Flow - dòng chảy cuốn sách được viết bởi Tiến sĩ Mihalyc Csikszentmihalyi - Tiến sĩ tâm lý học người Mỹ gốc Hungary, nhà nghiên cứu lỗi lạc, giác sư thuộc Khoa tâm lý và Quản lý tại Drucker School of Management thuộc Đại học Claremont Graduate.
Nội dung chính cuốn sách đề cập đến trạng thái dòng chảy, trải nghiệm tối ưu giúp con người phát triển sự sáng tạo, dành quyền tự chủ, vượt qua thử thách, cải thiện chất lượng đời sống, đồng thời hạn chế sự hỗn loạn từ các tác nhân bên ngoài, có thêm cơ hội trải nghiệm nhiều khoảnh khắc hạnh phúc, niềm vui bền vững, lâu dài.
Cuốn sách được chia thành ̣̣9 phần bao gồm:

Chương 1: Hạnh phúc được xem xét lại

Nhắc về hạnh phúc, cách đây 2300 năm triết gia Aristotle đã đưa ra kết luận, tìm kiếm hạnh phúc ý nghĩa quan trọng nhất cuộc đời của con người. Điều đó đúng với toàn thể nhân loại, từ xa xưa cho đến hiện tại.
Nhưng dù cho điều kiện sống thay đổi đáng kể như sức khỏe tốt hơn, tuổi thọ gia tăng, con người sở hữu nhiều tiền bạc, sắc đẹp, quyền lực, điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta trở nên hạnh phúc hơn.
Trong xã hội hiện đại, số lượng người không hạnh phúc, thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, bất mãn và chán chường về cuộc sống ngày càng gia tăng.
Chứng kiến sự khác biệt này, tiến sĩ Mihaly Csikszentmihalyi quyết định tiến hành các cuộc thực nghiệm. Sau nhiều nghiên cứu, ông kết luận: "Hạnh phúc thực sự không phụ thuộc hoàn toàn vào quyền lực hay điều kiện vật chất, cũng không phải kết quả của vận may hay sự ngẫu nhiên. Thực tế, hạnh phúc là quá trình con người tìm thấy trong việc xây dựng và khám phá cuộc sống."
Theo ông, con người sẽ có được hạnh phúc bền lâu và giá trị nếu họ học được cách đưa bản thân đến gần hơn với trải nghiệm tối ưu.
Trải nghiệm tối ưu là một hoạt động giúp con người đạt được trạng thái hưng phấn khi họ dành toàn bộ sự tập trung chú ý, tâm trí, thời gian, công sức cho hoạt động đang thực hiện.
Trải nghiệm tối ưu giống như người thủy thủ đang bám sát hải trình của mình và có cảm nhận được làn gió quật ánh qua mái tóc, những âm thanh ngân vang của biển, bầu trời rộng lớn, cùng cánh chim trao nghiêng, tạo cho người thủy thủ cảm giác sống động không diễn tả bằng lời.
Một người họa sĩ cảm nhận được sức sống mới mẻ, mãnh liệt khi từng mảng màu được duyệt trong bức tranh.
Trải nghiệm tối ưu không nhất thiết chỉ diễn ra trong những điều kiện thuận lợi, lý tưởng như nhiều người thường nghĩ. Trải nghiệm tối ưu có thể diễn ra ngay cả trong điều kiện được coi là thử thách.
Giống như việc các vận động viên tham gia các cuộc đua dài, cơ bắp liên tục đau đớn, cơ thể anh ta mệt mỏi rã rời, nhưng việc chinh phục đích đến, là khoảnh khắc tuyệt vời nhất.

Chương 2: Giải phẫu học về ý thức sinh học

Ở phần này tác giả đưa ra phân tích về hoạt động não bộ, cách thức hoạt động của ý thức và cách kiểm soát ý thức,trong đó có sự chú ý.
Khi một người dồn toàn bộ sự chú ý, năng lượng tinh thần để làm một điều gì đó, họ sẽ tìm thấy niềm vui, sự thú vị, ý nghĩa khi hoàn thành ngay cả những mục tiêu, nhiệm vụ khó nhằn nhất. Thậm chí mục tiêu càng khó, niềm vui nhận lại càng lớn.
Tuy nhiên đây là một điều vô cùng khó trong xã hội hiện đại, chúng ta dễ bị xao nhãng bởi các yếu tố bên ngoài (Entropy tâm thần)
Nó có thể gây ra những trạng thái cảm xúc không mong muốn như nỗi đau, sợ hãi, phẫn nộ, lo âu, bồn chồn hay đố kỵ, tùy thuộc vào trạng thái tâm lý của từng người. Tình trạng này khiến chúng ta dễ bị mất kiểm soát và xao nhãng, không hoàn thành mục tiêu đề ra. 
Hiểu về cách hoạt động não bộ, Entropy tâm thần, là một trong cách thức tốt nhất để ta học cách điều chỉnh năng lượng, sự chú ý của bản thân vào nhiệm vụ quan trọng của cuộc sống.

