Tiếp tục cái bài viết củ chuối hơi nặng tính khoa học hóa quá mức.


Từ người mẹ trăm con mang tên Dreadnought


Năm 1906 đã mở ra cái thời đại của những chiếc tàu toàn chơi pháo lớn đồng cỡ khi mà người Anh cho ra mắt chiếc HMS Dreadnought kèm theo trận đánh 1 năm trước đó của Nhật đã chứng tỏ sức mạnh của cái học thuyết này. HMS Dreadnought được đóng năm 1905 và nhập biên năm 1906, nó là chiếc chìa khóa để mở ra kỉ nguyên toàn pháo lớn. Cũng Như là một con người vĩ đại làm nên điều vĩ đại, cái tên của nó cũng được sử dụng để định nghĩa các thiết giáp hạm khác. Với giàn hỏa lực chính gồm 10 khẩu 12 inch với 8 khẩu có thể bắn được cùng lúc ở 1 bên mạn tàu, nó bỏ xa người đàn chị Lord Nelson vốn là thiết giáp hạm mạnh nhất thế giới trước khi Dreadnought được ra mắt.

một chiếc thiết giáp hạm mà có thể chiến đấu bằng 2 chiếc khác cộng lại thì không ai có thể là đối thủ của nó

Tất nhiên, không chỉ người Anh mới quan tâm tới vấn đề này. Năm 1903, người Ý đã đi tiên phong trong việc đình hình những chiếc thiết giáp hạm toàn pháo lớn, cụ thể đó chính là Vittorio Cuniberti. Thế nhưng có vẻ như chính phủ hoàn toàn không coi trọng học thuyết của ông và không có con tàu nào như thế được chế tạo trong thời điểm đó.Người Nhật và người Mỹ cũng nhận thức vấn đề này từ khá sớm, họ đã cho đóng lớp Satsuma đối với người Nhật và South Carolina đối với người Mỹ. Thế nhưng không phải lúc nào mọi việc cũng thuận buồm xuôi gió, nếu Nhật quá lệ thuộc vào nguồn cung cấp pháo từ Anh để rồi Anh cũng không có đủ pháo cho họ thì Mỹ lại gặp sự chậm chạp trong quyết định và phải tới năm 1906 thì South Carolina mới được đặt lườn. Vậy nên, nghiễm nhiên Dreadnought là cả một cuộc cách mạng rồi, nhưng nó không chỉ là cuộc cách mạng về những khẩu pháo lớn.
HMS Dreadnought 1906 H61017.jpg

Quý cô Dreadnought là một biểu tượng vĩ đại đối với người Anh


Năm 1884, Charles Algernon Parsons đã phát minh ra turbine hơi nước, nó mạnh mẽ hơn nhiều so với những chiếc động cơ 3 buồng bành trướng đặt dọc kiểu cũ. Sau một số thử nghiệm loại động cơ mới này trên các tàu khu trục, đến lượt Dreadnought, chiếc tàu đã được lắp turbine hơi nước. Kết quả là chiếc Dreadnought ra đời với tải trọng ấn tượng lên tới 21000 tấn khi trang bị đầy đủ cùng với tốc độ khá tốt: 21 knots. Chính sự ra đời của turbine hơi nước cũng đã mở ra 1 kỉ nguyên mới, không chỉ dừng lại ở chạy đua số pháo mà còn là chạy đua cỡ pháo kèm chất lượng pháo và chạy đua tốc độ.


Cho tới sự phát triển những đứa con


1 - Những người đến sau


Dreadnought ra đời trở thành một hình tượng cho các nước khác noi theo, tất nhiên là chả đứa con nào mà không noi gương mẹ cả, bắt đầu từ người Anh. Sau sự thành công đáng kinh ngạc của Dreadnought, không có lí do gì để người Anh bỏ mất mội thiết kế tuyệt vời như vậy. Bằng chứng là 6 thiết giáp hạm sau đó của họ thực ra là một phiên bản cải tiến của Dreadnought. Không như người Mỹ, người Anh vẫn chưa dám chơi liều đặt các tháp pháo gần như chồng lên nhau, họ sợ rằng nó sẽ làm ảnh hưởng tới độ chính xác của pháo. vậy nên chiếc Dreadnought cơ bản là khá dài, cho dù để tiết kiệm diện tích thì họ đã đặt 2 tháp pháo số 2 và số 3 ở 2 bên cạnh phần tháp chỉ huy và ống khói. Điều đương nhiên là một tháp pháo sẽ bị thừa (một con tàu mà phải chiến đấu từ cả 2 mặt tàu thì cũng đừng mong sống lâu). Cái cách thiết kế này cũng ảnh hưởng tới tàu của người Pháp. người Đức và đương nhiên là cả người Nhật - bạn hàng thân cận của họ.


Image

South Carolina đã bị chậm mất 1 nhịp khi nó hoàn thành sau Dreadnought tận 6 tháng. Ta có thể nhìn thấy nhờ cách đặt pháo khoa học mà hỏa lực của South Carolina tương đương Dreadnought trong khi nó bé hơn Dreadnought nhiều



Pháp bị chậm chân trong cuộc đua Dreadnought với các nước khác với 1 lớp tàu trước đó của họ vẫn là Semi-Dreadnought vì lớp tàu đó họ có kế hoạch từ trước, nhưng người Pháp cũng sớm bắt kịp xu thế một cách đầy đủ nhất. Trên hình là thiết giáp hạm Courbert của họ với thiết kế khá giống Dreadnought nhưng cách tháp pháo đã được xếp gần nhau nhằm tiết kiệm diện tích

lớp Nassau là lớp Dreadnought đầu tiên của Đức cũng dồn tháp pháo về hai bên thay vì đặt hết chính giữa, họ sử dụng pháo 28 cm bắn nhanh thay vì khẩu 12 inch (30.5 cm) chất lượng cao hơn nhưng bắn chậm hơn nhiều

người Ý cũng là kẻ chậm chân trong cuộc đua này, thiết giáp hạm Dante Alighieri của họ nhập biên năm 1913 tức là chậm hơn so với Dreadnought gần 10 năm


Nhật Bản cũng là một cường quốc và thậm chí họ đã định đóng vài "chiếc all big gun" những không thành do người Anh thiếu pháo. Đến năm 1909 khi họ khởi đóng Kawachi thì vận đen vẫn ám họ, người Anh vẫn trong tình trạng khá thiếu pháo. Kết quả là chiếc Kawachi đã phải mang hỗn hợp 2 loại pháo có độ dài nòng khác nhau, ảnh hưởng đến tính nhất quán của con tàu. Không hết, Kawachi còn là một thiết kế lỗi. Cách đặt pháo của nó giống hệt con tàu Nassau phía trên nhưng góc quay pháo hạn chế hơn nhiều, ảnh hưởng không hề nhẹ tới hiệu suất chiến đấu của con tàu
Kết quả hình ảnh cho Kawachi class

Kawachi giống một chiếc Semi-Dreadnought hơn là Dreadnought (ảnh là chiếc Settsu cùng lớp)


2 - Sự tạo thành những chiếc tuần dương thiết giáp của người Anh


Trước hết, ta phải bới móc lại lịch sử trước đó đôi chut. Ngoài thiết giáp hạm ra thì cũng có một loại tàu chiến chủ lực là những tàu tuần dương bọc thép. Nó nhỏ hơn, giáp mỏng hơn và pháo chính nhỏ hơn so với thiết giáp hạm: pháo 8 inch.
 Những con tàu này về sau cũng cải tiến dần lên tới mức nặng ngang những chiếc thiết giáp hạm, giáp mỏng hơn nhưng tốc độ cao hơn thuận lợi cho việc cắt chữ T kẻ địch. Tất nhiên thời đó người ta vẫn sử dụng động cơ 3 buồng cũ khiến tốc độ chưa phải vượt trội so với những chiếc tàu tuần dương nhỏ hơn khác nên nó vẫn được gọi là tàu tuần dương bọc thép. Thế nhưng rồi như ai cũng đã biết ở trên, sự ra đời của động cơ turbine hơi nước kèm với sự thành công của Dreadnought đã mở ra nhiều hướng phát triển mới. Người Anh thì chẳng cần chờ đợi lâu mà họ áp dụng triệt để ngay lập tức vào những chiếc tàu chiến của mình. Năm 1908, họ cho ra mắt lớp tàu chiến Invicible với tốc độ lên tới 25 knots, một thứ mà trước đó chỉ có những con tàu nhỏ nhẹ mới đạt tới được. Người Anh gọi chúng là những chiếc Battlecruiser và khái niệm tuần dương thiết giáp bắt đầu hình thành từ đó (về căn bản thì là những chiếc Armored Cruiser mang dáng dấp Dreadnought cho dễ hiểu)

Lớp Invicible, nhìn qua thì thấy nó lại đặt pháo ở 2 bên nhưng cách đặt của nó vô cùng thú vị đấy, cái này mình sẽ nói ở các bài sau


Không chỉ dừng lại ở người Anh, người Đức cũng nhìn thấy ích lợi từ những chiếc tàu chiến tốc độ cao. Và tới năm 1910 họ cũng cho ra mắt chiếc tàu chiến tuần dương của mình - chiếc Von der Tann. Chiếc tàu sở hữu tốc độ cao nhất trong các tàu chiến hạng nặng thới bấy giờ với 27.5 knots và lớp giáp cũng chả thua kém quá nhiều so với thiết giáp hạm. So với chiếc tuần dương thiết giáp của người Anh cùng thời với nó - chiếc Indefatigable, vốn là bản cải tiến từ con tàu Invicible -  Von der Tann nhanh hơn hẳn trong khi vỏ giáp thì tốt hơn rất nhiều. Riêng chỉ có pháo chính thì họ dùng pháo 28 cm của họ (cái này mình sẽ đề cập trong các bài sau). Thiết kế của người Đức thì giống y hệt thiết kế chiếc Invicible của người Anh, họ còn cũng áp dụng kiểu thiết kiết này cho một số các tàu chiến về sau của họ.

người Anh đã mở đường cho người Đức, nếu người Anh biến một con kiến thành một con voi thì người Đức có thể biến nó thành một con khủng long. Von der Tann là một cái chìa khóa mở đường cho họ


Đối với các nước khác thì họ cũng khá quan tâm về thiết giáp hạm và nhất là người Nhật, họ cũng đã đóng lớp Kongo vào năm 1911 nhưng cái này mình sẽ nhắc trong các bài sau. Người Mỹ cũng khá quan tâm tới nó còn các nước khác thì hầu như khá lạnh nhạt với những chiếc tuần dương thiết giáp (trừ GẤU NGA).



Kì 3: Chặng đường từ lúc huy hoàng tới lúc tàn lụi - Phần 1: Học thuyết tàu chiến của người Anh


P/S: Vì mỗi nước có đều có riêng những điểm khác biệt cực lớn nên mình sẽ làm về từng nước một

cảm ơn các bác đã ủng hộ bài viết!