Điều đáng sợ nhất từng được phát hiện về các hành tinh mới hoặc các thiên hà khác là gì?
Q: Điều đáng sợ nhất từng được phát hiện về các hành tinh mới hoặc các thiên hà khác là gì? A: Wycliffe Onchiri Nyangate ------------------------------------------------...
Q: Điều đáng sợ nhất từng được phát hiện về các hành tinh mới hoặc các thiên hà khác là gì?
A: Wycliffe Onchiri Nyangate
------------------------------------------------
Chúa ơi, tôi nên bắt đầu ở đâu nhỉ? Có quá nhiều thứ đáng sợ ở ngoài kia.
Tôi sẽ không đề cập đến tất cả nhưng tôi đã đọc về một thứ khiến tôi cảm thấy sợ và hi vọng là nó cũng sẽ làm bạn sợ.
Nó đây.
Có một vài điều phải nói khi trả lời câu hỏi này: Nếu họ ở bên ngoài vũ trụ, tại sao họ chưa từng ghé thăm chúng ta? Các khả năng xảy ra chính là phần đáng sợ.
Theo bài báo: “Người ngoài hành tinh có tồn tại hay không: Những lời giải khả thi cho nghịch lý Fermi.”
Thang Kardashev:
Vào năm 1964, nhà thiên văn học Xô Viết và nhà nghiên cứu trí thông minh ngoài hành tinh (SETI) Nikolai Kardashev đã đề xuất phương pháp phân loại các loài dựa trên trình độ phát triển công nghệ của chúng. Thang kết quả có 3 cấp độ (hoặc 3 loại), phân loài dựa trên lượng năng lượng mà chúng có thể khai thác.
Theo định nghĩa, nền văn minh loại I (nền văn minh hành tinh) là những nền văn minh phát triển các phương tiện khai thác và tích trữ mọi năng lượng của hành tinh đó.
Theo Kardashev, việc này tiêu tốn năng lượng ở mức 4 x 10^19 erg/sec, tương đương với năng lượng dạng nhiệt hạch, phản vật chất và năng lượng tái tạo trên quy mô toàn cầu.
Tiếp theo đó là nền văn minh loại II (nền văn minh ngôi sao), phát triển đến mức chúng có thể khai thác năng lượng phát ra từ chính ngôi sao đó, thứ mà Kardashev suy đoán là có liên quan đến cấu trúc Dyson Shere. Trong trường hợp này, năng lượng sẽ đạt mức tiêu thụ 4 x 10³³ erg/sec.
Loại III (nền văn minh thiên hà) là những nền văn minh có thể khai thác năng lượng từ toàn bộ dải ngân hà, việc này cần năng lượng ở mức 4 x 10^44 erg/sec.
Dựa trên thực tế là Vũ Trụ đã trải qua khoảng 13,8 tỷ năm, và việc Hệ Mặt Trời của chúng ta mới chỉ tồn tại 4,6 tỷ năm thì có lẽ ít nhất cũng đã có nền văn minh nào đó đã đạt đến Loại III của thang phát triển rồi. Dù phương tiện còn khiêm tốn thì con người cũng khó mà bỏ lỡ dấu hiệu của một nền văn minh như thế.
Vậy nên một lần nữa, ta buộc phải hỏi tại sao chúng ta không tìm ra dấu hiệu về sự sống thông minh trong vũ trụ. Thế nào mà khả năng tồn tại sự sống thông minh hoàn toàn có mà bằng chứng thì lại rất ít? Đây là điểm khiến mọi thứ trở nên đặc biệt thú vị, đáng sợ và còn vô cùng kinh ngạc nữa.
Giả thuyết của Hart Tipler và giả thuyết “Great Filter”:
Có một câu trả lời rõ ràng là: Trí thông minh ngoài hành tinh đơn giản là không tồn tại. Đây là kết luận được đưa ra bởi Michael Hart, một nhà vật lý thiên văn người Mỹ trong một bài báo mà ông xuất bản năm 1975 – có tựa đề “Giải thích cho sự vắng mặt của người ngoài hành tinh trên trái đất”.
Lập luận này đã được làm sáng tỏ thêm bởi nhà toán học Frank J. Tipler trong nghiên cứu năm 1979 của ông, “Sinh vật thông minh ngoài Trái đất không tồn tại”. Trong Giả thuyết Hart Tipler, họ lập luận rằng nếu có bất kỳ nền văn minh ngoài hành tinh (ETI) nào đã phát triển phương tiện cho việc di chuyển giữa các vì sao, họ sẽ đến thăm Hệ mặt trời ngay bây giờ.
