Chúng ta vẫn thường nghe/nói rằng: Đời là bể khổ! Bất kỳ ai không phân biệt sang hèn già trẻ, đã lỡ đc sinh ra trên cõi đời này cơ hồ đều chịu chung một cái ‘biển’ mênh mông những vđề gọi chung là ‘khổ’!!!
Cái bể khổ ấy, tồn tại khách quan ko phụ thuộc vào không/thời gian nào cả. Chẳng chịu sự chi phối của ai, hay thế lực siêu nhiên nào, kể cả Chúa/Phật/Thánh/Thần. Bất kể tôn giáo, nhà nước, chế độ xã hội, đảng phái,...
Thái tử Tất Đạt Đa ngộ (nghĩa là nhìn thấy, nhận ra) đc điều đó, rằng con người nói riêng cho đến chúng sinh nói chung đều đang phải chịu những cái ‘khổ’ đó. Đây là bước đặt vđề, xác định vđề cần giải quyết. Thái tử xác định, cần phải giải quyết những cái khổ này, trc tiên là cho bản thân mình. Khi bản thân đã hiểu đc ‘khổ’ rồi, Tất Đạt Đa vẫn là Tất Đạt Đa! Nhưng ông muốn đem những sự hiểu về cái khổ của mình giảng giải cho những người khác cùng hiểu, để họ tự xử lý cái khổ của chính mình. Chính những điều ông truyền lại cho người khác này đã biến ông thành Phật. Chúng sinh tôn kính mà đưa ông lên thành Phật, siêu nhiên, chứ bản chất ông vẫn chỉ là người trần mắt thịt
Đặt vđề & giải quyết vđề, thực ra là quá trình đi trả lời những câu hỏi mà mình chưa tỏ tường. Ở đây, thái tử Tất Đạt Đa đặt vđề là: KHỔ
1. Khổ là gì? Như thế nào là khổ? => Tất Đạt Đa gọi là Khổ Đế
2. Những nguyên nhân nào gây ra khổ? => Tất Đạt Đa gọi là Tập Đế
3. Khi ko còn khổ nữa thì sẽ như thế nào? => Tất Đạt Đa gọi là Diệt Đế
4. Làm thế nào để ko còn khổ nữa? => Tất Đạt Đa gọi là Đạo Đế
Vậy là, quá trình đi tìm lời giải cho những câu hỏi kia tập hợp lại sẽ thành cái mà đời sau gọi là Tứ Diệu Đế. Tất nhiên, để hiểu hết đc Tứ Đế, nhẽ thành Phật rồi. Bản thân mềnh với sự tìm hiểu mới ở mức thô lậu, lý thuyết suông bởi còn vướng bận bụi trần quá nhiều mà chưa có điều kiện nghiên cứu, thực hành, tu tập đặng đi đến cái điểm Diệt Đế xa xôi kia đc. Tuy nhiên, thấy có bạn vẻ như đang có sự hiểu lệch lạc về giáo lý cơ bản của Đạo Phật nên đành vụng tay thô ý mà đóng góp đôi dòng
Trong Khổ - Tập - Diệt - Đạo tứ Đế, bản chất là quá trình tìm hiểu, lý giải, rồi giải quyết cái 'khổ’ trong cuộc đời mỗi người, rồi đến chúng sinh, ta thấy dường như bao hàm mối quan hệ nhân-quả. Có lẽ quan niệm về nhân quả, kiếp trc, kiếp sau cũng từ đây mà ra?
- Tập Đế là nhân, Khổ Đế là quả
- Đạo Đế là nhân, Diệt Đế là quả

Ngôn ngữ Phật giáo thì vô vàn cao siêu, thâm sâu khó hiểu. Dễ thường làm nản ý người đọc ngoại đạo, thế nên mềnh sẽ thử diễn giải lại theo ngôn ngữ thông thường xem ra làm sao. Tất nhiên là dựa trên cái sự hiểu của bản thân, hiện tại, chắc sẽ còn thiếu sót nhiều:
1. Khổ là gì? Thế nào thì là khổ? Thái tử Tất Đạt Đa nhận ra có tám cái khổ
— Sinh lão bệnh tử là tứ khổ: Con người từ khi đc thụ thai, sinh ra, trưởng thành rồi chết đi đều phải chịu đựng rất nhiều nỗi khổ. Tứ khổ này chắc ko khó hiểu lắm, mỗi người đều sẽ có những cảm nhận riêng
— Ái ly biệt khổ: Sự khổ khi phải xa cách người mình yêu thương. Gồm có khổ khi sống mà phải xa cách người mình yêu thương & khổ khi người mình yêu thương chết đi, ko còn trên đời cùng mình bầu bạn nữa. Cũng ko khó hiểu lắm
— Oán tăng hội khổ: Sự khổ khi gặp gỡ với những người mà mình ko thích
— Cầu bất đắc khổ: Sự khổ khi những điều mình mong ước mà ko đạt đc
— Ngũ uẩn khổ: Sự khổ này bao trùm cả 7 sự khổ phía trên, cũng là khó hiểu nhất (với mềnh). Ngũ uẩn của con người gồm sắc, thức, tưởng, thọ, hành  có thể hiểu thuộc hai nhóm về vật chất và tinh thần. Mối liên hệ giữa ngũ uẩn với nhau cảm giác như một cuốn ‘tâm lý học đại cương’ vậy
SẮC: Là tất cả những gì thuộc về thân thể (vật chất hữu hình)
THỨC: Là những gì tâm trí con người cảm nhận đc, nhận biết đc thông qua sáu giác quan của con người (tai, mắt, mũi, lưỡi, thân thể, ý thức)
TƯỞNG:  Là sự nhận diện, đánh giá, phán xét của tâm trí (tri giác) đối với những gì đã được cảm nhận đc bởi THỨC
THỌ: Là những cảm giác về thân thể mà được phát khởi lên dựa theo cái tri giác đã xảy ra ở TƯỞNG
HÀNH:  Là những hiện tượng tâm lý hay cảm xúc mà tâm thức phát khởi lên dựa theo sự kích động của THỌ
Mới nôm na thế về ngũ uẩn thôi mà đã chóng mặt ra rồi ấy chứ nói gì đến chuyện hiểu hết đc ngọn ngành. Thế gian mấy ai hết đc khổ. Thành Phật đâu có dễ dàng!
2. Những nguyên nhân nào gây ra khổ? Thái tử Tất Đạt Đa nhận ra có ba nguyên nhân đó là:
- Tham: Là mong muốn, đòi hỏi, hy vọng về việc gì đó vượt ra ngoài bản chất sự việc đó vốn là. Sự chênh lệch giữa mong ước của bản thân so với cái bản chất thực sự của sự việc đó, như trong một comment mềnh đã nói
- Sân: Là sự sân hận, thù hận, ganh ghét,... Đại loại vậy
- Si: Là si mê, ngu si, si ngốc,...
3. Khi ko còn khổ nữa thì sẽ như thế nào?
Đọc các lý giải về Diệt Đế mà toàn vô, ngã, không, không không, niết bàn, cực lạc,... các cái nhưng thú thực mềnh chưa hình dung ra đc ‘cụ thể’ khi hết khổ rồi thì bản thân sẽ như thế nào!
Tuy nhiên, đây chính là cái mà mỗi người cần phải thấy đc, hiểu đc, là cái đích cuối cùng, là cái kết quả nhận đc khi đi theo con đường của thái tử Tất Đạt Đa năm xưa. Để từ đó quyết định xem, cái đích ấy, có phải là cái mình mong muốn đạt đc hay ko, có đáng để mình ‘diệt hết mọi khổ đau’ hay ko? Bởi, có nhiều khi, ta mong đc khổ đau nhưng lại ko thể khổ đau. Muốn đc nhai miếng dồi chó nhưng thiên hạ, cuộc đời, thằng bạn, hay cái ví chỉ cho ta xơi mỗi thịt lợn nấu giả cầy, chả hạn thế!
4. Vậy thì làm thế nào để ko còn khổ nữa? Thái tử Tất Đạt Đa nhận thấy có tám con đường (phương pháp) chính để ‘diệt hết mọi khổ đau’ bao gồm:
— Chính kiến
— Chính tư duy
— Chính ngữ
— Chính nghiệp
— Chính mệnh
— Chính tinh tiến
— Chính niệm
— Chính định
Mềnh chưa tìm hiểu về Bát Chính (Chánh) Đạo này nhà Phật dạy như nào nên chỉ dám lạm bàn một chút qua loa. Theo mềnh hiểu, chính là ‘đúng đắn’. Như chính đạo là con đường đúng đắn, chính phái là môn phái làm điều đúng đắn. Chính nhân quân tử là người làm việc đúng đắn,... Tuy nhiên, cái sự ‘chính’ ấy cũng mỗi người mỗi khác, mỗi thời mỗi khác. Với mình thì là đúng, với người khác thì lại là ko đúng. Để cho chúng sinh cùng đồng ý về một cái ‘chính’ quả thực là cực kỳ khó khăn. Và, tám ‘Chính Đạo’ mà nhà Phật nêu ra, mềnh cho rằng sẽ có sự nhân-quả, bổ trợ lẫn nhau chứ ko thể cho rằng đó là tám con đường (phương pháp) riêng rẽ, độc lập hay phải đi qua từng ‘đạo’ ấy theo kiểu level lên cấp như một bạn diễn giải. Suy nghĩ như vậy quả thật, mềnh cho rằng, quá giáo điều, máy móc. Lối suy nghĩ ko nên có đối với mọi vđề, chứ ko chỉ riêng chuyện nhà Phật!

Tái khẩu: Tứ Diệu Đế là triết lý căn bản của Phật giáo, tuy nhiên, ko hề có sự siêu nhiên mà rất duy vật, biện chứng. Nôm na như một lý thuyết về tâm lý học vậy. Mềnh cho rằng, ban đầu, Đức Phật cũng chỉ giảng giải cho môn đệ những điều ngài ngộ đc như một vị giáo sư giảng giải lý thuyết mình đã nghiên cứu ra cho đám sv mà thôi. Rồi đời sau gom góp lại, suy tôn lên, tôn kính ngài mà gọi ngài là Phật, là Đấng giác ngộ với vô vàn năng lực siêu nhiên, võ thuật cao cường. Rồi sáng tông, lập phái, viết thành giáo lý, môn quy,... Sự thật, liệu ban đầu, Đức Phật có đặt ra quy định cấm sát sinh ko? Có cấm lấy vợ lấy chồng ko? Có cấm ăn thịt chó ko? Mềnh ko biết đc. Nhưng mềnh tin, hàng ngày ngài vẫn phải đi đái như mọi chúng sinh khác mà thôi