Dịch từ câu trả lời của Susanna Viljanen trên Quora
-------------------------------------------------------
Không bao giờ.
Lí do thì đơn giản thôi, và đó là vì sự tiến  hóa của nền văn hóa, vì thuyết điều khiểnthuyết meme. Tôn giáo là một memeplex tối quan trọng cho xã hội, nó đóng góp cho quá trình tồn tại của xã hội. Nó không thể được thay thế bởi bất cứ cái gì khác.

CHÚ Ý: Dưới đây là lời của một người thuộc nhóm INTJ! Bạn có thể cảm thấy nội dung dưới khá khó chịu!

Chung quy lại, tất cả đều là do con người là một giống loài sinh học và quá trình tiến hóa sinh học không quan tâm đến vấn đề ai đúng mà nó chỉ quan tâm đến ai còn tồn tại. Những người sinh nhiều số con nhất thì sẽ truyền được mã gene của họ cho các thế hệ sau. Những người không sinh con thì tuyệt chủng.
Quan sát cho thấy rằng, người càng mộ đạo thì càng có xu hướng đẻ nhiều. Những người mộ đạo nhất thì lại sản sinh nhiều con nhất. Họ sinh con mà không thèm quan tâm đến địa vị xã hội hay điều kiện sống của họ. Điều này được thấy đầu tiên ở Israel. Israel được thành lập bởi những người Do Thái theo chủ nghĩa thế tục, hầu hết  trong số đấy là người vô thần hoặc người theo Chủ nghĩa xã hội. Người Do Thái ở khắp mọi nẻo và mọi địa vị xã hội đều chuyển về đây sinh sống - trong số đó bao gồm cả nhóm ultra-Orthodox Haredis, nhóm những người mộ  đạo từ đầu đến chân. Khi David ben-Gurion được hỏi về chính sách để đối  với nhóm Haredim, ông nói rằng rồi thời gian sẽ giải quyết nhóm đấy. Nhưng không. Nhóm Haredim đẻ, họ đẻ quá nhiều, và chỉ trong vòng 70 năm họ đã đẻ hơn những người Do Thái theo chủ nghĩa thế tục và trở thành  nhóm quấy nhiễu có ảnh hưởng lớn ở Israel. Kết quả là Israel đang trên con đường trở thành lại một nước mộ đạo giống như những nước -stan hàng xóm. 
TL;DR: Người mộ đạo đẻ. Người vô thần không đẻ. Tương lai không thuộc về người sáng dạ nhất mà nó thuộc về những người cuồng đạo  nhất. 
Hơn nữa, theo như thuyết điều khiển của Danella Meadows và theo như 12 nhân tố đòn bẩy của thuyết đó,  tôn giáo là nhân tố quan trọng nhất. Tôn giáo tượng trưng cho cái xu hướng suy nghĩ căn bản nhất, để mà từ đó mà các mẫu mô hình mới có thể phát triển; nó là cái khả năng căn bản nhất cần có để vượt qua được các mẫu mô hình, nó là nhân tố đòn bẩy #1. Để vượt qua các mẫu mô hình, chúng ta không những phải đặt câu hỏi cho các nhận định căn bản nhất, mà ta còn phải đặt câu hỏi và thay đổi những cái giá trị hay những ưu tiên dẫn đến các nhận định đó.
Đây là lí do tại  sao KGB và Liên Xô đã từng coi việc lan tỏa Chủ nghĩa vô thần và chính  sách bài tôn giáo quan trọng đến thế. Chừng nào mà thế giới phương Tây vẫn còn có nền tảng tôn giáo và nền tảng tâm linh vững chãi, nó sẽ còn miễn nhiễm trước cố gắng đánh đổ của người Cộng sản. Trái lại với đó, người theo Chủ nghĩa vô thần sẽ lại càng muốn theo chủ nghĩa Cộng sản và dễ bị ảnh hưởng bởi chính sách Cộng sản hơn. Để lật đổ và chiếm lấy xã hội phương Tây, phá hủy nền tôn giáo là một trong những bước thiết yếu. Đây là một trong những điều mà những người phương Tây chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ hiểu.
Tôn giáo là cái nền tảng căn bản nhất mà nhờ đấy các xã hội mới có thể hình thành nên. Marx đã sai. Xã hội không tạo ra tôn giáo. Weber đã nói đúng. Tôn giáo tạo nên xã hội. Và mỗi tôn giáo lại tạo nên một xã hội dựa trên hình ảnh riêng của nó. Mỗi một xã hội Luther là một Thụy Điển. Mỗi xã hội dựa trên Thuyết Calvin là một Thụy Sĩ. Mỗi xã hội Anglican là một Anh Quốc. Mỗi một xã hội Công giáo là một Italy. Mỗi xã hội dựa trên Giáo hội chính thống là một Hy Lạp. Mỗi xã hội Shia là một Iran. Mỗi xã hội Sunni là một Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi xã  hội Wahhabi là một Saudi-Arabia. Mỗi xã hội Hindu là một Ấn Độ. Mỗi xã  hội Do Thái là một Israel. Và cứ thế kèo dài.
