Các doanh nghiệp nổi tiếng hiện nay đang tập trung sử dụng Game hóa để cải thiện bộ phận quản lí nhân sự, với mục tiêu chiến lược là cải thiện trải nghiệm cho nhân viên.
Môi trường nhân sự đang thay đổi từng ngày với cách mạng công nghệ và kỉ nguyên kĩ thuật số. Trong những năm gần đây, Game hóa đã khẳng định được chỗ đứng của mình như một phương pháp quan trọng để nâng cao năng lực quản lí cũng như trải nghiệm của nhân viên. Theo khảo sát của Gallup’s State of Global Workplace (2017), thì ở Ấn Độ, tỷ lệ tham gia của nhân viên là khá thấp: chỉ có khoảng 13% người Ấn Độ thực sự dấn thân vào công việc mình làm. Đó là lí do mà các doanh nghiệp nổi tiếng hiện nay đang tập trung sử dụng Game hóa để cải thiện bộ phận quản lí nhân sự, với mục tiêu chiến lược là cải thiện trải nghiệm cho nhân viên.

Phân tích Game hóa trong quản lí nhân sự

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, phương pháp thu hút và quản lí nhân tài sẽ là kim chỉ nam cho những doanh nghiệp muốn hướng đến đỉnh cao. Việc sử dụng các yếu tố trò chơi trong các bối cảnh không phải trò chơi - đặc biệt là trong tuyển dụng, đào tạo và phát triển - sẽ giải quyết được các vấn đề phức tạp, đồng thời phát triển được quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân và làm bền chặt thêm những kết nối chuyên nghiệp.
Không giống như cách tiếp cận truyền thống, phương pháp này sử dụng các kỹ thuật chuyển dòng dữ liệu để thúc đẩy sự tham gia và cam kết của nhân viên, lại sử dụng các kỹ thuật truyền thông để thúc đẩy sự tương tác của người dùng. Đó là sự kết hợp độc đáo và tinh tế giữa công nghệ và tâm lý học để cho ra đời các phương pháp tiếp cận động cơ hành vi.

Làm thế nào để Game hóa có thể đi đôi với quản lý nhân sự?

Trong một hoạt động cụ thể, tâm lí con người tiếp nhận ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố như năng lực, hứng thú và khả năng tham gia. Các nhà quản lý tài năng sử dụng năng lực để biến nơi làm việc thành một sân chơi mạnh mẽ và giúp nhân viên đạt được các mục tiêu đã định. Họ cũng sử dụng nhiều cơ chế khác để thiết lập các mục tiêu cần thiết, nhờ vậy thúc đẩy khả năng hợp tác và mong muốn được công nhận của nhân viên. Với tinh thần cạnh tranh cao độ, nhân viên sẽ cố gắng để nâng cao uy tín của bản thân giữa các đồng nghiệp, gián tiếp cải thiện trình độ chuyên môn thông qua những thành tích bền vững. Việc triển khai các cơ chế trò chơi cũng làm rõ nét hơn văn hóa công ty, thúc đẩy động lực và sự tương tác của nhân viên. Ngoài ra, việc khen thưởng khi nhân viên hoàn thành các nhiệm vụ mong muốn cũng giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực hơn trong mắt ứng viên.
Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, phương pháp thu hút và quản lí nhân tài sẽ là kim chỉ nam cho những doanh nghiệp muốn hướng đến đỉnh cao.Những nhà quản lí tài năng sử dụng Game hóa ở nơi làm việc như thế nào?
Việc áp dụng trò chơi hóa bao gồm vô số lợi ích, từ thúc đẩy năng suất của nhân viên đến gia tăng khả năng sáng tạo hiệu quả. Từ việc hỗ trợ tuyển dụng đến nâng cao chất lượng đào tạo, các nhà quản lý tài năng sử dụng Game hóa để đạt được các mục tiêu kinh doanh mong muốn.