Một khả năng khác được đề xuất bởi nhà kinh tế Robin Hanson trên một bài luận online “”The Great Filter – Are We Almost Past It?” được đăng tải năm 1998. Ông tóm tắt lập luận của mình như sau:
Nhân loại dường như sẽ có một tương lai tươi sáng, một cơ hội vô cùng lớn để mở rộng, lấp đầy vũ trụ bởi sự sống vĩnh cửu. Nhưng thực tế là không gian gần chúng ta có vẻ đã chết, nghĩa là về mặt thiên văn, khó mà vật chất chết có thể tạo ra một tương lai như thế. Do đó tồn tại một Bộ lọc lớn (Great Filter) giữa cái chết và sự mở rộng của sự sống, them nữa nhân loại cũng đối mặt với một câu hỏi khó nhằn: Chúng ta đã đi bao xa trong cái Bộ lọc này?
Theo quan điểm của Hanson, “Bộ lọc” này phải nằm ở đâu đó giữa điểm bắt đầu sự sống (nguồn gốc) và sự phát triển của sự sống tiên tiến bên ngoài ngôi nhà của chúng ta và hệ sao. Coi nhân loại là một hình mẫu, ông chỉ ra 9 bước mà sự sống cần tuân theo để tạo ra các loài phức tạp và xa không gian như sau:
- Hệ sao có thể sinh sống được (các hành tinh hữu cơ và có thể tồn tại được)
- Cơ chế sinh sản (RNA)
- Sự sống của đơn bào nhân sơ
- Sự sống đơn bào nhân thực
- Sinh sản hữu tính
- Sự sống đa bào
- Động vật có khả năng sự dụng công cụ
- Nền văn minh công nghiệp
- Thuộc địa hóa quy mô lớn
Theo thuyết Great Filter thì có ít nhất một trong số 9 bước này không thể thực hiện được. Nếu đó là một trong số những bước đầu tiên thì theo thống kê, sự tồn tại của con người là vô cùng hiếm và triển vọng tương lai của chúng ta có vẻ ảm đạm. Nếu là một trong các bước cuối thì có thể có nhiều nền văn minh khác (trong quá khứ và hiện tại) thì có lẽ đã đạt đến trình độ phát triện ngang với chúng ta rồi (nhưng không phát triển hơn).
Hãy cùng bắt đầu với Phương trình Drake nhé:
Về bản chất, phương trình là một phương tiện để tính toán số lượng các nền văn minh ngoài trái đất trong thiên hà của chúng ta mà chúng ta có thể liên lạc với nhau tại bất kỳ thời điểm nào. Phương trình được biểu thị là N = R * x fp x ne x fl x fi x fc x L, trong đó:
N là số lượng ETI mà chúng ta có thể giao tiếp với
R * là tốc độ hình thành sao trung bình trong thiên hà của chúng ta
fp là số sao có hệ thống các hành tinh
ne là số lượng hành tinh sẽ có thể hỗ trợ sự sống
fl là số lượng các hành tinh sẽ phát triển sự sống
fi là số lượng các hành tinh sẽ phát triển cuộc sống tình cảm (hay còn gọi là thông minh)
fc là số nền văn minh sẽ phát triển các công nghệ tiên tiến
L là khoảng thời gian mà các nền văn minh này sẽ phải truyền radio hoặc các tín hiệu liên lạc khác vào không gian.
Đây chính là nơi thang Kardashev xuất hiện, thứ giúp chúng ta phân nhóm các nền văn minh thông minh thành 3 loại dựa trên mức năng lượng mà chúng sử dụng.
Hãy để tôi giải thích một thứ mang tính giả thuyết cho bạn trước.
Theo như bài viết “Nghịch lý Fermi” trên trang Wait but Why, có nhiều cách để hiểu vấn đề này.
“Mặt Trời của chúng ta vẫn tương đối trẻ khi so với tuổi đời của vũ trụ. Có nhiều ngôi sao còn già hơn nhiều lần với những hành tinh giống Trái Đất cũng già hơn nhiều, theo lý thuyết thì nó có nghĩa là các nền văn minh xa xôi đó có thể còn tiến bộ hơn chúng ta nhiều. Ví dụ, hãy so sánh Trái Đất 4,54 tỷ năm tuổi của ta với một hành tinh X 8 tỷ năm tuổi xem nào.
Nếu hành tinh X có lịch sử tương tự như Trái Đất, hãy xem nền văn minh ngày nay của nó ở đâu (sử dụng khoảng thời màu cam như là một cơ sở cho thấy độ rộng của khoảng thời gian màu xanh):
Công nghệ và tri thức của nền văn minh chỉ đi trước chúng ta 1000 năm cũng có thể khiến ta phải kinh ngạc vô cùng vì chúng ta chỉ như những con người thời trung cổ mà thôi. Một nền văn minh đi trước chúng ta 1 triệu năm có lẽ chúng ta không thể hiểu được vì nó như văn minh loài người với những con tinh tinh vậy. Thế hành tinh X cách chúng ta 3,4 tỷ năm ư?
Nền văn minh loại I có khả năng sử dụng mọi loại năng lượng trên hành tinh của nó. Chúng ta thì chưa hẳn là loại I nhưng cũng sắp rồi (Carl Sagan đã tạo ra một công thức cho thang này, theo đó thì chúng ta là nền văn minh loại 0.7)
Nền văn minh loại II thì có thể khai thác mọi loại năng lượng từ ngôi sao chủ của nó. Bộ não loại I yếu đuối của chúng ta khó mà hình dung được làm thế nào mà một người có thể làm điều đó nhưng chúng ta vẫn đang cố hết sức, hình dung một thứ như quả cầu Dyson.
Một nền văn minh loại III sẽ đánh bay hai cái còn lại, tiếp cận tới một sức mạnh có thể so với toàn bộ thiên hà.
Nếu sự tiên tiến tới mức độ này nghe thật khó tin thì hãy nhớ tới hành tinh X trên kia và sự phát triển đi trước 3,4 tỷ năm của nó. Nếu một nền văn minh trên hành tinh X tương đồng với chúng ta và đã từng có thể sống sót trong suốt quãng đường chạm tới nền văn minh loại III, thì tự nhiên ta sẽ nghĩ là họ có thể ngao du thiên hà thành thạo rồi và có thể sẽ xâm chiếm toàn bộ thiên hà chúng ta.
Một giả thuyết về cách thực dân hóa thiên hà có thể xảy ra do việc tạo ra một cỗ máy có thể du hành từ hành tinh này tới hành tinh khác, mất 500 năm hoặc do sao chép việc sử dụng nguyên liệu thô trên hành tinh mới của họ, sau đó gửi hai bản sao đi làm điều tương tự. Thậm chí, không có việc du hành bất kỳ đâu với tốc độ gần tương đương tốc độ ánh sáng thì quá trình xâm lược này cũng chỉ diễn ra trong 3,75 triệu năm, một chớp mắt thôi nếu so với cái thang tỷ năm kia.
Tiếp tục suy đoán, nếu 1% trong số những sự sống tiên tiến đó sống sót đủ để trở thành một nền văn minh loại III có đủ khả năng xâm chiếm toàn thiên hà thì theo tính toán trên sẽ có ít nhất 1000 nền văn minh loại III chỉ tính riêng trong cái thiên hà của chúng ta thôi- và nếu được cho cái sức mạnh của một nền văn minh như thế, sự tồn tại của họ rất đáng lưu tâm. Chúng ta thì vẫn chưa thấy gì cả, chưa nghe được gì, chưa có ai viếng thăm cả.
Vậy những người khác đang ở nơi đâu?
——————-
Chào mừng đến với nghịch lý Fermi.
Chúng ta không có câu trả lời cho nghịch lý Fermi đâu. Điều duy nhất chúng ta làm được là “những lời giải thích hợp lý”. Và nếu bạn hỏi 10 nhà khoa học khác nhau rằng họ có linh cảm gì về câu trả lời đúng thì tôi nghĩ bạn sẽ có 10 câu trả lời khác nhau đấy. Bạn biết là khi nghe về con người trong quá khứ tranh cãi liệu Trái Đất có phải hình cầu hay liệu Mặt Trời có xoay quanh Trái Đất, hay đơn giản là có phải Zues tạo ra sét không và họ cũng mù mờ, tăm tối như ta bây giờ vậy. Cùng với chủ đề này, nó nói cho ta biết ta đang ở đâu.
Khi xem xét một vài giải thích hợp lý nhất về nghịch lý Fermi, hãy chia chúng thành 2 loại. Một là những giả thuyết cho rằng không có dấu hiệu nào của nền văn minh loại II và III bởi chúng không tồn tại. Và còn lại là những giả thuyết cho rằng họ ở ngoài kia còn ta không thể nghe, không thể nhìn thấy vì nhiều lý do.
Nhóm giải thích 1: Không có dấu hiệu nào của các nền văn minh tiến bộ hơn (Loại II và III) bởi vì chúng không tồn tại.
