Các bạn đã trang bị đầy đủ kiến thức về Đột Quỵ chưa?
Các bạn đã nắm được những sơ cứu tạm thời khi người thân lên cơn Đột Quỵ chưa?
Các bạn đã biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình chưa?
Tổng hợp nhiều nghiên cứu : “ Cứ mỗi năm sẽ có 10 triệu người mắc bệnh đột quỵ, khoảng 5 triệu người tử vong và 5 triệu người phải gánh chịu hậu quả thương tật vĩnh viễn do đột quỵ gây nên làm gia tăng gánh nặng kinh tế cho cả gia đình và cộng đồng. Và có tỉ lệ tử vong cao hơn bệnh ung thư.
Chúng ta cứ nghĩ độ tuổi 45 là mốc để chuẩn đoán bệnh đột quỵ nhưng trên thực tế độ tuổi mắc căn bệnh ngày càng trẻ hóa , thậm chí ở tuổi 20 tăng từ 10-15%. Đó là con số đáng báo động chúng ta cần phải đề phòng căn bệnh này nhiều hơn
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet
Từ đâu mà căn bệnh này xuất hiện:
Thiếu vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh.
Uống nhiều rượu bia,chất có cồn, hút thuốc.
Những căn bệnh tiền sử.
Chủ quan không coi trọng sức khỏe bản thân
Làm việc quá sức
....
Dấu hiệu ban đầu của Đột Quỵ:
Có hiện tượng bị tê hoặc yếu cơ, đặt biệt thường xảy ra ở một bên.
Nói ngọng, nói khó, lưỡi bị tê cứng, nuốt khó.
Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc té ngã mà không biết lý do.
Mất thị lực, đột ngột bị mờ hoặc giảm thị lực một trong hai bên.
Nhức đầu, thường là bất chợt và dữ dội, chu kỳ khó xác định.
Việc phục hồi lại có như ban đầu ?
Tùy thuộc vào mức bệnh của mỗi người và thời gian đưa đến bệnh viện cấp cứu sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi lại. Khoảng 30% bệnh nhân xuất huyết não có thể đi lại và hồi phục, khoảng 30% bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời. Khả năng phục hồi 100% ở bệnh đột quỵ là rất khó, nếu như điều trị đúng cách và kết hợp vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ người bệnh có thể phục hồi từ 60-80%.
Trung mình mỗi phút trôi qua nạn nhân sẽ mất đi 2 triệu tế bào não và các tế bào sẽ dần bị hoại tử, để càng lâu, nguy cơ tử vong sẽ càng cao. Chính việc không đưa người bệnh cấp cứu kịp thời là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.
Người bệnh sau khi đột quỵ có ảnh hưởng như thế nào?

Đột quỵ não trái.

Nếu đột quỵ xảy ra ở vùng não trái thì phần cơ thể phía bên phải sẽ bị ảnh hưởng, gây ra một số hoặc tất cả những biến chứng sau:
-Liệt hoặc yếu phần cơ thể bên phải.
-Khó khăn về ngôn ngữ: Khó nói, nói ngọng, chậm hiểu lời nói, khó diễn đạt ý.
-Vận động chậm và thận trọng.
-Mất trí nhớ.

Đột quỵ não phải.

Nếu đột quỵ xảy ra ở vùng não phải thì phần cơ thể bên trái sẽ bị ảnh hưởng, những biến chứng có thể gặp phải như sau:
-Liệt hoặc yếu nửa người bên trái.
-Rối loạn thị giác: Nhìn mờ, nhìn đôi.
-Vận động nhanh và vội vàng.
-Mất trí nhớ.

Đột quỵ thân não.

Thân não nằm ngay phía trên của tủy sống, có vai trò kiểm soát chức năng hô hấp, tim đập và huyết áp. Nó còn chi phối chức năng ngôn ngữ, nuốt, nghe và cử động của mắt.
Khi đột quỵ xảy ra ở vùng thân não, tùy thuộc vào mức độ nặng của tổn thương, nó có thể ảnh hưởng tới cả 2 bên cơ thể và có thể dẫn đến tình trạng liệt toàn thân. Với trường hợp nặng, người bệnh nhìn chung không thể nói và không thể vận động từ phần cổ trở xuống.

Phần quan trọng: Những lưu ý trong quá trình sơ cứu kịp thời cho người đột quỵ góp phần giảm nhẹ hậu quả và có thể cứu sống nạn nhân.

  Nếu người bệnh tỉnh:
Cần kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp tim của người bệnh.
Đặt nạn nhân ở tư thế đầu nằm nghiêng, nâng nhẹ và cố định đầu không cho lắc lư.
Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hay uống bất cứ gì.
Lau đờm dãi, loại bỏ các dị vật còn sót lại trong miệng.
Nếu bị liệt, khi vận chuyển cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về bên người không bị liệt.
 Nếu người bệnh bị hôn mê:
Cần sơ cứu theo 5 bước trên.
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet
Trong trường hợp mạch của người bệnh không đập hoặc ngừng thở phải ngay lập tức tiến hành hô hấp bằng CPR (Hô hấp nhân tạo)
Nguyên tác cung cấp dinh dưỡng cho người đột quỵ.
Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa , hấp thu tốt nhất ở dạng mềm lỏng: cháo, súp, sữa.
Chất béo từ 25-30g/ ngày. Hạn chế cholesterol < 300mg/ ngày.
Bổ sung kali, các vitamin và khoáng chất.
Tránh ăn quá no.
Năng lượng tiêu thụ khoảng 1500 -1750 kcal/ngày (đối với người từ 50 kg).
Lượng đạm bổ sung ít hơn người bình thường khoảng 0,8g/kg.
Chế độ ăn uống dành cho người bị Đột Quỵ
Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, ngũ cốc.
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên với một tinh thần đầy lạc quan và phấn khởi.
Ăn cá ít nhất 3 lần/tuần có thể giảm đột quỵ từ 6-12%.
Ăn khoai lang vì trong khoai có đầy đủ chất chống oxy hóa ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám động mạch giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
Ăn thực phẩm có chứa nhiều kali như: chuối ( đặc biệt là chuối xanh giúp hạ huyết áp rõ rệt hơn là chuối chín bởi chuối xanh chứa kháng tinh bột),khoai tây...
Thực phẩm hạn chế dùng:
Không nên dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng…
Tránh thức ăn chế biến sẵn có chứa muối như: thịt hun khói, pate, dưa muối…
Hạn chế ăn mặn ( trung bình sẽ ăn 1,5g mỗi ngày tức là 1 nửa thìa cà phê).
Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol.
Bệnh đột quỵ rất nguy hiểm đến sức khỏe, tôi muốn nhắn nhủ với các bạn hãy biết yêu lấy bản thân mình, chăm sóc cho gia đình của mình thật chu đáo để tránh những trường hợp không đáng tiếc.
Chúc mọi người có buổi tối vui vẻ ^^.