Có khi nào bạn ngồi lại và tự hỏi những bộ phim đã xem tác động đến tâm lý và tính cách của ta như nào chưa? Hay đơn thuần chỉ là món fast food nhiều kcal được bạn bồi vào để đỡ đói cái bụng tinh thần. Phần lớn những người được hỏi về vấn đề này sẽ trả lời nhanh rằng :"Sứ mệnh của phim ảnh chỉ là để giải trí thôi. " hay "Tao xem phim cho đỡ buồn chứ quan tâm gì đến tác động nhân cách, cảm xúc bla bloh... " Hjc vậy thì có quá đơn giản không? Phim ảnh nó hơn thế chứ bạn! Sao bạn không thử tối ưu hóa những giá trị mà phim đem lại.Thay vì bỏ ~150k ra rạp ngồi ăn bắp uống pepsi hay nằm ườn ở nhà đăng ký Netflix,xem phim lậu,... chỉ để lấy cái cảm giác mà ta gọi là " xả stress ".Dành mấy tiếng đồng hồ đó hang out đi,chơi thể thao đi, làm bạn vui như nào thì không biết nhưng chắc chắn sẽ bổ ích và khiến cơ thể tinh thần bạn thoải mái hơn là nằm ườn ở nhà cày phim. Thể thao khiến bạn thoải mái vì nó đốt cháy năng lượng+ tiêu thụ chúng, refresh lại cơ thể, sẵn sàng để đón nhận, hấp thu các chất dinh dưỡng. Thể thao là tốt vậy đó,nhưng tôi chưa bao giờ có ý định bác bỏ ý kiến "Xem phim là có lợi, lợi nhiều là đằng khác. "
<i>"Xem phim là có lợi, lợi nhiều là đằng khác. "</i>
"Xem phim là có lợi, lợi nhiều là đằng khác. "
Nhưng phim ảnh chỉ thực sự có lợi khi sau những bộ phim ta biết nhìn thấu cảm xúc,biết thay đổi,nhận thức được thông điệp mà bộ phim gửi gắm. Ai cũng khuyến khích ta đọc sách thật nhiều, ok đó là thói quen tốt, thói quen của những con người muốn thay đổi bản thân, muốn trở nên tốt hơn, thành công hơn. Và tôi có thể khẳng định chắc nịch là trí tưởng tượng và khả năng đọc tình huống của người đọc sách ngày qua ngày và người không bao giờ chạm tay vào sách chắc chắn sẽ khác nhau 1 trời một vực. Những người đọc sách vượt trội hơn là vì tuy họ ngồi một chỗ nhưng tâm hồn được dẫn dắt đến một thế giới mới do chính tác giả tạo ra thông qua những con chữ. Vẫn thú vị hơn nhắn tin nhỉ ?
Ảnh bởi
Abhishek Koli
trên
Unsplash
Phim ảnh cũng giống như vậy,nó là một quyển sách thu nhỏ, được biến tấu,cắt gọt sao cho hợp với quỹ thời gian của đại đa số người xem. Phần lớn ta được nghe những bộ phim được lấy cảm hứng từ những đầu sách kinh điển. Mặt khác, vẫn có những quyển sách được inspired bởi những bộ phim mang cốt truyện xuất sắc, tình tiết bất ngờ và chứa đựng giá trị nhân văn. Phim ảnh và sách có quan hệ mật thiết với nhau như vậy nên ta có cơ hội để lựa chọn một trong hai giữa chúng ( có khi nốc cả 2 ).
Như tôi đã nói,phim ảnh đem lại cảm hứng, sự tưởng tượng, nhận thức về cái mới được gửi gắm qua lăng kính của nhà làm phim .Những yếu tố này là chất xúc tác cho một tâm hồn bay xa. Nó còn góp phần hình thành nên nhân cách con người nếu ta tiếp thu đúng những giá trị của phim ảnh. Tôi xem THE GODFATHER và muốn giống Johnny Fontane ( đơn giản vì anh ta quá quyến rũ và sát gái). Tấ nhiên, điều đầu tiên tôi làm là cố gắng bắt chước anh ta càng giống càng tốt, bắt chước cử chỉ điệu bộ,tướng đi và giọng nói, không bắt chước cách khóc lóc cầu xin để được vai chính đôu:) Tuy chi làn nhân vật phụ,góp phần tô điểm cho nhân vật chính nhưng Johnny hợp gu tôi, được tôi chọn làm nhân vật yêu thích. Tôi tua đi tua lại những cảnh mà anh xuất hiện và pause ở những chỗ có y. Và tôi thấy vui không ? Tất nhiên là có rồi, và nó là món ăn tinh thần tích cực của tôi trong những ngày tiếp theo khi tưởng tượng mình được là Johnny chứ không ai khác.