Tôn giáo quyết và bức chế từ những nhóm giá trị căn bản nhất, từ những định nghĩa về đúng sai, từ định nghĩa có giá trị và vô giá trị, từ định nghĩa cái nào là chấp nhận được và cái nào là không, từ cái thiện và cái ác, từ cách ứng  xử đối với xã hội, chính phủ, người ngoài hay với cả lẫn nhau. Chưa bao giờ có một xã hội nào không có tôn giáo và sẽ không bao giờ có một xã  hội như thế. Nó sẽ tự sụp đổ.
 TL;DR: Xã hội không tạo nên tôn giáo. Tôn giáo tạo nên xã hội.
Và tất cả những thứ này lại đều là dựa trên thuyết meme. Thuyết meme là nền tảng cho sự tiến hóa của xã hội, cũng giống như thuyết di truyền là nền tảng cho tiến hóa sinh học. 2 thuyết này có nền tảng khá là giống nhau, điểm khác duy nhất là ở chỗ thuyết tién hóa xã hội có bản  chất dựa vào học thuyết Lamac, và thuyết tiến hóa sinh học thì dựa vào học thuyết Darwin.
Memes là một đơn vị lưu trữ thông tin cho sự tiến hóa của xã hội, cũng giống như gene cho sự tiến hóa sinh học. Cùng với nhau, chúng tạo nên hệ thống meme - memeplexes (gần đồng nghĩa với  sinh vật). Và cũng như thế, các định nghĩa như hệ sinh thái, đấu tranh sống còn, chọn lọc tự nhiên, ổ sinh thái ... cũng được áp dụng ở đây. Và tôn giáo là một memeplex par excellence (memeplex vượt trội). Tôn giáo tồn tại bởi vì nó có vai trò trong ổ sinh thái, và không gì có thể thay thế nó
Tôn giáo không phải là "virus làm mục rữa đầu óc" như Richard Dawkins nói mà như Susan Blackmore đã đề xuất, nó là những cái memeplexes căn bản nhất.
Tôn giáo vẫn còn đấy bởi vì nó có vai trò trong ổ sinh thái. Và như quá trình tiến hóa sinh học, bạn có thể  khử các cá thể cư trú trong ổ sinh thái đấy đi, nhưng rồi ổ sinh thái đó sẽ lại có sinh vật khác đến cư ngụ. Một ổ sinh thái rỗng không thường tồn tại trong tự nhiên. 
Chủ nghĩa vô thần tượng trưng cho một ổ sinh thái rỗng.
Và một ổ sinh thái trống vắng sinh vật cư trú thì rồi theo thời gian sẽ  được lấp đầy. Hay như trong tôn giáo, nếu một tôn giáo nào tốt đẹp không lấp đầy chỗ trống đấy thì sẽ có một tôn giáo điên rồ nào khác thế  chỗ nó. 
Còn nhớ lúc nãy tôi nói vấn đề ở đây không phải là ai đúng mà là ai còn sống không? Điều này có thể áp dụng nguyên văn với sự  tiến hóa của các nền văn hóa. Vấn đề ở đây không phải là cái meme hay memeplex nào đúng đắn, mà cái nào có thể lưu truyền một cách mãnh liệt nhất. Đây là lí do tại sao thời thanh thiếu niên tôi lại học thuật chiêm tinh: để cho bản thân tôi nổi bật hơn trong hội con gái. Ngay từ đầu tôi đã biết thuật chiêm tinh ngớ ngẩn, nhưng tôi cũng biết nó là một cách  để tôi cải thiện vị trí của tôi trong nấc thang xã hội. Việc học thiên văn học chả khác gì một thảm họa xã hội cho các cô gái khác, nó là một thứ tẻ nhạt và chả ngầu tí gì. 
Và điều này cũng có nghĩa là Chủ nghĩa vô thần là một dạng tự tử xã hội. Chủ nghĩa vô thần đồng nghĩa với việc khó khăn hơn trong việc dựng vợ gả chồng, và nếu người theo chủ nghĩa Vô thần có cưới, họ thường không đẻ nhiều. Người theo chủ nghĩa vô  thần thường có ít con hơn (1 - 2 con) và nhiều trong số họ thường tình nguyện không có con. Người mộ đạo thì lại đẻ nhiều. Mẹ tôi đã từng nói với anh tôi:"Thà lấy vợ theo đạo còn hơn chọn cô nào vô đạo".  
Và các tôn giáo thì lại không lan truyền qua cách thuyết phục người ta đổi đạo, mà là nhờ việc đẻ.
Và không, nó không liên quan đến việc cấm nạo thai hay cấm dùng biện pháp tránh thai gì cả. Lí do là vì chính phụ nữ theo đạo thì lại muốn có gia đình nhiều con hơn. Mỗi đứa con với họ lại là một món quà từ Chúa. Chị dâu tôi sinh được 6 đứa, chị luôn nói rằng chị muốn có một gia đình lớn và một khi gia đình đó đã đủ lớn thì chúng nó sẽ tự bảo ban và chăm lo lẫn nhau [cơ mà cũng phải nói rằng đến tên của chị ấy còn có nghĩa là Món quà từ Chúa trong một ngôn ngữ].
Tất cả các tôn giáo đều như thế này chứ không phải chỉ có mỗi Ki-tô giáo. Tính mộ đạo và mắn đẻ thường đi đôi với nhau. Điều này có nghĩa là, trừ khi có vụ thảm sát nào đấy xảy ra, bộ gene nhà Viljanen tôi sẽ dễ sống hơn trong quá trình tiến hóa sinh học.
Điều này cũng là lí do cho tại sao Châu Âu lại đang đối mặt với thảm họa xã hội như bây giờ. Chủ nghĩa vô thần không là cái gì mới mẻ trong  lịch sử nhân loại cả, và nó có quan hệ mật thiết với thuyết anacyclosis. Chủ nghĩa vô thần là một hiện tượng trong giai đoạn cuối cùng của  thuyết anacyclosis, trước khi xã hội sụp đổ hay trước khi xã hội chuyển dịch; nó đồng nghĩa với việc xã hội đã chuyển từ chế độ dân chủ thành chế độ quần chúng. Nó có nghĩa là con người đã mất tin tưởng vào những  thứ thuộc phạm trù siêu nhiên, mất tin tưởng vào tương lai và mất tin  tưởng vào chính bản thân họ. "For behold, the days are coming, in which they shall say, Blessed are the barren, and the wombs that never bare, and the breasts that never gave suck." ["Vì nầy, ngày hầu đến, người ta  sẽ nói rằng: Phước cho đàn bà son, phước cho dạ không sanh và vú không  con bú!"]. Tất cả những điều này đã từng xảy ra rất nhiều lần trong quá khứ rồi. Mỗi khi một xã hội mất đi tôn giáo của nó, nó cũng mất đi niềm tin vào chính mình, và tỉ lệ sinh dần tụt dốc, dẫn đến xã hội sụp đổ. 
Và mỗi lần xã hội sụp đổ như thế, kết quả là tôn giáo lại tái xuất hiện, và nó không nhất thiết phải là cùng một tôn giáo như trước. 
Châu Âu đang tiến dần đến thảm họa dân số và tiến dần đến sự sụp đổ. Chúng ta chỉ còn có thể xem tôn giáo nào chiến thắng và tôn giáo nào sẽ chiếm lấy cái ổ sinh thái meme rỗng đấy. Tôi ước rằng chỉ khi tôi chết  rồi thì điều đấy mới xảy ra và tôi không phải chứng kiến thảm họa đấy,  và tôi ước rằng tôn giáo đấy không phải là Hồi giáo.
Liệu khoa học có thể đóng vai trò thay thế tôn giáo trong cùng ổ sinh thái? Không. Khoa học và tôn giáo thuộc hai phạm trù khác nhau trong sự tiến hóa của nền văn hóa, và chúng có ổ sinh thái khác nhau. Đây là điều mà những người theo chủ nghĩa Vô thần không nhận ra và sẽ không bao giờ nhận ra. Họ cứ tuyên truyền chân lý của khoa học với kết quả kém thậm tệ. Trái  lại, mỗi khi khoa học đã từng thử lấp đầy cái ổ sinh thái đấy, kết quả vẫn luôn là thảm họa - như thời Đức Quốc xã và Xô Viết. Thiếu vắng cái thế  giới quan khoa học (scientific Weltanscahuung), Holocaust sẽ không bao giờ có thể xảy ra. 
Tại sao chưa từng có xã hội nào không có tôn giáo? Tại sao sẽ không có xã hội như thế? Lí do là vì memeplex tôn giáo không quan tâm đến ai đúng. Nó chỉ quan tâm đến ai còn tồn tại. Tôn giáo không dành cho các cá nhân; nó dành cho các xã hội. Tôn giáo là vữa để gắn kết các  viên gạch con người trong xã hội lại với nhau thành một bức tường vững chắc. Thiếu nó, cái trước mặt bạn chỉ là một đống gạch, hẩy nhẹ cũng đổ. Đây là lí do tại sao tất cả xã hội vô đạo lí tưởng đều sụp đổ trong vòng tối đa ba thế hệ, và xã hội mộ đạo lí tưởng thì lại trường tồn nghìn năm. Tu viện Monte Cassino được xây từ năm 529 Công Nguyên, và Heian năm 711. 
Và đó là lí do tại sao tôn giáo tồn tại và sẽ luôn tồn tại.
TL;DR: Các tôn giáo là các memeplexes và có các ổ sinh thái cho nó. Tôn giáo phục vụ xã hội chứ không phục vụ cá nhân.