Những người tin theo lời giải thích số 1 này chỉ ra một cái gọi là vấn đề không độc quyền, bác bỏ mọi ý kiến cho rằng “Có nền văn minh cấp tiến hơn và không nền văn minh nào liên hệ với chúng ta bởi vì ….”
Toán học cho rằng có hàng ngàn, hàng triệu nền văn minh cao cấp ở ngoài kia, ít nhất thì một trong số đó phải là ngoại lệ. Nếu 99,99% các nền văn minh cấp tiến đó không viếng thăm chúng ta thì 0,01% còn lại sẽ hành động theo hướng ngược lại và chúng ta sẽ nhận thấy sự tồn tại của họ. Vì toán học cho rằng như thế nên những người theo giải thích số 1 tin là phải có một cái gì đó khác đang diễn ra.
Cái đó là Bộ lọc lớn (Great Filter)
Hóa ra là khi nói tới số phận loài người, câu hỏi này rất quan trọng. Phụ thuộc vào nơi Bộ lọc lớn xảy ra mà chúng ta sẽ có 3 thực tế có thể xảy ra: Chúng ta hiếm có, chúng ta là đầu tiên, Chúng ta toi rồi.
1. Chúng ta hiếm có (Bộ lọc lớn xảy ra trước khi chúng ta tồn tại)
Chúng ta có một hi vọng là Bộ lọc lớn sẽ ở phía sau ta và chúng ta đã xoay sở để vượt qua nó, nghĩa là rất khó để sự sống đạt tới mức độ thông minh như chúng ta hiện này.
Giản đồ dưới đây sẽ cho ta thấy chỉ có 2 loài đã từng vượt qua và chúng ta là một trong số đó.
Kịch bản này sẽ giải thích cho chúng ta tại sao lại không có những nền văn minh loại III… nhưng nó cũng có nghĩa chúng ta có thể là một trong số ít ngoại lệ bởi vì chúng ta đã đi được xa đến thế này rồi. Điều đó nghĩa là chúng ta có hi vọng. Trên bề nổi, điều này có vẻ giống con người 500 năm trước coi Trái Đất là trung tâm của Vũ Trụ- ám chỉ chúng ta là những sinh vật đặc biệt. Tuy nhiên, thứ mà các nhà khoa học gọi là “hiệu ứng chọn lựa quan sát” chỉ ra rằng bất kỳ ai mà suy nghĩ về độ hiếm của họ thì tự nhiên đã là một phần của sự sống thông minh rồi. Mặc kệ họ có thực sự hiếm hay chỉ là sinh vật bình thường thì những suy nghĩ đó và cả kết luận mà họ tự vẽ ra cũng sẽ đều giống nhau. Điều đó buộc chúng ta phải thừa nhận rằng việc chúng ta đặc biệt chí ít cũng là một khả năng.
Và nếu chúng ta đặc biệt thì ta đã vượt qua bước nào mà tất cả những nền văn minh khác đều không làm được?
Một khả năng là Bộ lọc lớn xảy ra ngay từ khi bắt đầu- có lẽ khởi nguồn sự sống đã thật kỳ lạ. Đây là một đề cử bởi vì phải mất cả tỷ năm thì sự tồn tại của Trái Đất mới hình thành và bởi chúng ta đã cố gắng nhiều lần để tái hiện sự kiện đó trong phòng thí nghiệm nhưng chưa bao giờ làm được. Nếu đó thật sự là Bộ lọc lớn thì có nghĩa là không chỉ không có sự sống thông minh nào mà thậm chí sự sống cũng không tồn tại ở ngoài Trái Đất.
Một khả năng khác: Bộ lọc lớn là sự nhảy vọt từ sinh vật nhân sơ đơn giản sang sinh vật đa bào phức tạp. Sau khi sinh vật nhân sơ tòn tại thì chúng cứ tiếp tục như thế gần 2 tỷ năm trước khi tạo ra bước nhảy tiến hóa để trở nên phức tạp hơn và có nhân tế bào. Nếu đó là Bộ lọc lớn, vũ trụ của ta đang ngập tràn các đơn bào và ngoài ra không còn gì nữa hết.
Có một số khả năng khác: Một vài người cho các bước nhảy vọt gần đây mà chúng ta tạo ra với tri thức hiện tại chính là một ứng viên của Bộ lọc lớn. Trong khi bước nhảy vọt từ bán thông minh (tinh tinh) sang thông minh (con người) thoạt đầu không giống một bước nhảy kỳ diệu thì Steven Pinker đã bác bỏ ý tưởng về một sự “leo thang” không thể tránh khỏi của tiến hóa: “Bởi vì tiến hóa không đấu tranh cho một mục tiêu mà chỉ đơn thuần xảy ra, nó sử dụng sự thích nghi hữu ích nhất cho một khu vực sinh thái nhất định, và thực tế, trên Trái Đất, điều này dẫn tới trí thông minh về công nghệ chỉ có một lần duy nhất và kết quả của chọn lọc tự nhiên là rất hiếm; do đó không phải là sự phát triển của sự sống.
Hầu hết những bước nhảy vọt không có khả năng là ứng viên của Bộ lọc lớn. Bất kỳ bộ lọc khả thi nào đều là một thứ vô cùng đặc biệt, ở đó một hoặc nhiều sự kiện kỳ lạ phải xảy ra để xuất hiện một ngoại lệ điên rồ. Vì lẽ đó, những thứ giống như bước nhảy từ sự sống đơn bào sang đa bào bị gạt đi, bởi chúng xảy ra tận 46 lần trong các sự kiện riêng biệt trên hành tinh này. Cũng vì lẽ đó, nếu ta tìm thấy tế bào nhân thực hóa thạch ở sao Hỏa thì bước nhảy “từ tế bào nhân sơ sang nhân thực” ở trên sẽ bị loại trừ, không phải là Bộ lọc lớn (cũng như bất kỳ thứ gì trước thời điểm đó tỏng chuỗi tiến hóa)- bởi vì nếu việc này xảy ra cả ở Trái Đất và sao Hỏa thì gần như chắc chắn đó không phải là một sự kiện kỳ lạ hiếm có)
Nếu chúng ta thật sự là sinh vật hiếm hoi trong vũ trụ thì có thể là do một sự kiện sinh học nào đó vô tình tạo ra. Nhưng cũng có thể quy về thuyết Trái Đất hiếm, một thuyết nói rằng dù có thể tồn tai nhiều hành tinh giống Trái Đất nhưng các điều kiện đặc biệt trên hành tinh chúng ta thì vẫn thân thiện với sự sống một cách kỳ lạ dù các đặc điểm ấy có liên quan đến đặc điểm của hệ Mặt Trời, quan hệ của nó với mặt trăng (một mặt trăng lớn bất thường so với một hành tinh nhỏ nhé như thế và góp phần tạo nên điều kiện thời tiết và đại dương đặc trưng của chúng ta) hay bất cứ thứ gì về bản thân hành tinh đó đi nữa.
2. Chúng ta là nền văn minh đầu tiên
Đối với những người tin vào cách giải thích 1, nếu quá trình Bộ lọc lớn không xảy ra sau chúng ta thì kỳ vọng mà chúng ta có là những điều kiện trong vũ trụ chỉ gần đây mới đạt đến ngưỡng cho phép sự phát triển của sự sống thông minh (lần đầu tiên kể từ sau Vụ nổ lớn). Trong trường hợp đó, chúng ta và nhiều loài khác nữa có lẽ đang trên đà tiến tới siêu thông minh và Bộ lọc lớn thì chưa xảy ra. Chúng ta chỉ đang tình cờ ở đây đúng thời điểm trở thành một trong những nền văn minh siêu trí tuệ đầu tiên mà thôi.
Một ví dụ về một hiện tượng có thể khiến điều này trở thành hiện thực là sự phổ biến của các vụ nổ tia gamma, vụ nổ cực lớn mà chúng ta đã quan sát thấy ở các thiên hà xa xôi. Cũng giống như cách Trái đất mất vài trăm triệu năm để các tiểu hành tinh và núi lửa chết đi và sự sống trở nên khả thi, biết đâu phần đầu tiên của sự tồn tại của vũ trụ chứa đầy những sự kiện thảm khốc như vụ nổ tia gamma thỉnh thoảng thiêu hủy mọi thứ gần nó và ngăn chặn mọi sự sống phát triển qua một giai đoạn nhất định? Bây giờ, có lẽ, chúng ta đã ở giữa một giai đoạn chuyển đổi sinh học và đây là lần đầu tiên bất kỳ sự sống nào cũng có thể phát triển trong thời gian dài, không gián đoạn.
3. Chúng ta sắp tàn rồi (Bộ lọc lớn xảy ra sau sự hình thành của chúng ta)
Nếu chúng ta không phải hiếm, cũng chẳng phải là những nền văn minh đầu tiên, nhóm những người tin vào giải thích số 1 kết luận rằng Bộ lọc lớn sẽ xảy ra trong tương lai. Nghĩa là sự sống sẽ tiến hóa đến thời điểm của chúng ta bây giờ nhưng một thứ gì đó sẽ ngăn cản sự sống không cho nó tiến xa hơn và đạt đến trí tuệ cao hơn trong hầu hết các trường hợp- còn chúng ta thì khó mà thành ngoại lệ được.
Có thể trong tương lai, Bộ lọc lớn sẽ là một sự kiện tự nhiên thảm khốc xảy ra thường xuyên, giống như vụ nổ gamma được nhắc đến ở trên, trừ khi không may chúng chưa hoàn thiện. Đấy chỉ là vấn đề thời gian trước khi mọi sự sống trên Trái Đất bị quét sạch. Một ứng viên khác là không thể tránh khỏi việc hầu hết các nền văn minh trí tuệ đều chấm dứt bằng việc tự hủy hoại chính nó một khi đạt đến trình độ công nghệ nhất định.
Đó là lý do triết gia của đại học Oxford Nick Bostrom nói rằng “không tin tức nào là tin vui cả”. Sự phát hiện của sự sống đơn giản trên sao Hỏa có thể rất đáng lo ngại vì nó cắt đứt mọi khả năng rằng Bộ lọc lớn đã xảy ra trước khi sự sống trên Trái Đất xuất hiện. Và nếu trước kia chúng ta tìm được hóa thạch của sự sống phức tạp trên sao Hỏa thì nó sẽ là tin xấu nhất nhất từng được in trên mặt báo.” Bởi lẽ điều đó nghĩa là Bộ lọc lớn chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai rồi cuối cùng xóa sổ muôn loài. Bostrom tin rằng khi nhắc đến nghịch lý Fermi, “sự im lặng của trời đêm chính là lợi thế.”
Nhóm giải thích số 2: nền văn minh loại II và III có tồn tại và có những lý do thuyết phục khiến chúng ta không biết gì về họ.
Nhóm giải thích số 2 loại bỏ mọi khái niệm cho rằng chúng ta hiếm, đặc biệt hay là nền văn minh đầu tiên, trái lại, họ tin rằng theo nguyên tắc tầm thường, xuất phát điểm của nó là không có gì là kỳ lạ hay hiếm có trong thiên hà của chúng ta, hệ Mặt Trời, hành tinh hay trình độ trí tuệ, tin cho tới khi có bằng chứng chứng minh điều ngược lại. Họ cũng không nhanh chóng cho rằng sự thiếu thốn bằng chứng về sự tồn tại trí tuệ cao hơn là bằng chứng cho việc trí tuệ đó không tồn tại- ở đây nhấn mạnh thực tế là việc tìm kiếm các dấu hiệu chỉ kéo dài trong 100 năm ánh sang (0.1% thiên hà) và đưa ra một vài giải thích hợp lý. Dưới đây là 10 giải thích đó.
Khả năng 1: Nền văn minh siêu trí tuệ có thể đã viếng thăm Trái Đất rồi, nhưng là từ trước khi chúng ta ở đây. Trong sơ đồ sự vật, con người có nhân thức đã tồn tại khoảng 50,000 năm, mới được có mấy tí. Nếu liên hệ với văn minh siêu trí tuệ xảy ra trước đó, có lẽ nó đã khiến cho mấy con vịt tức điên xong lao đầu vào nước rồi. Chính là thế đấy. Hơn nữa, quay trở lại 5,500 năm trước, lịch sử ghi chép rằng một nhóm bộ lạc săn bắn cổ xưa đã tiếp xúc với những câu chuyện về người ngoài hành tinh vô cùng khó tin, nhưng mà chả có cách nào để nói với người tương lai về việc đó cả.
Khả năng 2: Thiên hà đã bị xâm lược. Chúng ta chỉ đang ở cái vùng heo hút của nó mà thôi. Châu Mỹ có khi còn bị xâm lược bởi người Âu rất lâu trước khi ai đó trong bộ lạc Inuit vùng Bắc Canada xa xôi nhận ra ấy chứ. Nó có thể trở thành một cuộc đô thị hóa, góp phần vào xây dụng ngôi nhà liên sao của những trí tuệ siêu đẳng, trong đó các hệ Mặt Trời lân cận cùng một khu vực nhất định đã bị xâm chiếm. Và về mặt giao tiếp, việc ai đó cố gắng tiếp cận phần xoắn ốc nơi chúng ta sống quả là phi thực tế và vô ích.
Khả năng 3: Mọi khái niệm về xâm lược vật lý đều lạc hậu và tức cười đối với các loài tiên tiến. Nhớ bức tranh về nền văn minh loại II ở trên với hình cầu xung quanh ngôi sao của họ không? Bằng tất cả những năng lượng đó, họ có thể tạo ra môi trường hoàn hảo cho chính họ, đáp ứng toàn bộ nhu cầu của họ. Họ có thể sở hữu những cách thức điên rồ nhằm giảm nhu cầu về tài nguyên của mình và không quan tâm đến việc rời bỏ xã hội hạnh phúc lý tưởng đó để khám phá một vụ trụ lạnh lẽo, trống vắng và kém phát triển.
Một nền văn minh phát triển còn xem thế giới vật lý là một nơi nguyên thủy hoang sơ, chinh phục nền sinh học từ lâu và nâng cấp bộ não của họ thành thiên đường thực tế ảo vĩnh hằng. Sống trong thế giới thực của sinh học, cái chết, mong muốn và nhu cầu dường như là cách chúng ta nhìn các loài sinh vật biển sống dưới đại dương tối tăm, lạnh lẽo. Nói cho bạn hay, nghĩ về hình thái sự sống khác có tỷ lệ tử vong cao nhất thì chỉ khiến tôi trở nên buồn bã và ghen tị thôi.
Khả năng 4: Có những kẻ săn mồi đnags sợ ngoài kia, và những sự sống thông minh nhất đều hiểu rằng tốt hơn là không phát tín hiệu ra ngoài và tiết lộ vị trí của mình. Đây là một ý tưởng khó chịu, nó giúp giải thích sự thiếu thốn các dấu hiệu nhận được từ các vệ tinh SETI. Cũng có nghĩa là chúng ta chỉ là newbie ngây thơ, ngốc nghếch, những kẻ ngớ ngẩn đến khó tin khi cứ phát tín hiệu ra bên ngoài. Một cuộc tranh luận kéo dài đã diễn ra, nói về việc liệu chúng ta có nên thúc đẩy METI hay là không (nhắn tin cho trí thông minh ngoài Trái Đất- ngược lại với SETI). Stephen Hawking cảnh báo: Nếu người ngoài hành tinh đến thăm chúng ta, kết quả sẽ như là Columbus đặt chân lên châu Mỹ vậy, chẳng hề tốt với người bản địa chút nào”. Ngay cả Carl Sagan (một người tin rằng bất kỳ nền văn minh nào đủ tiến bộ cho việc du hành giữa các vì sao cũng sẽ mang tính vị tha, không thù địch) cũng gọi METI là “không thông minh và trẻ con”, ông đề xuất “những đứa trẻ ra đời muộn nhất trong vũ trụ lạ kỳ và không ổn định nên lắng nghe thật yên và thật nhẫn để học về vũ trụ và so sánh các khái niệm, trước khi hét vào một khu rừng xa lạ “Tôi chả hiểu gì cả”. Thật đáng sợ.
Khả năng số 5: Chỉ có một ví dụ về sự sống thông minh cao cấp hơn –một kẻ săn mồi siêu đẳng (giống con người trên Trái Đất vậy). Nó tiến bộ hơn bất kỳ nền văn minh nào và giữ được như thế bởi nó tiêu diệt mọi nền văn minh khác khi họ vượt qua một trình độ nhất định. Thật tệ. Điều này sẽ hợp lý nếu đó là cách sử dụng tài nguyên bất hợp lý, dùng nó tiêu diệt mọi sự sống tồn tại. Có lẽ là do hầu hết đều tự giết chính mình đấy mà. Nhưng vượt qua thời khắc đó rồi, những sinh vật siêu cấp đều bỏ đi vì các sinh vật thông minh xuất hiện cũng giống như virus bắt đầu phát triển và lây lan vậy. Thuyết này cho rằng người đầu tiên đạt được trí tuệ sẽ là người chiến thắng và không ai khác nữa có cơ hội đó. Điều đó giải thích cho sự ít ỏi của các hoạt động bên ngoài không gian bởi nền văn minh siêu trí tuệ chỉ còn duy nhất một.
Khả năng thứ 6: Có rất nhiều hoạt động và sự ồn ã ngoài vụ trụ nhưng công nghệ của chúng ta quá kém coi và chúng ta đang nghe theo những điều hoàn toàn sai. Giống như việc đi vào một toàn nhà hiện đại, bật bộ đàm lên. Bạn chẳng nghe thấy gì cả (đương nhiên, vì người ta nhắn tin chứ không dùng bộ đàm), thế là bạn cho rằng tòa nhà đó chẳng có ai cả. Hoặc như Carl đã chỉ ra, trí óc của chúng ta hoạt động nhanh hoặc chậm theo cấp số nhân so với các hình thái thông minh ngoài vụ trụ. Ví dụ, mất 12 năm để người ngoài hành tinh nói “Hello”, đến lúc bạn nghe được thì nó thành tiếng ồn trắng rồi
Khả năng 7: Chúng ta nhận được liên lạc từ sự sống thông minh khác, nhưng chính phủ đang che giấu nó. Càng tìm hiểu về chủ đề này, nó càng giống như một lý thuyết ngu ngốc, nhưng tôi đã phải đề cập đến nó bởi vì người ta nói về nó rất nhiều.
Khả năng 8: Các nền văn minh cao hơn nhận thức được chúng ta và quan sát chúng ta (giả thuyết vườn thú). Theo như chúng ta biết, các nền văn minh siêu thông minh tồn tại trong một thiên hà được quản lý chặt chẽ và Trái đất của chúng ta được xem như một phần của một công viên quốc gia rộng lớn và được bảo vệ, với quy tắc nghiêm ngặt “Nhìn nhưng không được sờ” được thi hành trên quy mô hành tinh. Chúng ta sẽ không chú ý đến chúng, bởi vì nếu một loài thông minh hơn muốn quan sát chúng ta, nó sẽ biết cách làm điều đó dễ dàng mà không để chúng ta nhận ra điều đó. Có thể đó là một quy tắc tương tự như trong “Star Trek, Prime Directive”, nghiêm cấm các sinh vật siêu thông minh thực hiện bất kỳ liên hệ mở nào với các loài nhỏ hơn như chúng ta hoặc tiết lộ bản thân bằng bất kỳ phương thức nào, cho đến khi các loài nhỏ hơn đạt đến một mức độ thông minh nhất định.
Khả năng 9: Các nền văn minh cao hơn đang ở đây, xung quanh chúng ta. Nhưng chúng ta quá lạc hậu để mà nhận thức được chúng. Michio Kakusums có nói như thế này:
Giả sử chúng ta có một tổ kiến ở giữa rừng. Và ngay bên cạnh tổ kiến đó, người ta xây dựng một đường cao tốc mười làn. Và câu hỏi đặt ra là những con kiến có thể hiểu siêu đường cao tốc mười làn là gì không? Những con kiến có thể hiểu được công nghệ và ý định của những sinh vật xây dựng đường cao tốc bên cạnh chúng không?
Vì vậy, không phải là chúng ta không thể nhận tín hiệu từ Hành tinh X bằng cách sử dụng công nghệ của chúng ta, mà chúng ta còn chẳng hiểu sinh vật ở Hành tinh X là gì hoặc họ đang cố gắng làm gì. Họ vượt xa chúng ta đến nỗi ngay cả khi họ thực sự muốn khai sáng cho chúng ta thì cũng giống như cố gắng dạy kiến về internet ấy.
Theo đó, đây cũng có thể là một câu trả lời cho hay, nếu có rất nhiều nền văn minh Loại III lạ mắt, tại sao họ chưa liên lạc với chúng ta? Để trả lời điều đó, hãy hỏi bản thân bạn khi Pizarro tìm đường đến Peru, ông ta có dừng lại chỗ ổ kiến để giao tiếp với con kiến không? Có phải ông ta hào phóng, cố gắng giúp đỡ những con kiến trong ổ? Hay ông ta trở nên giận dữ và làm chậm nhiệm vụ ban đầu của mình lại rồi đập tan lũ kiến? Hay tổ kiến toàn hoàn chẳng liên quan gì đến Pizarro? Ở đây thì có thể là vậy đấy.
Khả năng 10: Chúng ta hoàn toàn sai về thực tại của chính mình. Có nhiều khả năng chúng ta đã hiểu sai do chính những suy nghĩ của ta. Vũ trụ có thể xuất hiện theo một cách nào đó và biến thành một thứ hoàn toàn khác. Hoặc có thể chúng ta chính là người ngoài hành tinh và chúng ta được đặt ở đây để làm một thí nghiệm hoặc để làm phân bón. Thậm chí còn có một khả năng chúng ta là một phần của mô phỏng máy tính bởi một nhà nghiên cứu từ một thế giới khác, và các dạng sống khác chỉ đơn giản là không được mô phỏng thôi.
Tôi mong là bạn sẽ thấy hãi sau khi đọc những thứ này.
Link: https://qr.ae/pNvl7R
--------------------
Dịch bới Minh Thư
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất