Dịch từ câu trả lời của John Purcell trên Quora.


Tôi nghĩ là như vậy, nhưng không phải vì những cái lí do mà người ta thường nói.
Trong câu trả lời này, tôi muốn chia sẻ với bạn điều đã xảy ra ở một thí nghiệm utopia cho chuột: "Vũ trụ 25" và ý nghĩa của nó với sự bùng nổ dân số ở con người.
Người ta thường nói rằng con người chúng ta đang tiêu thụ tài nguyên ở mức quá tải và cũng đồng thời thải ra quá nhiều rác thải. Với tôi thì những điều đấy không phải là vấn đề.
Cái gọi là tài nguyên luôn thay đổi từ thời đại này sang thời đại khác. Khi đối mặt với vấn đề năng lượng, con người đã từng dùng gỗ làm tài nguyên chủ đạo. Sau đấy thì gỗ lại được thay thế bởi than đá, dầu mỏ, ga hay urani.
Và tất nhiên rằng, rác thải cũng luôn luôn là một vấn đề, nhưng nó cũng không phải là vấn đề khó giải quyết đến mức tai họa. Công nghệ luôn luôn tìm kiếm cách mới và cải thiện hơn để đối phó với rác thải; ví dụ như London bây giờ đây không còn phải lo đến việc đối phó với phân người & ngựa nữa.
Về mặt chuyên môn mà nói, tôi cũng không nghĩ chúng ta đang phải đối mặt với thảm họa khí hậu. Và kể cả có thế, vẫn còn rất nhiều thứ mà chúng ta có thể làm. Sự thật đang có ít hành động chống lại sự biến đổi khí hậu cũng chỉ là một thước đo cho ta thấy có ít người thật sự lo lắng về nó đến thế nào. Những cái viễn cảnh tận thế chỉ là thứ mà một số nhỏ người tạo ra để khiến chúng ta nghe lời họ, kể cả đúng hay sai. Thời tiết vẫn luôn là một mối lo của con người, và ví dụ cổ & điển hình nhất cho tận thế do thời tiết nằm ở ngay trong cuốn đầu Kinh Thánh.
Theo tôi thì, con người sẽ không tàn lụi chỉ vì tài nguyên bị giới hạn hay rác thải đầy rẫy; nhưng nói thế cũng không có nghĩa bùng nổ dân số không phải là một vấn đề cần được giải quyết.
Hãy thử nghĩ đến một trong những đặc điểm tiêu biểu của những thành phố lớn như việc ách tắc giao thông. Một số không nhỏ người phải dành hơn 2 tiếng mỗi ngày chỉ để kẹt trong sự ách tắc.
Hãy thử nghĩ đến tình trạng xa lánh xã hội thời nay. Ngày càng có nhiều người sống ở trong khu dân cư đông đúc hơn, thế nhưng chúng ta lại càng cảm thấy tách biệt hơn bao giờ hết.
Có điều gì đấy không đúng với cách mà chúng ta cấu tạo nên xã hội hiện nay, và lí do cho việc đó cũng có thể nói rằng là tại có quá nhiều người để chúng ta có thể dễ dàng quản lý.
Đây là lí do tại sao thí nghiệm Vũ trụ 25 lại quan trọng.
_________________
Bắt đầu từ năm 1958, nhà nghiên cứu hành vi người Mỹ John Calhoun đã tiến hành một chuỗi các thí nghiệm liên quan đến chuột. Lũ chuột được đặt trong một không gian cố định và được cấp thức ăn & nước vô tận. Những khoảng không gian cố định này được thiết kế thân thiện với loài chuột, với nhiều chỗ ngủ nghỉ cho chuột cái và nhiều chỗ để cho chuột có thể trèo và khám phá không gian.
Nghiên cứu dự đoán rằng dân cư đám chuột này sẽ đạt đến một mức đỉnh điểm để rồi sau đấy nhiều chuột sẽ bắt đầu chết vì thiếu chỗ sống. Nhưng đấy lại không phải là điều đã xảy ra. Thực tế là, trật tự xã hội chuột lại đi xuống, nhiều hành vi lạ ở chuột xuất hiện, và Calhoun đã phải dừng tiến hành thí nghiệm khi mà ông nghĩ dân số chuột thí nghiệm sắp tiến đến giai đoạn tuyệt chủng.
Vũ trụ 25 là cái tên mà ông đặt cho cái utopia (thiên đường) chuột mà ông thiết kế & sử dụng.
