Phụ lục:
1. Sơ lược về lý do thừa nhân sự
2. Giải pháp của Nhật Bản
a. Trước cuộc chiến: Ý đồ của Hideyoshi, Đàm phán với Triều Tiên
b. Cuộc chiến bắt đầu:
c. Sự thật về việc rút quân:
3. Kết quả của giải pháp
a. Kết quả trực tiếp
b. Kết quả gián tiếp

1. Sơ lược về lý do thừa nhân sự.

Vấn đề thừa nhân sự-samurai của Nhật Bản bắt nguồn từ thời kì chiến quốc bắt đầu từ năm 1467 cho đến tận năm 1615. Thời kì này là cuộc chiến lãnh thổ giữa các daimyo-lãnh chúa. Vào thời kì này, thiên hoàng gần như không có thực quyền và quyền lực tập trung hoàn toàn vào tay các lãnh chúa. Họ đem quân đi đánh chiếm lẫn nhau với tham vọng trở thành bá chủ toàn nước Nhật và người giành chiến thắng sau cùng chính là Hideyoshi với việc nắm giữ vị trí tướng quân của Nhật Bản.
Tuy nhiên, với việc trải qua gần 200 năm nội chiến đã sản sinh ra quá nhiều kẻ chỉ giỏi việc chém giết mà gần như không cần thiết trong thời bình. Những samurai này cũng không thể trở thành nông dân vì việc coi trọng tầng lớp coi trọng giai cấp của Nhật Bản thời kì này rất lớn. Đến mức cả Hideyoshi, người nắm thực quyền toàn bộ Nhật Bản cũng không thể giữ chức Shogun vì xuất thân thấp kém của ông. Nên vì vậy việc để các samurai trở về làm nông chẳng khác gì đang đánh vào lòng tự trọng của tầng lớp này. Điều này có thể một lần nữa gây ra nội chiến. Ngoài ra, Nhật Bản vốn chẳng có lấy nhiều nơi trồng lương thực nên dù các samurai có quay trở về làm đồng cũng chẳng giải quyết được là bao!
Đây là bản đồ lương thực ở Nhật Bản, cho tới thời điểm hiện tại những khu vực trồng trọt của Nhật Bản vẫn không được mở rộng thêm bao nhiêu, nói gì đến thời kì chỉ tập tành bắn súng thuở đó.
Vậy là ngay lúc bấy giờ, câu hỏi nhân sự tưởng chừng rất dễ dàng giải quyết nhưng lại khó vô cùng. Tình hình lúc ấy của Nhật Bản không giống như các nước phong kiến ở Châu Á khác. Khi quyền lực hoàn toàn thuộc về vua chúa và các bề tôi nhìn chung rất trung thành do mang nặng tư tưởng Nho giáo, trong khi đó Nhật Bản lại không bị đặt nặng bởi tư tưởng này vì nhiều lí do như: khoảng cách xa xôi giữa Nhật Bản và cái nôi văn hóa-chính trị-kinh tế của thế giới lúc bấy giờ là Trung Quốc, địa hình núi đồi khiến binh lính từ Kyoto (thủ đô Nhật Bản) khó hành quân chiếm đánh các khu vực của các lãnh chúa. Vì thế, các lãnh chúa ở Nhật Bản luôn có quyền lực tuyệt đối trong khu vực của họ. Kết quả là Hideyoshi đã đưa ra một quyết định có phần sai lầm đó là đem quân đánh chiếm Trung Quốc.
Ý kiến tác giả:
Tôi nghĩ quyết định đánh chiếm này là rất sai lầm đối với toàn bộ Nhật Bản, tuy nhiên với Hideyoshi thì ông cũng vừa thiệt hại nhưng cũng vừa có lợi trong vấn đề này. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ rằng hại nhiều hơn lợi khi chẳng lâu sau thì gia tộc của Hideyoshi đã hoàn toàn diệt vong.

2. Giải pháp của Nhật Bản

Giải pháp của Hideyoshi cho tình hình nước Nhật bấy giờ là đánh chiếm Trung Hoa chứ không hẳn là Triều Tiên theo nhiều người vẫn lầm tưởng. Việc đánh Triều Tiên chỉ thật sự có chủ đích sau thất bại đầu tiên của Nhật Bản với cuộc chiến này.
Sử Triều Tiên viết cuộc chiến này là Nhâm Thìn Oa loạn và sử Nhật thì gọi cuộc chiến này Văn Lộc chi.
1. Trước cuộc chiến.
a. Ý đồ của Hideyoshi
Việc Hideyoshi thực hiện chiến dịch này cũng có phần đúng vì ông đã tìm ra cách giải quyết một số lượng lớn samurai dư thừa ở Nhật Bản từ đó tạo cho họ có việc làm, hạn chế sự bất bình trong nước cũng như củng cố quyền lực của ông khi cuộc chiến này đã làm kiệt quê đi nguồn lực của các lãnh chúa đi rất nhiều khi họ phải đem quân ra một chiến trường mới.
Ngoài ra, có lý do cho việc xâm lược Triều Tiên khác. Theo giáo sư Hirakawa Arata, việc xâm chiếm Triều Tiên có thể phần nhiều từ tham muốn kiểm soát vùng biển nơi đây khi thời đại khám phá với hàng loạt chuyến tàu từ phương Tây cập bến. Hideyoshi rất coi trong kinh tế đặc biệt là các cảng biển bằng chứng nhằm khuất phục Leyasu theo phe mình ông chấp nhận cấp đất đai nhiều hơn cho Leyasu với điều kiện ông sẽ giữ các cảng biển và mỏ vàng.
Nhưng với tôi, cho rằng mục địch chính cho chiến dịch này chỉ là do quá thừa thãi nhân sự đồng thời ngạo mạn về chiến thắng của chính bản thân ông.
Tuy nhiên, cái sai của ông có lẽ vì nếu thất bại ông và toàn bộ Nhật Bản sẽ chẳng thu được bất kì lợi lộc gì từ cuộc chiến này. Bởi vì không như việc đánh nhau trong lãnh thổ, các lãnh chúa sẽ chiếm được đất của nhau và từ đó nâng cao sức mạnh quân sự của mình. Tuy nhiên, thất bại ở Triều Tiên và quân Nhật rút quân về nước khiến họ chẳng thu giữ được bất kì của cải nào ở nơi đây mà còn bỏ lại vô số tài nguyên như con người, vũ khí, tàu bè.
b. Hideyoshi đàm phán với Triều Tiên
Nhật Bản luôn xem Trung Hoa như một quốc gia lý ttưởng, vì vậy Hideyoshi với khát vọng bá chủ của mình muốn tiến đánh ra ngoài Nhật Bản với tham vọng bá chủ hay chí ít được Trung Hoa xem là ngang hàng với họ. Để thực hiện được điều này, Hideyoshi đã nhiều lần phái người đến đàm phán với hy vọng Triều Tiên giúp đỡ họ trong quá trình xâm lược Trung Hoa bằng cách cho họ hành quân qua bán đảo này. Tất nhiên rồi, Triều Tiên từ chối thẳng thừng vì rõ ràng đây là một hành động nguy hiểm chẳng mang gì đến lợi ích cho vương triều khi Triều Tiên luôn xem Nhật Bản là những kẻ thấp hèn từ xa xưa đến này. Họ biết rằng Nhật Bản chẳng thể đủ khả năng để thâu tóm Trung Hoa. Đồng thời mối quan hệ tốt đẹp của Minh triều và Triều Tiên khiến bán đảo này càng thêm lí do từ chối. Thế là cuộc đàm phán đi vào bế tắc và buộc Hideyoshi phải sử dụng tới vũ lực.
2. Cuộc chiến bắt đầu-Nhâm Thìn Oa loạn
Hideyoshi lập tức điều quân xâm lược bán đảo, và nhanh chóng làm chủ gần như toàn bộ Triều Tiên. Việc Nhật Bản có thể nhanh chóng thâu tóm như vậy có ba nguyên nhân sau.
Nguyên nhân thứ nhất là do sự vượt trội về kinh nghiệm chiến đấu, những samurai này vẫn còn hừng hực máu lửa sau thời kì chiến quốc, họ có đầy đủ tố chất của một chiến binh như gan dạ, giỏi chiến đấu và cũng vô cùng mưu lược. Trong khi đó, phía Triều Tiên với nền độc lập lâu dài và sự bảo hộ của Trung Quốc, quân đội Triều Tiên gần như chẳng thể làm gì trước các samurai tới từ sứ sở mặt trời.
Nguyên nhân thứ hai là do quyền lực của Triều Tiên không tập trung vào các quan lại-lãnh chúa địa phương. Họ không có quyền quân sự đủ mạnh và kịp thời để ngăn chặn Nhật Bản. Những quan lại này phải đợi sự chi viện của các tướng lĩnh. Và do các vị tướng này đều ở xa nên khả năng thông thuộc địa hình để ứng biến tác chiến không cao.
Nguyên nhân thứ ba là do vũ khí, các samurai với lớp giáp dày, súng ống đầy đủ đã khiến Triều Tiên thật sự gặp khó khăn. Phần lớn llàvi2 Triều Tiên phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc nên quân sự hạn chế kết quả là mũi tên và kiếm của người Triều đã thua hoàn toàn vũ khí tiên tiến của người Nhật.
Điều này đã khiến Nhật Bản ban đầu hoàn toàn dành thắng lợi đến khi có sự tham gia của nhà Minh. Với việc đường biển xa xôi khiến quân Nhật liên tục bị tập kích bởi các nhóm du kích Triều cũng như phải chóng trả đánh trả của liên minh Minh-Triều và sự non trẻ của hải quân Nhật vì Nhật chưa từng có một cuộc di chuyển với mục đích quân sự nào ra ngoài lãnh thổ lớn như vậy. Nên càng đẩy nhanh quá trình rút quân của Nhật Bản.
3. Sự thật về việc rút quân
Tuy nhiên, một chiến dịch dài hơi nhưng chẳng có bất kì tác dụng tích cực nào đối với nước Nhật của Hideyoshi, một người có tài chiến lước khả năng đánh trận giỏi như vậy quả là khó hiểu. Phải chăng đã có những yếu tố bên ngoài nào đó khiến 1 người thông thái cũng không thể làm gì hơn?
Các sử gia cho rằng có hai nguyên nhân chính khiến Hideyoshi tuột dốc như vậy trong cuộc chiến với ngoại quốc là sự nóng giận và khao khát có con nối dỗi.
Đối với sự nóng giận, Hideyoshi luôn quát tháo, la mắng khi có tin dữ, tin thua trận của Nhật Bản xuất hiện nên hầu hết các tướng lĩnh đều tìm cách sửa lại nội dung được gửi về từ Triều Tiên theo chiều hướng tích cực.
Có lẽ vì họ không muốn ông buồn chăng?
hay vì họ muốn ông thua trận?
hay vì họ chẳng muốn bị liên quan đến những cơn tức giận của ông?
Điều này khiến Hideyoshi càng thêm tự tin, ra lệnh binh lính tiến lên phía trước liên tục. Thí đi từng binh lính trên bán đảo.
Đối với việc mất mát người con nối dỗi. Hideyoshi và vợ không thể sinh con do vợ ông mắc bệnh nên ông đã tìm 1 thê thiếp khác để làm việc đó. Tuy nhiên, vị thê thiếp này cũng rất lâu mới sinh cho ông 1 người con trai. Việc có con trai nối dỗi khiến Hideyoshi vui mừng không nguôi tuy nhiên niềm vui chẳng đến được bao lâu vì con trai ông chết trẻ. Với gánh nặng tìm người kế vị nếu không muốn cả gia tộc diệt vong sau khi ông mất, Hideyoshi đã gần như trở thành 1 người hoàn toàn khác. Có lẽ trí khôn của ông đã sút đi nhiều.
Đây chính là hai nguyên nhân dẫn đến khả năng chỉ huy của ông sa sút nghiêm trọng và dẫn đến thất bại.
Trớ trêu thay tới tận khi này, tới khi các chỉ huy ở tiền tuyến không chịu nổi và mở cuộc đàm phán với quân Minh-Triều thì Hideyoshi hoàn toàn mù tịt thông tin. Khi đoàn lính từ Triều Tiên trở về ông cứ nghĩ rằng đó là chiến thắng cho quân Nhật. Để khi sứ giả của hai quốc gia này đến Nhật Bản đã gây ra một sự hiểu lầm thú vị trong lịch sử.
Khi sứ giả đến cùng với bức thư của hoàng đế, Hideyoshi vẫn nghĩ đó là chiến lợi phẩm mà ngoại quốc đã phải nhượng lại sau khi thua Nhật Bản. Để 1 bên là sứ giả đang chờ Hideyoshi quy xuống nhận thư và bên còn lại là Hideyoshi đang chờ sứ giả quy xuống đưa thư. Cả hai dò xét 1 hồi lâu thì Hideyoshi đã nhận ra vấn đề, ông điên cuồng tức giả và đuổi các sứ giả về nước.

3. Kết quả cho giải pháp thừa nhân sự

Kết quả trực tiếp:
Sự tụt hậu, sa sút của Nhật Bản khi họ đã đầu tư quá nhiều chiến phí mà chẳng thu được bất kì lợi ích nào. Sự bất bình của các daimyo, các samurai trên toàn lãnh thổ. Và là nguồn cơn cho việc xâm lược Triều Tiên lần 2 để trả đũa
Kết quả gián tiếp:
Là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết của con trai ông-Hideyori. Vì sau khi Hideyoshi qua đời, hội đồng 5 lãnh chúa được ông thành lập có nhiệm vụ giúp sức cho Hideyori đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, do các lãnh chúa được chọn không hoàn toàn là những người trung thành với Hideyoshi mà còn là những người có thế lực lớn nhằm kìm kẹp lẫn nhau. Nên khi ông mất, sợ dây liên kết này hoàn toàn bị mất đi. Khi có tạo phản trong triều, các tướng lĩnh đã phản bội Hideyori để từ đó ông đã bại trận trước Leyasu.
VIệc phản bội có thể đến từ sự phẫn uất sau những thất bại của Nhật Bản sau này ở Triều Tiên đã khiến các tướng sĩ làm trái ý.