The Real Reasons for Society's Immense Influence on Education - Opinion  Front

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không…, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” – Hồ Chủ tịch, ngày 15-09-1945. Để một đất nước trở nên thịnh vượng, giáo dục cư dân của đất nước ấy thành những sản phẩm tinh hoa quốc dân là điều tiên quyết. Nhưng hiện nay, nền giáo dục của dải đất hình chữ S có đang làm đúng nhiệm vụ của nó?
(Bài viết có mượn hình ảnh một cơ sở giáo dục địa phương của người viết để làm đại diện cho một phần nhỏ cho vấn đề hầu-như-ở-đâu-cũng-thấy)
Đầu tiên, chúng ta cùng bỏ ra một phút để nghiệm lại giáo dục là gì và mục đích của nó:
Giáo dục là gì? Là một quá trình tích lũy và vận dụng kiến thức, thói quen, và kỹ năng thông qua các hình thức đào tạo, nghiên cứu và giảng dạy khác nhauMục đích?Là một câu hỏi mở, mỗi người sẽ có cho mình một mục đích riêng khi nói về giáo dụcĐối với mình, giáo dục cho nhiệm vụ là kích thích bản năng tò mò của con người một cách có định hướng, truyền từ người này sang người khác, lớn hơn nữa là từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo, và từ đó một cách vô hình chung góp phần làm cho xã hội tốt hơn
A Teacher's Influence. Anyone that has seen the film Dead… | by Education  Evolved | Medium


Đọc thêm:

Mặc dù giáo dục có những điều tốt không thể kể hết chỉ với một hay hai mặt giấy, nhưng cạnh bên đó vẫn còn tồn tại đâu đấy những góc tối ảnh hưởng đến khát khao tiếp nhận tinh hoa nhân loại. Và mình muốn mượn hình ảnh này, một ngôi trường mình đã chịu nhiều điều bình-thường-với-đa-số, để làm đại diện tiêu biểu cho mặt bên kia của đồng xu.
Ngôi trường mình đã từng theo học và chịu nhiều điều bất công nhưng được xem là bình-thường

1. Hiểu về việc dạy?

Một bộ phận không nhỏ đội ngũ giáo viên hiện nay “đơn giản hóa” việc dạy – tức chỉ cần mỗi sáng đến trường, dạy xong rồi thì về nhà, cần chi quan tâm nhiều đến “tụi học trò”, đến việc những người trò ấy có hiểu bài hay không, lượng kiến thức như vậy đã đúng, đã chuẩn hay chưa. Hơn nữa, một vài nhà giáo mở lớp dạy thêm và chèn ép học sinh đến học để có được điểm cao trong lớp, hay nói cách khác: Các em sợ bị “đì”, khiến bậc phụ huynh, có những người có hoàn cảnh khó khăn, phải tạo điều kiện cho con của mình đến những lớp ngoài giờ đó để chúng không bị thù địch. Kết quả: Điểm số được đề cao, thu nhập được ưu tiên hơn, còn “chất” của lượng kiến thức đó thì chẳng được màng đến.

Đọc thêm:

2. Truyền thống có phải là lý do? 

Học sinh sáng tạo, nêu quan điểm cá nhân của mình, ý kiến về vấn đề nào đó, v.v. thì không được khuyến khích, hay nói trắng ra là bị bác bỏ, không được để tâm đến. Và lý do được đưa ra: “…để giữ gìn truyền thông lâu đời của ngôi trường”. Cụ thể hơn là môn Ngữ văn. Thay vì tiếp nhận hướng phân tích khác về một nhân vật nào đó của học sinh, những thầy cô – trẻ có, thâm niên cũng không ngoại lệ - thẳng thừng bác bỏ ý kiến đó đi, và biện hộ “Từ đó đến giờ đều làm như vậy, thầy/cô cũng được dạy như vậy, em cứ nghe theo đi”.
Rồi cứ thế, dần dần những khối óc đầy năng lượng đó bị vùi lấp đi một cách nuối tiếc để bản thân những người học trò ấy có thể hòa nhập, có thể làm hài lòng “người ngồi trên” để rồi trở thành những chú robot được lập trình với những dãy số 0 dài ngoằng ngoặc.

3. Đối nhân, xử thế? 

Ắt hẳn, và chắc chắn, là nơi nào cũng sẽ có lớp chọn và lớp không chọn.
Và sự bất công được thể hiện ra, có lẽ đến giờ vẫn còn tồn tại, là khi ta học lớp chọn đó, những đóng góp, ý kiến, quan điểm sẽ được lắng nghe, tiếp nhận và tôn trọng. Còn nếu học lớp không chọn, điều ngược lại tất yếu sẽ xảy ra. Hay thậm chí còn bị xem xét là “học dở lắm mới không vào được lớp chọn, chắc cũng quậy quạng lắm chứ không đùa”.
Hơn thế nữa, người đại diện trường đi thi các cuộc thi Học sinh giỏi, các cuộc thi về Văn nghệ, Đoàn trường thì được tài trợ đến tận răng – có xe đưa rước, phòng nghỉ đẹp, giường êm, máy lạnh trong khi những kẻ ở phương diện Thể thao thì “20.000 cho một ngày ăn (3 bữa) em nhá”
Là một cơ sở giáo dục với danh nghĩa ai cũng bình đẳng như nhau nhưng vẫn tồn tại đó một sự phân cấp rõ rệt. Là họ không thấy hay không muốn hành động để tạo sự thay đổi?

4. Thành tích? 

Trường chuẩn Quốc gia, một danh hiệu cao quý và hấp dẫn. Vì danh hiệu này, nơi mình đã từng cắp sách đến đều đặn các ngày trong tuần trong suốt ba năm nâng cấp thêm cơ sở vật chất, thậm chí xây dựng cả hồ bơi, và cuối cùng được Nhà nước công nhận danh hiệu cao quý đó. Mà, cơ sở không được đưa vào sử dụng, hồ bơi thì đến bây giờ vẫn không được bơm nước, không có chương trình giảng dạy, không có giáo viên hướng dẫn, và thậm chí là không có kế hoạch. (?? :D ??)
Ngoài ra, để gìn giữ danh hiệu đó, trường cần có một thành tích học tập đáng nể từ những cô cậu học trò. Những con điểm choáng váng trên bảng thành tích trông lộng lẫy mà đâu ngờ rằng các em được ôn trúng tủ, trúng đề, “tất cả việc tụi em cần làm chỉ là học thuộc đáp án”. Xong.
Vậy chiếc danh hiệu ấy để chứng tỏ là ngôi trường đào tạo ra những công dân có ích cho xã hội hay đơn giản chỉ là một chiếc bình phong treo tường để đánh bóng thêm danh nghĩa “ngôi trường có truyền thống đào tạo những học sinh giỏi”?
[Và còn nhiều, còn nhiều nữa]
 
Mũi tên sẽ được bắn ra hết lực khi kéo căng nó về phía sau. Liệu những vấn đề này là bước đệm để tạo ra sự đột phá trong nền giáo dục nước nhà hay sẽ dẫn đến những điều lố bịch hơn trước đây? Rồi liệu tương lai của đất nước, của thế hệ mầm non sau này sẽ như thế nào, đi về đâu khi sống trong một môi trường giáo dục có nhiều bất cập và sự phân hóa như thế?