Chương 3: Sự thưởng thức và chất lượng cuộc sống

Chương này bàn về những cách mà chúng ta có thể áp dụng để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình. 
Theo tác giả có hai cách giúp cuộc sống chúng ta cải thiện, chất lượng: 
1. Cố gắng thay đổi các điều kiện bên ngoài sao cho chúng tương thích với mục tiêu của chúng ta.
2. Chọn thay đổi cách chúng ta trải nghiệm các điều kiện bên ngoài, để khiến chúng tương thích với mục tiêu của chúng ta.
Để đạt được chất lượng thì chúng ta nên khéo léo kết hợp giữa hai chiến lược với nhau.
Nếu chỉ thay đổi điều kiện bên ngoài, bản thân sự thay đổi này không hoàn toàn khiến con người ta hạnh phúc toàn diện. 
Như cá tỷ phủ, thương gia, những người sở hữu siêu xe, có căn nhà vững ngoại ô rộng lớn, có những người có nhiều tiền nhưng cuộc sống họ không hạnh phúc.
Cách thứ hai thay đổi cách ta đánh giá, nhìn nhận những điều xảy đến cuộc sống. Một sự kiện có thể thay đổi tùy thuộc vào góc nhìn, nhận định của chúng ta.
Ví dụ: Sau Covid 19 có người thấy biết ơn vì nhờ quãng thời gian đó họ có cơ hội dừng lại, nhìn nhận về bản thân trước đó vì quá bận rộn mà họ không có được. Cùng sự kiện Covid 19, có người lại cảm thấy oán tránh, tức giận vì với họ, đó quãng thời gian mất mát trì trệ, lãng phí.
Mỗi cách suy nghĩ sẽ dẫn đến sự đánh giá, cảm xúc, trải nghiệm định hướng các chuỗi sự kiện khác nhau đối với mỗi người.

Về sự thưởng thức: 

Giấc ngủ, nghỉ ngơi, thức ăn, tình dục… Đây là những khoái lạc mang tính cân bằng nội sinh, đáp ứng nhu cầu cơ thể trong những nhịp sinh học, một trong những thành phần quan trọng của chất lượng hạnh phúc.
Vẫn có cách trải nghiệm niềm vui lớn theo cách khác, đó trải nghiệm mang tính thưởng thức giá trị, như việc nỗ lực lao động, chinh phục, mục tiêu thử thách trong thể thao, học tập, công việc…
Ví dụ một thành viên chơi quần vợt, trong quá trình chơi, dù trận bóng mệt lử, nhưng anh ta vượt lên cảm giác, tiếp tục chơi cho đến phút cuối, quá trình này xem là trải nghiệm mang tính thưởng thức, vượt ra ngoài giới hạn của bản thân.

Vì sao chúng ta cần tính thưởng thức đầy phức tạp, trong khi khoái lạc giản đơn cũng mang lại hạnh phúc?

Theo tác giả “Không có sự thưởng thức, cuộc sống vẫn có thể chịu đựng được và thậm chí có thể đầy khoái lạc. Nhưng nó có thể chỉ là cuộc sống bấp bênh, tùy thuộc vào may mắn và sự hợp tác môi trường bên ngoài.”
Tóm lại nếu muốn tạo ra dòng chảy trong cuộc sống, con người cần học cách xây dựng sự thưởng thức đối với những gì được đưa đến với họ mỗi ngày.

Những thành tố của thưởng thức:

- Một hoạt động thử thách đòi hỏi kỹ năng
Cảm giác hạnh phúc đó có thể xuất hiện ngẫu hứng như khi đang ở quầy bar thưởng thức bài hát yêu thích hoặc trong một phong cách tuyệt đẹp. 
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy cảm giác tối ưu thường xuyên xảy ra khi mọi người tham gia vào các hoạt động có định hướng mục tiêu và tuân thủ các quy tắc. 
Những hoạt động này đòi hỏi đầu tư năng lượng tinh thần và kỹ năng, không chỉ trong các hoạt động vật lý mà còn trong việc xử lý thông tin, có thể ví dụ như kỹ năng toán học để định lượng mối quan hệ hoặc kỹ năng của nhạc sĩ trong việc kết hợp các nốt nhạc. Kỹ năng cũng có thể liên quan đến cách bầu bạn với người khác.
- Hợp nhất hành động và nhận thức
Điều này có nghĩa là dồn toàn bộ sự chú tâm, năng lượng tinh thần, tất cả kỹ năng tập trung vào một hoạt động duy nhất đang thực hiện, không để bị xao nhãng với mục tiêu, vấn đề khác bên ngoài.
Một người leo núi mô tả sự hợp nhất trong việc leo lên ngọn núi anh ta như sau:"Bạn đắm mình vào những gì bạn làm không hề nghĩ bản thân tách biệt với những hoạt động kể trên.."
Một người vũ công miêu tả màn trình diễn diễn ra tốt đẹp:"Sự tập trung bạn là hoàn toàn trọn vẹn; Tâm trí bạn không lang thang, không nghĩ đến điều gì khác, bạn hoàn toàn bị cuốn vào những gì bạn đang làm. Năng lượng của bạn đang tuôn rất trơn tru..”
- Mục tiêu và phản hồi rõ ràng
Một người thiết lập mục tiêu, trong quá trình thực hiện mục hay hoàn thành chúng, người đó đánh giá đưa ra phản hồi về mục tiêu, đây xem thành phần quan trọng mang tính thưởng thức.
Như một người họa sĩ có thể không có hình ảnh trực quan về tổng thể bức tranh hoàn thành như thế nào, nhưng khi bức tranh vẽ đến giai đoạn nhất định thì cô ấy cần biết và xem xét xem liệu đây có phải điều cô muốn đạt được hay không. Chính cô ấy cần có tiêu chí chủ quan hóa của mình những gì xem là “đẹp” hay xấu, để sau mỗi nét cọ cô ấy có nói: “Đúng rồi, đây là đường nét tôi muốn, hoặc không không phải thứ này."
Mục tiêu phản hồi rõ ràng vô cùng cần thiết trong học tập và làm việc
- Trải nghiệm có mục đích tự thân
Là một trong yếu tố quan trọng giúp chúng ta đến gần trạng thái dòng chảy, ta tìm thấy ý nghĩa riêng cho công việc đang làm, một cách tự nhiên không kỳ vọng phần thưởng hay lợi ích tương lai, ngay việc được làm điều đó đã được coi là phần thưởng. 

Những điều kiện của trạng thái dòng chảy

Những đặc tính của trạng thái dòng chảy bao gồm:
+ Sự rõ ràng (clarity): rõ ràng trong mục tiêu trước khi bắt đầu hành động, thực hiện
+ Sự tập trung( centering): sự chú tâm không bị xao nhãng trong quá trình
+ Sự lựa chọn(choice): luôn có cơ hội thay đổi những gì đang thực hiện, không cứng nhắc
+ Sự cam kết( commitment): sự cam để hoàn thành nhiệm vụ 
+ Thách thức: nhiệm vụ đặt ra không quá dễ, cũng không quá khó, vừa đủ sức để có thể hoàn thành, vừa có thử thách để tạo sự hứng thú, kích thích. Thử thách sẽ được gia tăng theo thời gian khi ta chinh phục mục tiêu đặt ra cách dễ dàng.

Chương 4: Cơ thể trong dòng chảy

Hoạt động thể chất cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đạt được trải nghiệm tối ưu. Nếu bạn biết cách biến đổi một hoạt động thể chất để tạo ra dòng chảy, nó sẽ mang lại những hiệu ứng tích cực về mặt tâm lý. 
Ở chương này, tác giả liệt kê ra một loạt các hoạt động thể chất phổ biến có thể khiến con người thưởng thức và tạo ra sức mạnh thúc đẩy. Có rất nhiều phương thức hoạt động khác nhau bạn có thể chọn tham gia, rèn luyện cơ thể từ thể dục thể thao, yoga, võ thuật, các bộ môn nghệ thuật như múa và âm nhạc, lướt sóng cho đến tình dục. 

Chương 5: Dòng chảy của suy nghĩ

Những điều tốt đẹp trong cuộc sống không chỉ đến từ thế giới bên ngoài, thông qua các giác quan, những điều tốt đẹp còn được tạo ra trong tâm trí, thông qua những trải nghiệm chúng ta có được.
Nhưng trạng thái bình thường của tâm trí là hỗn loạn, rất khó để đạt được một điều kiện tinh thần có trật tự. Những dòng suy nghĩ tự trôi nổi và không thường kiểm soát một cách thường xuyên. 
Các ví dụ điển hình cho sự hỗn loạn trong tâm trí có thể là: sau một giấc ngủ, chúng ta thức dậy vào buổi sáng, bắt đầu vào guồng quay học tập và làm việc. Nhưng khi bị bỏ lại một mình, thường là vào cuối ngày, sự rối loạn của tâm trí sẽ được bộc lộ, tâm trí lang thang, ta bị cuốn vào cảm giác hối tiếc về sự kiện trong quá khứ, lỗi lầm, tổn thương.
Một con đường khả thi, để tránh đi sự hỗn loạn tâm trí và tạo ra trạng nghiệm thưởng thức, theo tác giả chúng ta cần rèn luyện phương thức tinh thần mang tính cá nhân.
Bạn có thể ghi chép, viết nhật ký, tham gia quá trình phản hồi, sáng tạo cảm nhận thơ ca, văn học … Đây là những cách thức giúp bạn phát triển sự phong phú nội tâm, tránh đi sự sao nhãng, liên kết quá trình thưởng thức, tận dụng thời gian thấu hiểu, phát triển bản thân.

Chương 6: Làm việc như dòng chảy

Hiện tại, nhiều người cảm thấy đơn điệu, không hài lòng với công việc của mình. 
Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến tình trạng kể trên, tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy điều này không hẳn là do kiệt sức về mặt thể chất hay tinh thần. 
Thực tế, nguyên nhân chính là mối quan hệ giữa người lao động và công việc của họ, và cách họ đánh giá mục tiêu của mình trong liên quan đến công việc.
Nếu người lao động không có mục tiêu rõ ràng và không hiểu được lợi ích của mình trong công việc, họ sẽ không thể đạt được thành công, thậm chí làm việc với năng suất thấp. Những thử thách trong công việc cũng có thể tạo ra áp lực kinh khủng mà khó cân bằng với cuộc sống của họ.
Nếu một người làm công việc thuê nghĩ rằng việc làm của mình chỉ mang lại lợi ích cho sếp và cảm thấy xấu hổ vì chưa đạt được thành công, họ có thể trở nên bất mãn và mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu họ có thể tìm thấy ý nghĩa trong công việc của mình và giữ lập trường tích cực, họ có thể cải thiện kỹ năng và đạt được thành công dài lâu. 
Những người yêu thích công việc của mình thường đạt được nhiều thành công và giá trị không phải công việc họ dễ dàng mà bởi họ có động lực sâu sắc và đam mê đối với công việc của mình, họ có khát khao mạnh liệt chinh phục, vượt qua thách thức, và bản năng, với tình yêu giúp họ tận hưởng quá trình, cả thành quả họ đạt được. 
Chính vì họ tạo ra trạng thái dòng chảy trong công việc và cuộc sống.
Đó lí do có nhiều người đam mê công việc đến quên ăn quên ngủ, không phải công việc không mệt mỏi, mà trạng thái dòng chảy đang giúp họ đạt được một cảm giác mãn nguyện hạnh phúc, mà những vấn đề khác không thể có.
Không nhất thiết làm công việc chúng ta thích mới tạo ra dòng chảy, điều quan trọng mỗi người nên đánh giá lại mục tiêu của mình, từ đó cống hiến hết mình cho công việc, trong quá trình đó bạn sẽ tiếp cận được trạng thái flow có được trong công việc, bất kể bạn đang làm công việc gì.

Chương 7: Thưởng thức sự cô độc và mối quan hệ với người khác

Sống một mình không phải là chuyện dễ đối mặt với mọi lứa tuổi, từ trẻ vị thành niên, người trưởng thành, đến người trung niên. Cô đơn là một phần mang tính di truyền trong chúng ta đã thừa hưởng từ tổ tiên của mình. 
Điều này dẫn đến tình trạng cảm xúc tiêu cực trong khi ở một mình bởi đó là cơ chế bảo vệ bản năng.
Nhiều người chạy trốn sự cô đơn của mình bằng việc giết thời gian trên mạng xã hội, mua sắm. Thậm chí sử dụng chất kích thích để không phải cảm nhận sự cô đơn trong tâm trí. Điều này thực sự không có ích về lâu dài cho cá nhân họ.
Một người có thể phát triển theo những cách khác nhau, tùy theo việc họ sử dụng quãng thời gian một mình, thời gian rảnh như thế nào.
Người trưởng thành trung bình dành khoảng một phần thời gian hoạt động của mình ở một mình, nhưng ít chúng ta ít biết lật cát khổng lồ này mình.
Theo tác giả sẽ hữu ích và giá trị nếu chúng ta dành khoảng thời gian trống để lấy đầy hoạt động để xây dựng đời sống tinh thần riêng của mình, xây dựng hoạt động kỹ năng trong công việc mục tiêu của cá nhận, điều đó mang lại giá trị dài lâu về tinh thần và chất lượng cuộc sống.

Chương 8: Đánh lừa sự hỗn loạn

Cuộc sống luôn có biến cố bất ngờ xảy ra cách không lường trước. Những biến cố lớn, nhỏ đều có tác động và ảnh hưởng đến trải nghiệm chúng ta, phần lớn là những trạng thái tiêu cực. 
Làm thế nào để một người có thể đạt được sự hài hòa và phát triển trong sự phức tạp, ngày cả khi những chuyện tồi tệ nhất xảy ra với họ?
"Tuyên bố rằng bất kể điều gì xảy ra với một người, chỉ cần anh ta kiểm soát được ý thức thì anh ta vẫn sẽ hạnh phúc, là một tuyên bố lý tưởng hóa ngây thơ. Có những giới hạn nhất định trong việc mỗi người có thể chịu đựng nỗi đau, sự đói khát hay sự mất mát đến chừng nào. Và cũng khá đúng, như tiến sĩ Franz Alexander đã khẳng định rõ ràng, rằng: “Mặc cho sinh học và y học có phớt lờ khía cạnh tâm trí, thì thực tế rằng tâm trí điều khiển được cơ thể chính là sự thật cơ bản nhất mà chính ta biết về diễn trình của cuộc sống.”
Một người có thể đối mặt, vượt lên nghịch cảnh bằng những kỹ năng chuyển hóa bằng cách thay đổi góc nhìn, hướng tiếp cận, thay vì sự tiêu cực, chán nản, oán hận.
Bị đuổi việc có thể xem là món quà trời ban, nếu người đó nắm bắt lấy cơ hội, để tìm kiếm thứ gì khác phù hợp hơn những khát vọng của họ để làm.
Tai nạn giao thông có khiến một người mất đi đôi chân, nhưng bằng cách nghị lực ý chí, khao khát được sống cuộc đời ý nghĩa, khiến anh ta vượt lên nỗi đau mất mát, trở thành người truyển cảm hứng cho hàng triệu người khác đang trải qua đớn đau, mất mát.
Biết cách chuyên hóa một tình huống vô vọng thành trở thành bàn đạp để thực hiện mục tiêu mới, hướng đi mới, vươn lên mạnh mẽ hơn từ thử thách, sẽ giúp người ta tiến tới trạng thái dòng chảy, có được sự tối ưu trong trải nghiệm. 
Tất nhiên không thể thiếu đi lòng can đảm, khả năng phục hồi, tính kiên trì, cùng những phương thức phòng vệ trưởng thành phù hợp để biết được giới hạn và khả năng chịu đựng của bản thân ở đâu.
“Sự khác biệt giữa một người luôn thưởng thức cuộc sống và một người bị cuộc sống chôn vùi chính là sản phẩm kết hợp giữa những tác nhân bên ngoài và cách người ta nhìn nhận chúng” - Đó cách người đó xem xét những thử thách đó là hiểm hỏa hay thành công.
Để trải nghiệm dòng chảy, chống lại sự hỗn loạn diễn ra trong tâm trí và cuộc sống hàng ngày, điều bạn nên làm:
- Học cách thiết lập những mục tiêu
Một mục tiêu rõ ràng, có sự cam kết bền vững sẽ giúp bạn tập trung nguồn lực phấn đấu, tránh đi sự xao nhãng. 
Việc lựa chọn mục tiêu có liên quan đến sự nhận thức các thử thách. 
Ví dụ như nếu bạn quyết định học quần vợt, bạn sẽ phải xác định những điều bạn cần học và chính phục là gì, đầu tiên là học cách giao bóng, xác định cú đánh tay thuận, cách phản xạ…
- Đắm mình trong hoạt động
Xác định mục tiêu, đặt mục tiêu có mục đích vừa tầm, không quá khó không quá dễ, có sự tương đồng yêu cầu của mỗi trường sẽ cách một người có huy động năng lượng, tập trung nỗ lực hoàn thành mục tiêu.
Chú ý vào những gì đang diễn ra
Đó là khả năng chú tâm, tập trung vào một việc đang làm. 
Ví dụ đang viết bài thì hãy chỉ viết bài, đừng vừa viết bài vừa check tin nhắn, hay lên mạng. Đang ăn cơm tập trung việc ăn cơm, không nên vừa ăn cơm vừa xem bộ phim hài nào đó. 
Học cách thưởng thức trải nghiệm tức thời
Tận hưởng quá trình, những giây phút diễn ra trong hiện tại, những điều đang làm, những thành quả nhỏ, niềm vui đến ngay giây phút bạn có. Cách chúng ta sống trong hiện tại.
Ví dụ, cảm nhận một cơn gió nhẹ vào một ngày nóng bức, nhìn những đám mây lững thững trôi trên bầu trời xanh, ngắm nhìn đứa trẻ chơi đùa.. tất cả làm gia tăng sự giàu có trong trải nghiệm của bạn.
Điều quan trọng để việc chống lại sự hỗn loạn, được trải nghiệm tối đa trạng thái dòng chạy chính bạn phải xây dựng cho mình ý chí quyết tâm tính kỉ luật cao.
Nếu thiếu đi hai yếu đó này con người khó có được trải nghiệm tối ưu trọn vẹn.

Chương 9: Tạo ra ý nghĩa 

“Nếu chúng ta thưởng thức được công việc và tình cảm, và đối diện được với mọi thử thách như là một cơ hội để phát triển các kỹ năng mới, chúng ta sẽ nhận được những phần thưởng từ cuộc sống vốn nằm ngoài địa hạt cuộc đời bình thường. Tuy nhiên ngay cả điều này không đủ để đảm bảo cho chúng ta đạt được trải nghiệm tối ưu. Chừng nào sự thưởng thức theo sau từng hoạt động không được liên kết với nhau theo một cách ý nghĩa, thì người ta vẫn dễ bị tổn thương bởi tính bất định của sự hỗn loạn. Ngay cả sự thành công nhất, mối quan hệ thân thiết nhất, cuối cùng cũng trở nên cạn kiệt.”
Tìm ra ý nghĩa cho mục tiêu chính là điều quan trọng giúp bạn trải nghiệm tối ưu dòng chảy cuộc sống, đồng thời tạo nên sự hài hòa và ổn định trong thế giới bên trong và cuộc sống bên ngoài.
Ý nghĩa được hiểu đơn giản chính là một mục đích thống nhất, nhất quán trong các hành động bạn lựa chọn thực hiện trong cuộc sống, bạn cần để ý nghĩa của mục tiêu ấy trở thành sức mạnh giúp bạn đương đầu và vượt qua những thử thách, thực hiện mục tiêu.
Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng thuận lợi đạt được mục tiêu nhanh chóng, xuyên suốt. Vẫn cần có những khoảng thời gian dừng lại, nghỉ ngơi, xem xét và hồi phục.
Tìm cho mình những mục tiêu quan trọng, gắn kết những ý nghĩa cho mục tiêu, cuộc sống chính là một trong những điều quan trọng giúp ta có được trải nghiệm sâu sắc trong quá trình sống, lao động, học tập, vui chơi, chinh phục kỹ năng mới.

Tổng kết

Flow - dòng chảy là cuốn sách dành cho những ai mong muốn khám phá, tìm hiểu về những trải nghiệm tối ưu, hiểu sâu về ý nghĩa của việc xây dựng nội lực, vượt qua thử thách khó khăn, chinh phục sự hỗn loạn, nhàm chán trong cuộc sống hàng ngày để bước vào trạng thái dòng chảy, tối ưu trong nhiều lĩnh vực cuộc sống.