã văng vẳng bên tai tôi trong suốt một vài tháng. Ai cũng nghĩ rằng đó là một bài hát dở, nhưng thái độ của họ với nó hoàn toàn ngược lại. Họ vẫn lan truyền, vẫn hàng ngày giúp bài hát đó nổi lên trên newsfeed. Vẫn hàng ngày chỉ trích, châm biếm nhưng bản thân lại thuộc làu làu từng bài?
Kết quả hình ảnh cho chi pu gáy
CA SĨ?
Đã có lúc tôi tự hỏi rằng, tại sao người ta luôn miệng nói không thích. Nhưng lại không thể dừng những hành động đó lại? Với tôi, nếu bắt gặp, đơn giản tôi sẽ ẩn nó đi, chặn cô ca sĩ đó khỏi tầm mắt. Và tìm về những thứ âm nhạc thực sự làm tôi được truyền cảm hứng.
Trào lưu thì đến rồi đi, nhưng ai trong chúng ta sẽ chịu trách nhiệm về những kết quả (nặng hơn là hậu quả) nó mang lại? Những đứa trẻ ngoài kia bây giờ vẫn đang mở nhạc của Phú Lê, clip của Khá Bảnh, Độ ta không độ nàng... Các bạn nghe và thấy vui trong chốc lát và ấn share. Nhưng rồi kết quả thì ai cũng thấy. Những nghệ sĩ thực sự như Oplus Band, DSK hay nhiều Underground artists khác, thì đang hàng ngày bỏ tiền túi để làm nên các tác phẩm chất lượng nhưng không ai quan tâm. Còn những hiện tượng kia thì vẫn nổi lềnh phềnh như vậy.
Kết quả hình ảnh cho oplus
Những nghệ sĩ thực sự thì ít được chú ý

Điều sau cùng tôi muốn chia sẻ

Có thể bạn sẽ thấy rằng tôi hơi gay gắt. Song tôi cũng biết rằng đó là điều không chỉ tôi mà rất nhiều người nghe nhạc, làm nhạc chân chính ngoài kia đang muốn nói. Đừng để cho đến khi chính chúng ta không thể kiểm soát được những thứ con cái hay em bạn đang nghe, thì lại đổ thừa cho "cộng đồng mạng" hay sự phát triển của công nghệ. Nhưng hãy nhớ rằng, người quyết định thứ gì sẽ trở thành trào lưu, chính là chúng ta!
Kết quả hình ảnh cho us
Người quyết định thứ gì sẽ trở thành trào lưu, chính là chúng ta!
Xin chào các bạn. Tôi tên là Phạm Hồng Phúc hay Keristique. Với đam mê cháy bỏng của mình, tôi rất hân hạnh được mang tới cho mọi người những bài viết về Âm nhạc và Underground. Vậy nên đừng quên upvote, theo dõi chia sẻ bài viết để ủng hộ tôi nhé!