Cách thức tuyển dụng

Game hóa có khả năng thu hút nhân tài - không phải những nhân tài bình thường, mà là những nhân tài tốt nhất mà công ty có thể tìm ra. Bằng cách tích hợp cơ chế trò chơi vào quy trình phỏng vấn, các nhà quản lý tài năng có thể đánh giá hành vi và tình cảm của ứng viên thông qua các câu đố, thách thức chuyên ngành và các bài kiểm tra hành vi. Những cơ chế này giúp quá trình phỏng vấn mang tính đối thoại cao, từ đó giúp công ty tuyển dụng được ứng viên có các kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp.
Cơ chế trò chơi là một cách thông minh để tìm kiếm các ứng viên có tư duy đổi mới, sáng tạo và có khả năng quản lý thời gian. Các nhà quản lý có thể sử dụng bảng xếp hạng như một cơ chế hiệu quả để theo dõi tiến độ tuyển dụng cũng như xác định những ứng viên có màn thể hiện tốt nhất. Ngoài ra, các công cụ như câu đố, phần thưởng, biểu đồ tiến độ thời gian thực và huy hiệu cũng làm cho quá trình tuyển dụng trở nên tương tác hơn và tăng thêm giá trị cho quá trình tuyển chọn.

Đào tạo và phát triển

Các nhà quản lý tài năng áp dụng cơ chế Game hóa trong đào tạo sẽ xây dựng được những chiến lược học tập vững chắc. Nó sử dụng các nguyên tắc đào tạo phù hợp với mục tiêu học tập, giúp tạo ra bầu không khí hấp dẫn cho đào tạo và phát triển nhân viên. Một chiến lược đào tạo mạnh mẽ, kết hợp với các cơ chế Game hóa phù hợp sẽ xác định được các lỗ hổng kiến thức và giúp cải thiện hiệu suất của nhân viên. Nó cũng bao gồm việc giới thiệu những công cụ công nghệ mới để khuyến khích nhân viên tự phát triển. Hơn thế nữa, nó thúc đẩy việc thành thạo và kích hoạt quá trình thay đổi hành vi cần thiết để cải thiện kết quả học tập.

Sự tham gia của người lao động

Sự tham gia của nhân viên là rất quan trọng để có những giao tiếp nội bộ hiệu quả. Với cơ chế Game hóa, các nhà quản lý tài năng có thể sắp xếp mục tiêu dựa trên hạn mức thực tế để vừa thúc đẩy hiệu quả công việc vừa tiết kiệm được thời gian cho toàn dự án. Khi các mục tiêu được sắp xếp phù hợp, các nhà quản lý dễ dàng xác định các lỗ hổng trong năng lực của ứng viên và thực hiện các bước cần thiết bao gồm huấn luyện đầy đủ để đạt được các mục tiêu mong muốn.
Với các kỹ thuật Game hóa trong tay, các nhà quản lý tài năng sẽ luôn kiểm soát được các cuộc cạnh tranh, đảm bảo nó luôn hoạt động hiệu quả, an toàn và thân thiện để duy trì sự hài hòa tại nơi làm việc. Họ cũng sử dụng bảng xếp hạng để theo dõi tiến độ, tạo điều kiện công nhận và khen thưởng những nỗ lực của nhân viên, từ đó khuyến khích sự tương tác và gắn kết. Sử dụng những kỹ thuật này hàng ngày sẽ gián tiếp hướng dẫn nhân viên điều chỉnh bản thân cho phù hợp với các mục tiêu kinh doanh, để cùng nhau đạt tới thành công chung.
Việc bổ sung kỹ thuật Game hóa trong các phương pháp quản lý nhân tài sẽ thúc đẩy động lực và khả năng giữ chân nhân viên; giúp thúc đẩy hành vi của nhân viên và tăng cường hiệu quả cho tổ chức. Bằng việc giảm chi phí và vượt qua các thách thức nhân sự, ROI sẽ được cải thiện và dẫn đến tăng trưởng bền vững. Tóm lại, các nhà quản lý tài năng nên sử dụng Game hóa một cách có tính xây dựng để tăng cường hiệu suất, hứng thú và khả năng gắn bó lâu dài của nhân viên.
Bài viết gốc được đăng tải trên Blog Game hóa: