Đôi dòng này được viết theo thứ tự xuất hiện trong đầu tôi, nên có thể hơi mất trật tự =]]]]
Note: có nhắc đến nội dung truyện nên nếu bạn chưa đọc hay xem phim có thể để đọc sau nhé!
Nếu bạn không đủ kiên nhẫn thì chắc không nên đọc, vì cái hay nó nằm ở tận cuối truyện. Có lẽ đây là phong cách của Kazuo. Thực ra ban đầu đọc tôi cũng khá nản, nhưng vẫn cố đọc, vì tôi tiếc công mình đi mua sách cộng thêm là việc trước đó tôi rất thích cuốn Never let me go của bác ý, cộng thêm việc đây là tác phẩm đoạt giải nên rất tự tin sẽ có gì đó hay ho đang đợi mình.
Đến lúc đọc xong, tôi chỉ đúc rút được hai meanings (ý nghĩa) với mình thông qua cuốn sách: Một là “Hãy dành thời gian cho gia đình và người thân khi còn có thể” và hai là “Hãy can đảm yêu để không hối tiếc về sau”. Và tôi lại nghĩ “có đáng” cho cái thời gian mình bỏ ra cho cuốn sách không...
...cho đến khi tôi quyết xem hết phim (tức trước đó có xem rồi, nhưng chưa xem hết chỉ là mấy khung cảnh xem thoáng qua trên HBO). Thực tế là xem “The Father” xong, thấy thích Anthony Hopkins quá (đương nhiên trước đó mình cũng xem các phim bác đóng như Sự im lặng của bầy cừu rồi 2 popes,...rồi) nên lúc Netflix hiện The remains of the day ở phần gợi ý trên Home, tôi đã click xem.
Truyện của Kazuo kể rất “lê thê”, nhưng chính việc kể lể này mới khắc họa nhân vật một cách đầy đủ nhất. Nó không phải kiểu mô tả ngắn gọn là ông này hay cô kia tốt tính, nhân hậu, kĩ tính,… mà là đưa họ vào một bối cảnh (scene/context) cụ thể để người đọc cảm nhận được cá tính nhân vật đó, nên nói thật là rất khó để tôi có thể kể lại cho ai đó về nhân vật nào đó một cách cụ thể (tức dùng tính từ để miêu tả) mà tất cả về nhân vật chỉ là cảm nhận của cá nhân tôi mà thôi. Và tôi nghĩ, chính việc miêu tả kĩ như này mà truyện của ông được dựng thành phim, nếu bạn biết thì cả The remains of the day và Never let me go đều là những bộ phim cực kì nổi tiếng.
Như đã nói ở trên, lần đọc kia chỉ là rút ra meaning nào đó cho bản thân mình, còn lần xem phim này thì tôi tự hỏi bản thân “Nếu tôi là ông quản gia đó thì tôi sẽ làm thế nào?”. Câu trả lời là “Tôi cũng sẽ hành động y chang ông ý”. Tại sao ư? Chắc tại tôi có cái lòng tự trong cao quá. Và cũng vì nhiều lí do khác liên quan đến ngữ cảnh/bối cảnh ở đây:
+ bối cảnh ông ý không thể nán lại để nghe lời trăn trối cuối cùng của người cha, hay lúc nghe tin bố mình mất thì ông ý cũng chẳng thể lên để vuốt mắt bố mình cũng chỉ vì ông ý đang quá bận rộn lúc đó, ông đang phải “take care” cho một bữa tiệc rất quan trọng của chủ nhân ngôi nhà và bữa tiệc còn liên quan đến chính trị, đến hòa bình thế giới, chưa kể ông còn là mẫu người rất có trách nhiệm với công việc của mình. Mối quan hệ giữa ông và cha ông cũng rất tốt, không có hiểu lầm hay bất hòa gì cả, và việc ông ý có trách nhiệm với công việc của mình (hay bây giờ có thuật ngữ workaholic) chắc cũng một phần do bố của ông, nếu bạn để ý thì lúc ông bố hấp hối cũng bảo đứa con rằng “con đi làm việc tiếp đi”.
+ bối cảnh khi ông ý không dám chấp nhận tình yêu của ông với cô Kenton vì chính ông ý đã phản đối việc có quan hệ yêu đương nam nữ giữa những người làm việc tại Dinh Darlington. Ông là người đưa ra qui định đó thì sao ông dám phá vỡ, nhưng rồi chúng ta sẽ phần nào thấy được ông là một người tình cảm chứ không hề cứng nhắc qua chi tiết ông đọc cuốn sách "ngôn tình", vô tình ông “bị” cô Kenton bắt gặp và khăng khăng muốn biết cuốn sách ông đang đọc là gì. Và chính sau chi tiết này, cô ý đã càng hiểu ông hơn. Theo dõi thêm thì ta sẽ thấy tình cảm cô dành cho ông là rất nhiều: việc cô đi hẹn hò với một người đàn ông khác mà cô chỉ kể về ông Stevens, việc cô đau lòng ngồi trong phòng khóc lóc sau khi cô nói về việc cô sẽ nghỉ làm và kết hôn với một người đàn ông mà thái độ của ông Steves cứ như “không” (kiểu như cô phần nào nghĩ rằng chắc cảm nhận của cô về tình cảm của ông Stevens dành cho mình đã sai bét), rồi những thứ trao đổi qua thư hay khi gặp nhau phần nào cho thấy họ đều có phần luyến tiếc vì không thể đến bên nhau (trong phim có hình ảnh hai bàn tay nắm nhau rồi khẽ rời nhau ra khi Kenton lên xe để trở về trong một trời mưa tầm tã cùng đôi mắt ướt nhòe lúc tạm biệt Steves). Về mặt cá nhân thì tôi thích lưu giữ mấy khoảnh khắc “tình cảm” hối tiếc kiểu này hơn.
Thế rồi sau khi lord Darlington mất, thì một lord khác đã mua lại Dinh Darlington và Stevens vẫn làm quản gia tại đó, nhưng vì thiếu nhân sự nên Stevens đã viết thư cũng như đến gặp Kenton để ngỏ ý mời bà quay trở lại. Thực ra cái lúc đọc sách, mình còn nghĩ chắc là họ sẽ quay trở về làm việc cùng nhau, rồi cùng trò truyện hàng ngày để bù đắp lại phần thời gian họ đã lỡ mất nhau nhưng… “người tính không bằng trời tính”, con gái của Kenton có bầu và bà cần phải ở cạnh nên cũng đã phải từ chối lời đề nghị hấp dẫn này. Việc này làm mình nhớ một câu chuyện cá nhân nên lúc đó đã gợi lại cảm giác man mác buồn trong mình 😊. Buồn nhất là đoạn Kenton nói "tôi đã từng nghĩ về cuộc sống ở bên ông..." hay việc bà ý nói kết hôn chỉ là để chọc tức và đoạn bà bảo ông ghé thăm nhà con gái bà ý, bà ý kể cho con gái nghe nhiều về ông nên chắc hẳn con gái bà ý sẽ rất vui được gặp ông bên ngoài.
Cuối cùng, cái thứ mà tôi không nhìn thấy trên phim, chính điều này là "benifit" khi đọc sách, vậy nên tôi vẫn thấy nên đọc sách kèm xem phim (nếu có thể), vừa là để bạn có được khắc họa/hình ảnh nhân vật trong đầu (mà phim mang lại), vừa là để bạn hiểu thấu tâm can/suy nghĩ của nhân vật (thứ mà truyện sẽ đầy đủ hơn phim). Đó là quyết định không làm việc của Stevens nữa vì ông nhận ra càng ngày càng có nhiều sai sót xảy ra trong công việc mà trước giờ ông không hề phạm phảỉ cũng như ông đã dành hết những gì tốt đẹp nhất cho vị chủ nhân đầu tiên, rồi câu chuyện với một người lạ về chủ đề "Buổi tối là thứ chúng ta mong đợi nhất trong ngày" nó như nghĩa bóng cho việc ông quyết định nghỉ ngời. Rồi ông nhìn thấy xung quanh mọi người vui vẻ trò chuyện, nói "bông lơn" (theo tớ hiểu là joke" và ông tự nghĩ chắc mình cần phải học tập việc này, cho thấy ông đang mong muốn thay đổi bản thân để cuộc sống ông trở nên vui vẻ hơn.
Hết ạ :)