Thêm một ví dụ nữa mà có lẽ sẽ gần gũi hơn, tôi sẽ chọn thể loại tâm lý gia đình, những bộ phim được đan xen tình tiết drama nhưng không thiếu tính gần gũi . Giá trị nhân đạo không thực sự là mục đích truyền tải chính của nhà làm phim, thay vào đó tác phẩm được đầu tư vào những pha gây cười, punchline... Bạn xem thể loại phim này và có khi nào bạn thầm quyền rủa một nhân vật nào đó chưa ? Chắc chắn là có, nhiều lần là đằng khác=)) Riêng tôi thì có lần tôi ngồi xem Spider Man và ghét cay ghét đắng cô nàng Mary Janes ở giai đoạn đầu phim, rồi lại hối hận khi thực sự y không ẩm ương như tôi nghĩ mà còn rất tâm lý *lmao* Phim ảnh khắc họa đời sống, nó đại diện cho con người, một lúc nào đó bạn sẽ tình cờ nhận ra câu chuyện của mình trong đó. Khi ngồi trước màn ảnh, cảm xúc thật sự của bạn sẽ được thể hiện một cách tự nhiên nhất. Bạn xem phim và nhận ra được những bài học thông qua những câu chuyện được tạo dựng qua những khung hình, bạn tha hồ đưa ra ý kiến, cảm nghĩ và quan điểm, rồi lại tự đặt mình vào vị trí của nhận vật đó mà tuyên bố chăc nịch là nếu bạn là thằng A,con B thì bạn sẽ xử lý thông minh hơn, sáng suốt hơn. Bởi vậy mà nói, phim ảnh là một thế giới thu nhỏ mà ta bị cuốn vào, rồi cùng đồng hành với những câu chuyện có khi mơ mộng hão huyền, xa tít tận chân trời, có khi lại gần gũi như công việc mà ta thực hiện mỗi buổi sáng là pha một cốc cà phê rang xay với hương vị dịu nhẹ.
Ảnh bởi
Judeus Samson
trên
Unsplash
Ví dụ cuối cùng mà không thể thiếu khi nói về phim ảnh. Đây là một lĩnh vực mà tôi yêu thích nhất,ngoài ra thì những trải nghiệm điện ảnh đáng nhớ của tôi chủ yếu thuộc thể loại này. Không gì khác là thể loại horror hay phim kinh dị. Đây là một thể loại kén người xem, thực sự rất kén, nhất là những năm 90s khi đó những tác phẩm điện ảnh mà các nhà sản xuất hướng đến hàng đầu là chính kịch và gia đình. Phim kinh dị dường như không có chỗ đứng trên luôn lẹt đẹt về doanh thu phòng vé cũng như số lượng các nhà đầu tư. Chúng kén người xem đơn giản vì khó nuốt, khó đem lại sự vui tươi, giải trí cho đại đa số người xem, nhất là trẻ nhỏ và phụ nữ, người già. Nếu bạn là một người không quan tâm điện ảnh mà chỉ đơn thuần muốn giải trí, xem phim cùng gia đình thì 99% bạn sẽ không bao giờ bỏ tiền ra rạp xem phim kinh dị. Kinh dị nó khiến bạn sợ thót tim, căng thẳng thì bước đầu đã không đáp ứng được nhu cầu "xả stress" của bạn rồi. Tuy gắn liền với những lý do không khả quan để khiến khán giả xa lánh hay ít chú ý đến thể loại kinh dị nhưng trong những năm gần đây, thể loại này đã có những dấu hiệu tiến triển khá bất ngờ, dòng phim kinh dị mang một chiếc áo mới để vươn ra thị trường điện ảnh, đương đầu ngang cơ với những thể loại hài kịch gia đình mà ngày càng bão hòa. Những năm gần đây, ta được thấy những giải thưởng điện ảnh danh giá đã bắt đầu xướng tên các diễn viên, nhà làm phim nổi trội hay những kịch bản có chiều sâu. Ta thừa nhận rằng đó là dấu hiệu tốt và cũng là cơ sở, bước đệm để các nhà đầu tư và các studio ngày càng chi tiền vào mẫu đất màu mỡ này, góp phần bơm trái bóng kinh dị bay xa và cao hơn trên bầu trời điện ảnh bao la.
IT
IT |
Ảnh bởi
Nong V
trên
Unsplash
Tôi sẽ nói qua một tí về Việt Nam mình. Thú thật là tôi rất ít xem phim Việt Nam, đặc biệt là kinh dị nên có lẽ những cảm nhận chưa đủ chiều sâu, chưa thực sự đúng với tính chất của phim kinh dị Việt Nam ngày nay. Nói thật thì kinh dị Việt Nam chưa thực sự hay và chưa đủ khả năng để vươn ra quốc tế. Dẫn chứng là rất ít các nhà phê bình đánh giá cao phim kinh dị Việt Nam và chưa lần nào thể loại kinh dị mang quốc kỳ Việt Nam chiến thắng vang dội một giải thưởng điện ảnh lớn cả. Ta sở hữu được một hậu phương vững chắc và phong phú, không gì khác chính là kho tàng truyện cổ tích dân gian mà ông bà ta hay kể lại cho con cháu. Một kho tàng với rất nhiều những câu chuyện rùng rợn mà nếu biết cách khai thác thì tôi tin là những " anh chàng bán hũ tíu gõ không có khuôn mặt " hay " yêu tinh ăn thịt trẻ con" sẽ phải lo lắng về vị thế của mình trên thị trường phim ảnh. Một vài tiến triển khả quan trong những năm gần đây là nước đi tốt của các nhà làm phim kinh dị Việt Nam nhưng có lẽ vẫn chưa đủ, ta cần tiếp tục nỗ lực và giữ vững những cái hay, cái độc đáo của riêng ta. Mong thể loại này ngày càng phát triển để tiếp cận gần hơn với khán giả, đa dạng thêm sự lựa chọn chứ không đơn thuần chỉ là những bộ phim tâm lý quen thuộc.
Khi tôi nhắc đến kinh dị thì mọi người đều biết khả năng kích thích, chơi đùa với cảm xúc của người xem như nào rồi. Xem phim kinh dị tốn năng lượng lắm, còn nhức đầu nữa, nhưng mà rất cuốn:) Ta ít khi bỏ giữa chừng một bộ phim kinh dị mà vẫn cố xem hết cho dù phải bịt mắt la hét khi đến đoạn jump scare. Nó kích thích giác quan tột độ luôn ý, mỗi lần quyết định xem phim kinh dị thì phải chuẩn bị ghê lắm, nào là phải xem liền hết cả bộ phim để không tuột mood, đeo headphone để nghe âm thanh cho thích. Để rồi tối ngủ lại quấn chăn kín chân, tệ honwlaf tưởng tượng nhìn lên trần nhà sẽ có người nhìn lại. Chắc có lẽ trải nghiệm kinh dị gần nhất của toi là xem THE SHINNING khi đang bị ám ảnh bởi một bài nhạc cũng kinh dị không kém. Tối không ngủ được mà vừa sợ vừa cảm thấy mình ngớ ngẩn rồi quyết không xem phim kinh dị nữa.Nhưng ngày mai thì đâu lại vào đấy, cứ tối là lại bật Netflix lên, đi vào con đường sởn gai óc mang tên "Phim kinh dị".
Luyên thuyên khá nhiều rồi, tổng kết lại thì điện ảnh không đơn thuần chỉ là món ăn giải trí mà còn là chất xúc tác của cảm xúc tích cực xen lẫn tiêu cực. Hãy đừng đọc những mẫu tin nhạt nhẽo trên social media mà bỏ quên điện ảnh hoặc xem những phim nhảm, chẳng đọng lại gì. Điện ảnh cũng giống như âm nhạc và các lĩnh vực nghệ thuật khác, cứ trải nghiệm thật nhiều rồi tự khắc ta sẽ có một nhận thức, một con mắt khác về nó,t hấy được những điểm mù mà trước giờ ta chưa chạm đến.Tôi tin chắc là sau một thời gian đủ lâu, những giá trị đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến suy nghĩ và hành động của bạn, không ít thì nhiều. Cảm ơn bạn.
Ảnh bởi
Hanny Naibaho
trên
Unsplash