Nỗi sợ bỏ lỡ, hay còn gọi tắt là FOMO (Fear of Missing Out) đề cập đến cảm xúc hoặc nhận thức rằng người khác đang vui vẻ hơn, sống cuộc sống tốt đẹp hơn, hoặc trải nghiệm những điều tốt đẹp hơn bạn. Nó liên quan đến cảm giác ghen tị sâu sắc và ảnh hưởng đến lòng tự trọng. Nó không chỉ ở việc cảm nhận có những điều tốt đẹp hơn bạn có thể làm vào lúc này, mà còn là cảm giác mìn đang bỏ lỡ điều gì đó quan trọng mang tính nền tảng mà những người khác đang trải nghiệm ở thời điểm hiện tại.
Hiện tượng này ngày càng trở nên phổ biến – một phần là do mạng xã hội – và có thể gây căng thẳng đáng kể cho cuộc sống của bạn. Nó có thể ảnh hưởng đến bất kì ai, nhưng một vài người có nguy cơ cao hơn.
Dưới đây là những điều bạn nên biết về lịch sử của FOMO, những gì nghiên cứu đã chỉ ra, và cách để nhận biết nó trong cuộc sống, cũng như cách quản lý FOMO để tránh bị ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc của bạn.
Nguồn ảnh: https://one-line.ch/en/fomo-fear-of-missing-out/
Nguồn ảnh: https://one-line.ch/en/fomo-fear-of-missing-out/
Tóm Lược Lịch Sử FOMO – Brief History of FOMO
Ý tưởng rằng bạn có thể đang bỏ lỡ một khoảng thời gian vui vẻ không phải là mới lạ đối với thời đại của chúng ta. Tuy nhiên, mặc dù nó có lẽ đã tồn tại hàng thế kỷ (bạn có thể thấy bằng chứng về FOMO trong các tài liệu cổ đại), nhưng nó chỉ mới được nghiên cứu trong vài thập kỉ gần đây, bắt đầu với một nghiên cứu 1996 của nhà chiến lược tiếp thị, TS. Dan Herman, người đã đặt ra thuật ngữ “nỗi sợ bỏ lỡ - fear of missing out”.
Tuy nhiên, từ khi có sự xuất hiện của mạng xã hội (MXH), FOMO đã trở nên rõ ràng hơn và được nghiên cứu thường xuyên hơn. MXH đã đẩy nhanh hiện tượng FOMO theo một số cách. Nó mang lại một bối cảnh mà trong đó bạn so sánh với cuộc sống thường ngày của bạn với những điểm nổi bật trong cuộc sống của người khác.
Do đó, cảm giác của bạn về cái “bình thường” trở nên lệch lạc và dường như bạn đang thấy mình yếu kém hơn những người tầm tuổi. Bạn có thể thấy những bức ảnh của bạn bè đang tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ không có bạn, đó là điều mà mọi người hiếm khi nhận thấy ở các thế hệ trước.
MXH tạo ra một nền tảng để khoe khoang; nó là nơi của mọi thứ, những sự kiện, và thậm chí cả hạnh phúc dường như đang cạnh tranh nhau. Mọi người đang so sánh những thứ tốt nhất, những bức hình trải nghiệm hoàn hảo như tranh vẽ của họ, điều này khiến bạn tự hỏi liệu mình đang thiếu điều gì.
Những Thuật Ngữ Liên Quan – Related Terms
Lấy cảm hứng từ FOMO, một số khái niệm liên quan khác cũng xuất hiện:         - FOBO (Fear of Better Options): Chỉ đến nỗi sợ mà bạn bỏ lỡ những lựa chọn có tiềm năng tốt hơn.
- MOMO (Mystery of Missing Out): Nỗi sợ mà bạn đang bỏ lỡ nhưng không biết gì về những gì mình đang bỏ lỡ.
- ROMO (Reality of Missing Out): Điều này đề cập đến việc bạn biết rằng bạn không bỏ lỡ bất kì điều gì.
- FOJI (Fear of Joining In): Nỗi sợ chia sẻ nhiều thứ lên mạng xã hội nhưng không nhận được bất kỳ phải hồi nào.
- JOMO (Joy of Missing Out): Ngược lại với FOMO, JOMO ám chỉ những cảm xúc tích cực về việc bỏ lỡ hoặc ngắt kết nối với mạng xã hội.
Nghiên Cứu về FOMO
Khi nhiều nghiên cứu về FOMO được thực hiện, chúng ta đang có được bức tranh rõ ràng hơn về những gì tạo ra nó và cách nó ảnh hưởng đến chúng ta. Bức tranh này không đẹp, vì có nhiều ảnh hưởng tiêu cực của FOMO và nó phổ biến hơn bạn nghĩ. Bởi những điều sau đây:
Các Trang Mạng Xã Hội – Socail Networking Sites
 Không có gì quá ngạc nhiên, nhiều người thanh thiếu niên sử dụng nhiều nền tảng xã hội với tỉ lệ cao và kết quả là có thể gặp phải FOMO. Tuy nhiên, thú vị là FOMO hoạt động như một cơ chế kích thích mức độ sử dụng MXH cao hơn. Những cô gái bị trầm cảm có xu hướng sử dụng MXH với tỉ lệ cao hơn trong khi đối với con trai, sự lo lắng là nguyên nhân khiến cho việc sử dụng MXH nhiều hơn. Điều này cho thấy rằng việc tăng sử dụng MXH có thể dẫn đến tỉ lệ căng thẳng cao hơn do FOMO gây ra.
FOMO, Độ tuổi, và Giới tính - FOMO, Age, and Gender
Một số nghiên cứu đã cho thấy mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể trải qua FOMO. Một nghiên cứu ở tạp chí Psychiatry Research đã cho thấy nỗi sợ bỏ lỡ có liên quan nhiều hơn với việc sử dụng điện thoại thông minh và MXH, và mối liên kết này không liên quan đến tuổi tác hay giới tính.
Vậy nguyên nhân cốt lõi gây ra FOMO là gì? Mặc dù nhiều yếu tố có khả năng đóng vai trò, nhưng nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc sử dụng MXH và điện thoại thông minh có liên quan đến việc gặp cảm giác FOMO nhiều hơn. Việc sử dụng điện thoại thông minh có liên quan đến nỗi sợ bị người khác đánh giá tiêu cực và thậm chí tích cực bởi người khác, cũng như liên quan đến việc tác động tiêu cực đến tâm trạng.
Nhưng thanh thiếu niên và những người trẻ có thể đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi FOMO. Thấy bạn bè và người khác đăng lên MXH có thể dẫn đến sự so sánh và nỗi sợ hãi mãnh liệt về việc bỏ lỡ những điều mà bạn bè đang trải qua.
Nghiên cứu cho thấy rằng ở một số thanh thiếu niên, FOMO có thể đóng vai trò trong các hội chứng sau:
·        Lo lắng (Anxiety)
·        Trầm cảm (Depression)
·        Lòng tự trọng thấp (Low self-esteem)
·        Hành vi liều lĩnh (Risky behaviors)
FOMO có thể góp phần tạo ra áp lực từ bạn bè, dẫn đến những thanh thiếu niên tham gia vào những hành vi liều lĩnh mà lẽ ra họ có thể tránh. Vì não bộ thanh thiếu niên vẫn đang phát triển, nên họ có thể tham gia vào những hành động như vậy mà không cân nhắc đến hậu quả sau cùng.
Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Cuộc Sống – Life Satisfaction Rating
Ở bài báo khác đã công bố tại Computers and Human Behavior đã thấy một vài xu hướng liên quan đến FOMO. Nỗi sợ bỏ lỡ được cho là có liên quan đến cảm giác của một người ngày càng ít được đáp ứng hơn cũng như cảm xúc hài lòng với cuộc sống nói chung cũng thấp hơn.
FOMO có liên quan chặt chẽ đến mức độ tham gia vào MXH, như các nghiên cứu khác đã đề cập – FOMO có liên quan đến cả cảm giác cần tham gia vào MXH và ngày càng gia tăng vào MXH. Điều này có nghĩa là FOMO và thói quen sử dụng MXH có thể góp phần vào vòng lặp tiêu cực, lặp đi lặp lại.
Những Nguy Hiểm Tiềm Tàng của FOMO - Potential Dangers of FOMO
Bên cạnh việc gia tăng cảm giác bất hạnh, nỗi sợ bỏ lỡ có thể khiến bạn tham gia nhiều hơn vào những hành vi không lành mạnh. Ví dụ, FOMO liên quan tới việc lái xe bị phân tâm, một vài trường hợp không tập trung có thể dẫn đến cái chết.
Giảm Thiểu FOMO – Minimizing FOMO
May mắn thay, bạn có thể thực hiện các bước để hạn chế FOMO nếu bạn gặp phải cảm giác này.
Nghiên cứu cho thấy rằng một nỗi sợ bỏ lỡ có thể xuất phát từ sự bất hạnh và không hài lòng với cuộc sống, và những cảm giác này có thể đẩy chúng ta tới việc sử dụng MXH nhiều hơn.
Ngược lại, việc dùng MXH nhiều hơn có thể khiến chúng ta cảm thấy tệ hơn về chính bản thân và cuộc sống của mình, chứ không phải tốt đẹp hơn. Bằng cách này, ta nên biết rằng những nỗ lực giảm bớt cảm giác FOMO có thể thực sự dẫn đến những hành vi làm trầm trọng thêm. Tuy nhiên, hiểu được vấn đề nằm ở đâu, có thể là bước đầu để khắc phục nó. Những điều sau đây có thể giúp ích cho chúng ta:
1. Thay Đổi Sự Tập Trung Của Bạn – Change Your Focus
Thay vì tập trung vào những gì bạn thiếu, hãy thử chú ý đến những gì bạn có. Trên MXH thì điều này nói dễ hơn làm, vì trên MXH, nơi chúng ta có thể bị tấn công bởi những hình ảnh về những thứ chúng ta không có, nhưng vẫn có thể làm được. Thêm nhiều người tích cực hơn vào nguồn dữ liệu tương tác; ẩn những người có xu hướng khoe khoang quá đà hoặc không hỗ trợ bạn nhiều.
Bạn có thể thay đổi nguồn dữ liệu trên mạng để hiển thị ít hơn những cái kích thích FOMO trong bạn và cho thấy nhiều hơn những điều khiến bạn cảm thấy hài lòng về bản thân. Hãy giảm thiểu những thứ không tốt này, khi đó bạn thêm nhiều thứ hơn vào nguồn dữ liệu và cuộc sống những thứ mà làm bạn hạnh phúc.
2. Thử Thải Độc Số - Try a Digital Detox
Việc dành quá nhiều thời gian vào điện thoại và những ứng dụng MXH có thể tăng FOMO. Việc giảm mức sử dụng, hoặc thậm chí thải độc số, tức là nghỉ dùng thiết bị điện tử một thời gian có thể giúp bạn tập trung hơn vào cuộc sống mà không đưa ra những sự so sánh liên tục.
Nếu bạn không thể hoàn toàn thải độc số, hãy cân nhắc giới hạn sự sử dụng nhất định với những ứng dụng MXH làm bạn cảm giác như bạn đang bị FOMO. Tạm thời loại bỏ những ứng dụng đó, đặt ra giới hạn hằng ngày vào việc sử dụng chúng, hoặc chọn lọc cảm xúc để loại bỏ những người làm bạn có cảm giác không tốt về bản thân hay cuộc sống của bạn.
3. Ghi chép lại – Keep a Journal
Đăng bài lên MXH để ghi chép lại những thứ vui vẻ bạn làm. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy bản thân bận tâm quá nhiều đến mọi người có công nhận những trải nghiệm của bạn không. Nếu đúng như vậy, bạn có thể lưu trữ một số hình ảnh và những kỉ niệm ngoại tuyến và ghi chép hành trình cá nhân những ký ức tốt đẹp nhất, dù là trên trên trực tuyến (như blog cá nhân không phải MXH) hay trên giấy.
Ghi chép lại có thể giúp bạn chuyển sự tập trung từ sự tán thành của cộng đồng sang sự công nhận mang tính riêng tư cá nhân của những điều khiến cuộc sống của bạn tuyệt vời hơn. Sự chuyển dời này có thể đôi khi giúp bạn thoát khỏi vòng luẩn quẩn của MXH và FOMO.
4. Tìm Kiếm Kết Nối Ngoài Đời Thật – Seek Out Real Connections
Bạn có thể thấy mình luôn tìm kiếm một sự kết nối sâu sắc hơn khi bạn thấy chán nản hoặc lo lắng, và điều này là lành mạnh. Những cảm giác cô đơn hoặc bị cô lập thật ra là cách não bộ nói với chúng ta rằng ta muốn tìm kiếm những kết nối sâu sắc hơn với người khác và tăng cảm giác thuộc thân thuộc.
Thật không may, sự tham gia của MXH không phải lúc nào cũng là cách để làm được điều này – bạn có thể đi từ một tình huống xấu này sang một tình huống khác thậm chí còn tệ hơn. Thay vì cố gắng kết nối nhiều hơn với mọi người trên MXH, tại sao không sắp xếp để gặp gỡ trực tiếp ai đó?
Lập kế hoạch với một người bạn tốt, tổ chức một chuyến đi chơi nhóm, hoặc làm bất cứ thứ gì mà cho bạn đi chơi cùng bạn bè có thể là một thay đổi tốt, nó có thể giúp bạn giũ bỏ cảm giác mình đang bị FOMO.
Nếu bạn không có thời gian để lên kế hoạch, thậm chí một tin nhắn trực tiếp trên MXH với một người bạn thân cũng có thể bồi đắp kết nối sâu sắc và mật thiết hơn là chỉ đăng cho tất cả bạn bè xem và hy vọng với những “lượt thích”.
5. Tập Trung vào Sự Biết Ơn – Focus on Gratitude
Những nghiên cứu cho thấy rằng thực hành biết ơn – nâng cao lòng biết ơn như viết nhật ký về lòng biết ơn hoặc đơn giản là nói với người khác những gì bạn đánh giá cao về họ có thể nâng cao tinh thần cũng như của mọi người xung quanh bạn.
Điều này một phần là vì khi thực hành việc này bạn sẽ tập trung vào cái dồi dào mà bạn đã có nên sẽ khó cảm thấy bản thân thiếu thốn thứ này thứ kia. Nó đúng vì làm người khác vui khiến chúng ta cũng thấy vui.
Một chút khởi sắc tâm trạng có thể chính là cái bạn cần để giải tỏa cảm giác chán nản hoặc lo âu. Bạn sẽ không cảm thấy bị cám dỗ để đi xuống hố sâu của MXH và FOMO khi bạn nhận ra những gì mình đã có. Bạn bắt đầu cảm thấy rằng bạn có những cái mình cần trong cuộc sống và người khác cũng vậy. Điều này thật tuyệt vời cho sức khỏe tinh thần và của xúc của bạn.
Kết Luận từ Verywell – A Word from Verywell
Mặc dù FOMO có liên quan mạnh mẽ đến mức độ sử dụng MXH, nhưng ta cần nhớ rằng nó là một cảm giác rất thật và phổ biến ở mọi người ở mọi lứa tuổi. Mọi người đều có một mức độ FOMO nhất định ở những thời điểm khác nhau trong cuộc sống.
Nếu bạn cảm thấy đang bị những cảm giác FOMO, bạn nên tìm đến một người bạn hoặc dành chút thời gian tự chiêm nghiệm những gì bạn biết ơn trong cuộc sống. Những hoạt động này có thể giúp chúng ta nhìn nhận rõ ràng hơn khi ta cảm nhận rõ hơn cảm giác thuộc về và giải phóng cảm giác lo âu của “sợ bỏ lỡ” bất kỳ điều gì.
Bài viết gốc: