- Bắt đầu với dạng sơ cấp - Level 1 khi trình bày 1 vấn đề là:
Level 1: Liệt kê tất cả các ý muốn viết ra - Mỗi ý một chương
- Có rất nhiều cuốn sách viết dạng này, nó đơn giản trong cách build sách nhưng chứng tỏ tác giả đã vô cùng “lười” trong việc “nâng tầm” tác phẩm của mình, cho dù bạn có viết về trải nghiệm cá nhân, phát triển bản thân, kĩ năng sống, bay bổng mơ mộng, … thậm chí là phân tích học thuật đi chăng nữa
-> Hãy luôn nhớ rằng, sẽ luôn luôn grouping được từ level 2 trở lên (trừ thể loại duy nhất là viết Truyện!) -> 1 tip thú vị để chọn sách!
* ~ * ~ *
- Hãy thử tưởng tượng 1 cuốn sách có khoảng 35-40 chương, và mỗi chương viết với 1 cảm xúc, 1 câu chuyện, tương ứng ở 1 đoạn thời gian, 1 cách nhìn, 1 bối cảnh nào đó của tác giả thì người đọc sẽ không thể liên kết toàn bộ nội dung cuốn sách lại với nhau được (do cách xây dựng sách dựa trên các quan điểm độc lập #Truyện)
-> Vậy đơn giản thì level 2 sẽ như thế nào?
Level 2: Phủ lên bên ngoài các tiêu đề của level 1 một cái tên, hay chính là việc gom chung 1 số chương nào đó có chung 1 đặc điểm nào đó về nội dung, cách đặt tên, hay gì gì đó … lại thành 1 phần và đặt tên cho Phần này
-> Tương tự với các level 3 trở lên, tuy nhiên các grouping level cao sẽ càng khó, cũng như đòi hỏi lượng data đầu vào (hãy lĩnh vực kiến thức đang phân tích phải đủ rộng và lớn - Các chủ đề nguyên thủy sẽ đủ rộng và lớn như: Kinh Tế, Toán học, Ngành kĩ thuật, Tâm lý học, Khoa học, …)
PS: Nếu cố cưỡng ép chia tác phẩm của mình khi data không đủ, thành quá nhiều group con thì sẽ làm loãng chất lượng của từng phần và sẽ tự làm khó mình!
* ~ * ~ *
- 1 ví dụ nhé: Data đầu vào là 2000 chữ Hán thông dụng (ai mà học tiếng Trung, tiếng Nhật là dễ hình dung nhất)
Như vậy, Level 1 là xếp 200 chữ kia thành 2000 group - Mỗi chữ 1 group
-> Phiên bản 1.0 đã hoàn thành! Xin chúc mừng!

Level 2:
Xếp các chữ có nghĩa tương đồng, gần nghĩa thành 1 nhóm
VD: Quan (quan sát), Kiến (nhìn), Tra (tra cứu), Thám (thám hiểm), …
Mở rộng: Nếu như càng muốn giảm số lượng nhóm cuối cùng xuống, tức là càng phải nghĩ ra thêm các “tiêu chí” để gom các chữ lại chung 1 nhóm:
Từ trái nghĩa, từ vựng chuyên về 1 lĩnh vực nào đó (cơ thể người, động vật, …), từ rất hiếm, …
PS: Kết quả cuối cùng là chỉ còn ~ 150 groups (từ 2000 groups ban đầu ^^!)
* ~ * ~ *
- Thực ra ý tưởng câu chuyện này cũng chả có gì là to tát cả, chỉ cần nhìn vào đề mục của 1 cuốn sách giáo khoa hay chuyên ngành, nhìn vào cách Wikipedia triển khai 1 nội dung thông tin để thấy rõ hơn, tuy nhiên lại có 1 mấy người tự nhận là “tác giả” viết ra 1 đống “bầy nhầy” và vẫn bán được “kha khá” và tự hào về nó, nên làm mình nhớ lại lí thuyết nguyên thủy này và triển khai dàn bài 1 chút ^^!

- Đương nhiên nó sẽ tốn “nhiều” công sức rồi, từ việc gom chương nào với chương nào thì hợp lý, đặt tên từng Phần như thế nào, rồi lại phải cố tránh đầu voi đuôi chuột giữa các Phần, rồi lại tự hỏi hệ thống: Phần - Chương như hiện tại đã hợp lý nhất chưa? đã cover toàn bộ được các ý mà mình muốn nói chưa? ...

- Mặt tốt là điều này cũng sẽ góp phần khiến người viết khai thác đến tận cùng khả năng suy nghĩ, triển khai ý tưởng của mình, sẽ giúp họ hoàn thành được 1 tác phẩm tốt nhất! Đã viết thì phải viết cho ra trò!