Ban đầu, Calhoun đặt nhiều con chuột đực & cái trong vũ trụ chuột đấy để tạo sự đa dạng gen và tạo điều kiện cho xã hội chuột phát triển.
Vào lúc này, lũ chuột đã tự phân chia chúng thành 14 nhóm với tỉ lệ sinh khác nhau. Đứng đầu và điều khiển mỗi nhóm là một con chuột đực trội, và những nhóm có những con chuột đực trội nhất là những nhóm có tỉ lệ sinh cao hơn hẳn.
Điều gì đã dẫn đến sự đi xuống trong tỉ lệ sinh của dân số chuột?
Trong xã hội chuột thông thường, những con chuột thất bại trong việc khẳng định bản thân sẽ di cư sang nơi khác, hi vọng tìm được những ổ sinh thái khác để cư trú. Nói một cách khác, chúng sẽ đi kiếm vận may; một số sẽ thất bại, một số khác sẽ lại thành công. Tại Vũ trụ 25, những con chuột đấy không có lối thoát. Những con chuột đực không được trội cho lắm thì vẫn sẽ bị kẹt trong cái utopia dành cho chuột đấy, và nhiều trong số những con chuột đực đấy sẽ thách thức những con chuột trội hết lần này đến lần khác.
Những con chuột đực thất bại toàn tập trở nên thu mình về mặt tâm lý, lượn lờ như tội đồ trong các nhóm. Những con chuột đấy sẽ không còn thèm thách thức những con chuột đực trội nữa (hành động thách thức là để chiếm lãnh thổ và kiếm điểm trong mắt chuột cái), và những con chuột đực trội thì sẽ phớt lờ chúng, coi như những con chuột thất bại đấy không tồn tại. Nhưng mà trong cùng nhóm những con chuột đực thất bại đấy thì chúng sẽ va chạm nhau thường xuyên chỉ vì khó chịu. Những con chuột bị đánh thì thường sẽ không đánh trả lại và chịu đòn, dẫn đến việc bị sẹo đầy mình. Chính những con chuột này sau này sẽ lại tấn công những con chuột khác.
Những con chuột cái thất bại thì cũng trở nên thu mình, nhưng thay vì lượn lờ trong các khu công cộng thì chúng thu mình về những chỗ tổ xa lánh, nơi mà những con chuột đực trội không thích. Chúng sẽ thu mình về nơi đấy và không làm gì cả.
Các hành động đối lập, chống đối các con chuột đực trội thường đến từ những con chuột đực mới trưởng thành từ cùng lãnh thổ chứ không phải là từ các con chuột thất bại, thu mình. Và mặc dù các con chuột mới trưởng thành đấy sẽ thường sớm nhập bọn với đám các con chuột thất bại, những con chuột trội bắt đầu cảm thấy kiệt sức vì luôn phải đấu tranh.
Những con chuột trội đấy bắt đầu từ bỏ cuộc chơi và dừng bảo vệ các con chuột cái trong lãnh thổ. Khi không có ai bảo vệ, giới chuột cái trở nên hung hăng để tự bảo vệ bản thân mình, và sự hung hăng đấy còn là đối với cả con của chính chúng nữa. Chúng trở thành những bà mẹ chuột tồi, đẩy con mình ra khỏi tổ khi con còn quá sớm, bỏ mặc con mình hay thậm chí còn ăn sống con.
Tốc độ tăng trưởng dân số bắt đầu chậm lại bởi các con chuột mẹ không quan tâm chăm sóc con, và cũng là vì các con chuột đực không thèm bảo vệ chúng khỏi những con chuột khác. Thế hệ chuột con sau này khi trưởng thành không thể có những hành vi như chuột bình thường, đấy là nếu chúng trưởng thành được.  Chúng không giao phối hay tham gia vào hoạt động xã hội với các con chuột khác. Chúng không tham gia vào quy trình ve vãn, tán tỉnh, và kể cả nếu các con chuột cái thế hệ sau đấy có thai, chúng thường thiếu bản năng làm mẹ.
Những con chuột đực không giao phối thì lại sở hữu những hành vi mới lạ. Calhoun đặt tên cho chúng là "Những con đẹp". Chúng không tiếp cận các con cái và cũng không va chạm đánh nhau. Chúng chỉ ăn, ngủ và chăm sóc bản thân. Không như những con chuột loser trước đấy, những con chuột này phần lớn không có sẹo vì chúng tránh giao tiếp với các con chuột khác. Kể cả khi được tách ra và được đặt vào một dân cư có nhiều con cái ở tuổi giao phối, chúng vẫn không chịu giao phối. Những hành vi của chúng đã được khắc sâu vào thành bản năng.
Tổ chức của xã hội chuột bắt đầu sụp đổ; tốc độ tăng trưởng dân số thật sự xuống dốc, và dân số chuột giảm sút. Calhoun dừng thí nghiệm khi mà lũ chuột không thể giao phối thành công được và tuyệt chủng dường như là điều không thể tránh được. Tại thời điểm đấy, kể cả khi được trao cho cơ hội, tất cả dân số chuột đều có bệnh lý quá nặng để có thể giao phối.
Như bạn có thể đoán từ cái tên Vũ trụ 25, nó là một thí nghiệm lặp lại của bao thí nghiệm trước đấy của Calhoun. Nó được thiết kế để loại bỏ các vấn đề hay các lỗi từ các thí nghiệm utopia trước.
Kết quả của các thí nghiệm trước là sự sinh sôi nảy nở của các con chuột toàn tính (pansexual) hay các con chuột cuồng dâm (hypersexual); chúng sẽ giao phối hoặc thử giao phối với bất kì con chuột nào. Những con chuột cái rốt cục rơi vào tình thế luôn bị hãm hiếp và xâm hại, không thể chạy thoát; các con chuột đực thì lại không thể và không muốn bảo vệ các con cái. Những xã hội chuột này đơn giản là đã đạt đến mức độ xuống dốc tận cùng. Kết quả vẫn luôn là như thế.
_________________
Điều gì đã xảy ra trong tâm trí và cơ thể của những con chuột này? Liệu những điều này có ý nghĩa gì với cơ cấu tổ chức , của xã hội loài người, và với nạn bùng nổ dân số?
Đây là những câu hỏi chủ đề quan trọng ngày nay để dẫn đến nhiều suy xét trong giới khoa học. Việc đưa ra kết luận thì tôi vẫn dành cho bạn, nhưng tôi vẫn xin được thêm thắt vài điều.
Châu Âu là châu lục đầu tiên đi vào giai đoạn công nghiệp hóa, và nước Anh là nước công nghiệp đầu tiên ở châu Âu. Chính vì vậy, nước Anh là một chủ đề tìm hiểu khá là thú vị.
Theo như dự đoán ở thời Victoria nước Anh, 40% số trẻ sinh ra không sống được đến năm 10 tuổi. Khả năng một đứa trẻ thời đó có thể sống sót đã được chứng minh là liên quan mật thiết đến sự giàu có và độ quan tâm của cha mẹ chúng.
Và kể cả khi nhiều trẻ có bố mẹ nghèo vẫn sống được, hay khi nhiều trẻ sinh ra trong phú quý và quyền lực vẫn yểu mệnh, và kể cả khi nước Anh thời Victoria vẫn không hoàn toàn là một đất nước trọng nhân tài, xã hội thời đấy vẫn có xu hướng chọn những người có tiềm năng nhất để giao phối và truyền giống lại cho đời sau.
Vào giai đoạn cuối của thời Victoria, xu hướng này gần như đã biến mất; hầu hết trẻ em đều sống & tồn tại được, bất kể cha mẹ chúng như thế nào. Chọn lọc tự nhiên gần như đã dừng hoạt động. Những người châu Âu trở nên gần như bị ám ảnh bởi chủ đề này vào giai đoạn cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, dẫn đến kết quả là chế độ thời Đức Quốc Xã - một trong những chế độ tàn bạo và mang trong nó sự hoang tưởng ngụy khoa học nhất.
Không nghi ngờ gì, cũng như trong thí nghiệm của Calhoun, các kiểu gen và đột biến không có ích trong thí nghiệm cũng bắt đầu sinh sôi nảy nở, và chúng bắt đầu ảnh hưởng đến bộ não và thân thể của toàn bộ dân số. Để giao phối, việc có năng lực hay có tiềm năng không còn là điều quan trọng nữa; điều cần thiết ở đây chỉ là việc ve vãn tán tỉnh, thuyết phục một người khác giới lên giường với bạn.
Lí do chúng ta dừng quan tâm, lo lắng đến vấn đề này chính là vì chúng ta biết lo lắng đến nó dẫn đến kết quả như thế nào. Nó dẫn đến sự dã man, man rợ. Tất nhiên là các con chuột thì không thể đắn đo suy nghĩ về việc này. Các con chuột thống trị chỉ cần biết là chúng cần loại bỏ lực lượng thù địch và những con chuột mà chúng coi là yếu kém, nhưng những con chuột yếu kém thì lại không còn chỗ nào để mà đi nữa.
Dân số của vương quốc Anh đang được cải thiện, nhưng đấy chỉ là vì sự nhập cư mà thôi. Ở một thời điểm nào đấy, dân số bản địa của nước Anh đã không tăng mà còn đi xuống. Từ thế kỉ thứ 20, người ta đã bắt đầu nhận thấy và bình luận về tỉ lệ sinh ngày càng giảm của Anh.
Calhoun đã chia dòng thời gian thí nghiệm của ông thành nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên tôi sẽ gọi là Giai đoạn A (mặc dù Calhoun không có đặt nhãn mác cho giai đoạn này), đây là giai đoạn mà lũ chuột bắt đầu làm quen với nhau. Ở Giai đoạn B, dân số chuột bắt đâu phát triển nhanh chóng. Ở Giai đoạn C, mức độ phát triển dân số bắt đầu chậm lại, và ở Giai đoạn D, Giai đoạn tử, dân số bắt đầu giảm và cuối cùng sụp đổ.
Nếu ta thật sự có thể so sánh điểm tương đồng giữa thí nghiệm chuột của Calhoun với xã hội loài người, nước Anh từ bao giờ rồi đã qua giai đoạn A. Nhiều làn sóng xâm lược và nhập cư đổ bộ vào nước Anh — tộc Đức, Roman, Celt, Normans, Danes và còn nhiều nữa —, nhưng nước Anh lại bắt đầu trở nên cực kì ổn định khi mà mọi việc bắt đầu lắng xuống, để rồi dẫn đến bùng nổ dân số, hay Giai đoạn B như trong thí nghiệm của Calhoun.
Vào một thời điểm nào đấy thì tốc độ phát triển dân số nước Anh bắt đầu đi vào giai đoạn suy thoái, và vào năm 1860 thì tốc độ tăng trưởng dân số đã đi vào mức suy thoái định rõ. Nước Anh vào lúc này đã đi vào giai đoạn C.
Đọc thêm:

Kể cả khi tốc độ tăng trưởng dân số bị tụt giảm, dân số nước Anh vẫn tiếp tục tăng (mặc dù hơi chậm).
Có thể cho rằng, nếu chúng ta loại yếu tố nhập cư ra khỏi bức tranh (tỉ lệ nhập cư sau này còn tăng đáng kể), thì số dân bản địa nước Anh ở một thời điểm nào đó đã thụt giảm nhanh chóng và đã đi vào giai đoạn D, giai đoạn tử.
Chi tiết chính xác khi nào giai đoạn này bắt đầu thì vẫn chưa rõ, nhất là với yếu tố bùng nổ dân số sau chiến tranh càng làm phức tạp hóa mọi thứ hơn nữa. Vào những năm 1960, các nhà chính trị gia nước Anh đều rất hứng thú với việc mời gọi dân nhập cư vào nước để cải thiện tỉ lệ sinh đang tụt dốc. Chắc chắn rằng nếu chúng ta loại những trẻ em sính bởi mẹ ngoại quốc, tỉ lệ sinh của nước Anh đã chạm đến mức không thể cứu vãn được từ trước năm 2000, và số dân bản địa nước Anh vẫn đang xuống dốc không phanh.
Ví dụ: Số ca sinh theo quốc gia sinh của cha mẹ, England và Wales
Tỉ lệ số người sống một mình ở nước Anh cũng tăng một cách đáng kể, cùng với đấy là số người mẹ độc thân và tỉ lệ đàn ông và phụ nữ độc thân. 
 _________________
Tôi vẫn không chắc chắn lắm về vai trò của di truyền trong việc này. Sự thiếu vắng chọn lọc tự nhiên hoàn toàn có thể dẫn đến việc "tiến hóa lùi", nhưng cũng rõ ràng là các con chuột trong thí nghiệm đều bị ảnh hưởng về mặt tâm lý, dẫn đến sự thay đổi trong hành vi.
Những con chuột của Calhoun thiếu cơ hội. Khi mà cấp độ dân số gia tăng, cùng với nó là sự gia tăng của sự đấu tranh chiếm vị trí (vị trí vật lí cũng như xã hội). Ở giai đoạn ban đầu, chỉ có những con chuột đực trội hơn cả mới có thể đuổi những con chuột khác đi và tạo tổ khi mặt trời vẫn còn đang sáng, nhưng cùng với thời gian, chúng dần mất đi ý chí và bỏ cuộc.
Vấn đề không phải là những con chuột trong thí nghiệm này không có chỗ nào để sống hay không có đủ điều kiện để sống, mà đó là do đấu tranh trong loài quá khắc nghiệt và đạt đến mức gần như là không thể. Về mặt thể chất mà nói, nhiều con chuột hoàn toàn có thể tự tạo tổ cho bản thân (nếu chúng vẫn còn bình thường về mặt di truyền) và có thể giao phối, nhưng chúng lại quyết định rằng việc đấy quá là khó. Chúng dần trở nên chán nản, vô cảm hoặc hướng hết mối quan tâm về phía bản thân.

Đây không phải là điều đang xảy ra ở những khu đông dân cư ở xã hội con người hay sao?

Nếu để mà nói thì nhiều người hoàn toàn có khả năng sở hữu một nơi sống ổn định, kể cả cho nơi ấy không được lí tưởng cho lắm và họ cũng đều có thể nuôi một gia đình; nhưng những cái nỗ lực đấy với nhiều người là quá sức chịu đựng của họ và không đem lại nhiều lợi ích cho bản thân.
Việc gặp hàng trăm nghìn người lạ hàng ngày trong cuộc sống hiện đại không thúc đẩy cho chúng ta muốn tìm bạn đời hơn mà có vẻ là ngược lại, những con người lạ với chúng ta có vẻ ít đặc biệt hơn. Họ chiếm lấy chỗ, họ đấu tranh với chúng ta, và với nhiều người, kết quả là họ kiệt sức.
Cũng không cần phải giải thích thêm, chúng ta cũng thấy thêm nhiều sự xuất hiện của những người cuồng dâm.
Chúng ta không phải là loài chuột, và số phận của chúng cũng không phải là số phận của ta; nhưng kể cả thế cũng không quá khó để thấy sự tương đồng giữa hai giống.
Tôi không nghĩ chúng ta có thể làm được gì hơn ở tình cảnh hiện tại. Nghịch lý điều khiển dân số là chính những người nhận thức được việc không nên có con lại là những người có lương tâm xã hội lớn; và con họ lại có thể là những thành phần đóng góp nhiều nhất cho xã hội chúng ta.
Lúc những người có tiềm năng hay những người có đặc tính trội lại muốn giảm thiểu số lượng những thành phần mà họ cho rằng không xứng đáng để giao phối cũng là lúc mà máu phải đổ và hành động man rợ lên ngôi, kể cả cho dù nó không lên đến đỉnh điểm như những hành động thời Đức Quốc Xã. Đó là lí do càng ngày càng có nhiều quốc gia ngừng cố gắng cải thiện vấn đề.
Kể cả với những cố gắng nghe có vẻ hợp tình hợp lý như chính sách một con ở Trung Quốc, mọi việc dường như đã quá muộn: chúng ta đã đi vào Giai đoạn D. Một số thì tin rằng việc nhập cư sẽ cứu chúng ta, số khác thì lại căm ghét điều đấy.
Với những quốc gia quá tải dân số nhưng lại có điều kiện sống thấp hơn những nước như Anh Quốc, nhập cư vẫn có thể là một giải pháp khá là hấp dẫn, mặc dù khoảng trống cơ hội cho nó thì khá là hạn hẹp. Và tất nhiên là, nhiều người trong số những quốc gia đấy cuối cùng lại di cư đến những nước quá tải dân cư như Anh Quốc.
Tôi nghĩ điều này cũng gợi khả năng cho một thí nghiệm thú vị nữa mà Calhoun chưa từng thử, có lẽ là vì ông ấy nghĩ rằng kết quả cũng sẽ không được tốt lành gì và người ta cũng sẽ dễ dùng kết quả từ thí nghiệm đấy để kích động chính sách bài ngoại.
Chuyện gì sẽ xảy ra, nếu xã hội chuột của Calhoun đã đi vào Giai đoạn D nhưng lại có thể đón nhận chuột từ một xã hội Giai đoạn C khác? 

Đọc thêm: