Tiếng Việt và những điều kì thú ^^!
- Tuy rằng bản thân chúng ta đã sử dụng tiếng Việt trong suốt mấy chục năm nhưng chắc chắn vẫn còn những điểm chưa biết, dùng sai...
- Tuy rằng bản thân chúng ta đã sử dụng tiếng Việt trong suốt mấy chục năm nhưng chắc chắn vẫn còn những điểm chưa biết, dùng sai cách, mơ hồ về các quy tắc kết hợp từ, chính tả, sử dụng từ Hán Việt ... nhưng tâm lý ngại tìm tòi, tệ hơn là mặc kệ, hoặc cho rằng việc sử dụng tiếng Việt 1 cách chính xác là không cần thiết vì tôi vẫn đang sử dụng tiếng Việt "ổn thỏa" trong công việc và đời sống mà, vân vân và mây mây!
- Bài viết cũng không đi được quá sâu về cấu tạo âm tiết trong tiếng Việt, hay tranh cãi về cải cách tiếng Việt, giảm bớt các phụ âm và vần ... (do trình độ của người Viết và cả mục tiêu muốn hướng đến của bài!) Sẽ có trích đoạn lại 1 số phân tích có liên quan của Chuyên gia để người đọc tiện theo dõi.
- Bài này chỉ muốn nhắm đến việc cải thiện việc sử dụng tiếng Việt sao cho đúng và chính xác nhất! - Hãy giữ gìn sự trong sáng và tìm hiểu những điều lí thú trong tiếng Việt nhé ^^!
Thực sự đã rất muốn được đặt tên bài là: Tổng Quan về Tiếng Việt ^^! nhưng tự biết thân biết phận, trình độ của bản thân còn quá hạn chế, không nên tự chuốc nh** vào mình, không xứng đáng với chữ Tổng Quan trong 1 chủ đề vừa rộng vừa sâu vừa phức tạp như thế này!
Mục lục:
I) Tổng quan cấu tạo của tiếng Việt ^^! II) Ngôn Ngữ được vay mượn, tiến hóa, cập nhật và thay đổi theo thời gian! III) Một số Từ vựng hay bị dùng sai! IV) Nhược điểm của tiếng Việt ^^! V) Sưu tầm 1 số ý kiến VI) Notes
I) Tổng quan cấu tạo của tiếng Việt ^^!
#1: Tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, cùng các dấu thanh để viết.
-> Rất thuận lợi do việc sử dụng chung bảng chữ cái Latinh (khi so với các nước sử dụng chữ tượng hình, thì mất nhiều công sức học hơn tương đối) Tuy nhiên, 6 thanh điệu lại là rào cản lớn nhất trong việc phổ biến tiếng Việt ra toàn thế giới (người nước ngoài rất khó để phát âm và phân biệt 6 thanh điệu này)
#2: Chữ tiếng Việt là chữ tượng thanh
-> Không phải tượng ý hay tượng hình, mà chỉ là một quy ước ký hiệu không liên hệ với nhau về mặt ý nghĩa (ghi âm tiết, ký âm)
#3: Tiếng Việt rất thuận lợi trong việc Nghe Nói Đọc Viết
-> Do cấu tạo theo âm và vần, âm ghép với vần, nghe thế nào thì viết thế ấy, viết thế nào thì đọc thế ấy, ko sợ bị nhầm lẫn (như chữ tượng hình)
#4: Là ngôn ngữ thanh điệu dùng 6 thanh để phân biệt ý nghĩa
Khi viết bằng chữ Quốc Ngữ, thì các "âm" gần giống nhau sẽ viết bằng các "từ" gần giống nhau (không có biến hóa hình thái)
Ví dụ:
Hoa - Hòa - Hóa - Hỏa - Họa
(nếu so sánh 5 từ trên trong tiếng Trung thì sẽ thấy độ phức tạp trong việc viết tăng lên rất nhiều lần, 5 chữ tiếng Trung này được viết khá khác nhau, và từng chữ trong đó lại có nhiều chữ Hán khác nhau nhưng chung cách đọc để biểu thị nữa)
(nếu so sánh 5 từ trên trong tiếng Trung thì sẽ thấy độ phức tạp trong việc viết tăng lên rất nhiều lần, 5 chữ tiếng Trung này được viết khá khác nhau, và từng chữ trong đó lại có nhiều chữ Hán khác nhau nhưng chung cách đọc để biểu thị nữa)
#5: Phân chia cấu tạo
- Từ và Tiếng:
・Tiếng: Âm thanh được phát ra, mỗi tiếng là một âm tiết, là thành phần cấu tạo nên từ. ・Từ: Đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để tạo câu. -> Tiếng cấu tạo nên từ, từ cấu tạo nên câu. Một tiếng được coi là từ khi nó có nghĩa và cấu tạo thành câu.
- Từ vựng:
・Từ đơn (1 từ): từ, đấy, nước, ta ... ・Từ phức (2 từ trở lên)
- Từ phức:
・Từ ghép: Từ ghép Chính-Phụ; Từ ghép Đẳng-Lập -> được tạo ra bằng các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau): chăn nuôi, bánh chưng, quyển sách ... ・Từ láy: Từ láy Toàn bộ; Từ láy bộ phận; Từ láy khuyết phụ âm đầu -> được tạo ra bởi quan hệ láy âm giữa các tiếng (1 từ chính mang nghĩa, 1 từ phụ không mang nghĩa, nhưng lặp lại âm hoặc vần của từ chính): trồng trọt, mê mẩn, thích thú ...
- Câu:
・Câu đơn ・Câu ghép: Câu ghép Chính-Phụ và Câu ghép Đẳng-Lập
Ngoài ra, còn có các kiến thức cơ bản về Ngôn ngữ như bao ngôn ngữ khác (Danh/Động/Tính từ, Cụm Danh/Động từ, Quan hệ từ ...), tạm không nhắc tới, xem thêm ở link tham khảo nhé!
Lưu ý:
Tránh nhầm lẫn tiếng Việt với Việt ngữ (粵語) hay tiếng Quảng Đông, một ngôn ngữ được sử dụng ở miền nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây) cũng như ở Hồng Kông và Ma Cao.
Link tham khảo:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tiếng Việt https://thaoluan247.wordpress.com/2018/09/08/uu-nhuoc-diem-cua-chu-quoc-ngu Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 Tập 1
========================================
II) Ngôn Ngữ được vay mượn, tiến hóa, cập nhật và thay đổi theo thời gian!
#1: Vay mượn
Cái này thì dễ rồi, đầu tiên tiếng Việt mượn rất nhiều từ từ gốc Hán (Tổ quốc, Phát triển, Vĩ đại, Hạnh phúc ...), sau đó là tiếng Pháp (ê kíp, ăng ten, mỏ lết, ô liu, búp bê ...), hiện giờ với sự phát triển của khoa học kĩ thuật với việc rất nhiều từ vựng tiếng Anh học thuật được ra đời, tiếng Việt tiếp tục "mượn" thêm từ tiếng Anh (cà phê, sữa chua, bít tết, sô pha, oản tù tì ...)
Link tham khảo:
https://lnat1001.wordpress.com/2010/06/17/từ-vay-mượn-của-tiếng-phap https://sites.google.com/site/songnguphapviet/home/hoc-tieng-phap-de-nhu-tieng-viet/cactutiengvietmuontutiengphap https://www.dkn.tv/giao-duc/ky-nang-chuyen-de-giao-duc/hoc-tieng-anh/tu-muon-tieng-anh-trong-tieng-viet.html
#2: Tiến hóa và thay đổi (update)
** Có những từ gốc sau khi được biến âm và sử dụng quen thuộc tại các địa phương lại trở thành 1 từ đúng, tồn tại song song với từ gốc.
Ví dụ: Cảm ơn -> Cám ơn
** Nhiều cặp từ với nghĩa khá tương đồng (cả 2 đều được sử dụng, có thể tùy theo các hoàn cảnh hoặc tương đương)
Ví dụ:
・Giả thuyết - Giả thiết
-> Giả thuyết: luận điểm mới trong khoa học (để giải thích một hiện tượng tự đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng) -> Giả thiết: quy ước cho trước trong một định lí hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lí hay để giải bài toán.
・Chia sẻ - Chia xẻ
-> Với từ "chia sẻ", "chia" có nghĩa là chia ra từng phần, từ 1 chỉnh thể. Còn đối với từ "sẻ" có nghĩa là sẻ ra 1 ít hoặc lấy bớt ra 1 phần. Vậy nên ý nghĩa của từ "chia sẻ" sẽ là cùng nhau chia sẻ những thành quả để cùng hưởng, hoặc là cùng chia sẻ khó khăn (chia cơm sẻ áo, chia sẻ nỗi buồn) Còn đối với từ "chia xẻ"- "chia" ở đây vẫn có nghĩa là chia nhỏ thành những phần nhỏ, từ một phần chỉnh thể, trong khi đó "xẻ" lại là chia, bổ, cắt rời ra theo chiều dọc, không còn dính liền nhau nữa, hay có nghĩa là đào cái gì cho thông, thoát (xẻ rãnh thoát nước). Vậy nên, đối với cặp từ "chia sẻ" và "chia xẻ" này chúng đều cùng là động từ, có nghĩa gần giống nhau nhưng sử dụng trong mỗi trường hợp khác nhau. Bạn nên suy nghĩ lựa chọn những từ thích hợp với từng hoàn cảnh chứ không nên cãi cố là không có từ "chia xẻ" nhé.
** Thay đổi nghĩa hoàn toàn so với nghĩa gốc
Ví dụ:
・Khốn Nạn (困難): Nghĩa gốc là chỉ những người khó khăn trong cuộc sống, nay để chỉ một kiểu người tồi tệ (có thể vì đói ăn vụng, túng làm càn chăng? dần dần những người khốn khổ ấy làm bậy và Khốn Nạn đã mang 1 lớp nghĩa mới)
・Chung Cư: Nghĩa gốc là nơi an nghỉ cuối cùng, nhưng giờ được dùng rất phổ biến (ngay cả trong các văn bản hành chính) với nghĩa khác hoàn toàn là tòa nhà cao tầng, nhiều phòng với nhiều người cùng ở (chung)
** Đảo từ trong Từ ghép - Linh hoạt hay Bừa bãi?
-> Trong tiếng Việt có những Từ ghép mà sau khi được đảo lại vị trí của các từ thì mang nghĩa không quá thay đổi (xuất hiện trong thơ phú, âm nhạc để dễ gieo vần, hoặc mang âm hưởng nhẹ nhàng để tránh lặp khi viết câu? ...)
-> Tuy nhiên, mặt trái của nó là sẽ xuất hiện những sự hiểu sai, biến nghĩa, lệch nghĩa, hoặc thay đổi từ loại (Danh từ sang Tính từ, động từ hoặc ngược lại) Xem thêm phần IV) Nhược điểm của tiếng Việt
Ví dụ:
Nguy hiểm - Hiểm nguy Đơn giản - Giản đơn Khai triển - Triển khai Từ chối - Chối từ Bảo đảm - Đảm bảo Bền vững - Vững bền Minh chứng - Chứng minh Phục hồi - Hồi phục Biệt ly - Ly biệt Tha thướt - Thướt tha Tranh đấu - Đấu tranh Thơ ngây - Ngây thơ Xúc cảm - Cảm xúc Quang vinh - Vinh quang Kinh hoảng - Hoảng kinh Ái ân - Ân ái
** Nghĩa khác hẳn
Ví dụ: Điểm yếu - Yếu điểm
========================================
III) Một số Từ vựng hay bị dùng sai!
** Rất nhiều từ Hán Việt được sử dụng trong đời sống, nên chúng ta cần biết thêm nghĩa gốc Hán để hiểu chính xác chứ không phải học qua Nghe (đặc biệt là khi mà các vùng miền lại có lối phát âm khác nhau) Thường chúng ta hay sai ở những từ mà quen Nghe-Nói trong đời sống nhưng lại hiếm khi Đọc-Viết chúng.
Ví dụ: - Trệch hay chệch
-> Trệch mục tiêu hay chệch mục tiêu vẫn hay được sử dụng. Không bàn luận về tính đúng sai của nó nữa vì nghĩa tiếng Việt đôi khi người ta sử dụng thiên về âm, lúc lại thiên về hình. Như trệch nếu được dẫn giải theo hướng từ đồng âm "tr" với nó như: trúng mục tiêu, trượt mục tiêu thì như vậy trệch mục tiêu mới đúng chính tả. Mặt khác, chệch mục tiêu lại mang hàm ý nặng nề hơn, vấn đề nghe có vẻ nghiêm trọng hơn
- Kiềm chế, kềm chế, hay kìm chế - Kiềm kẹp, kềm kẹp, hay kìm kẹp
-> Có 1 cách giải thích là: Hoàn cảnh ngữ nghĩa của 3 từ này đều được dùng như nhau. Kiềm, nếu liên tưởng đến góc độ dung dịch kiềm ta đã được học, kiềm ở đây cũng có nghĩa là kiềm hãm; kềm, nếu liên hệ đến từ kềm cắt móng tay, cũng là kiềm chặt, tương tự như kiềm hãm; kìm, nếu liên hệ đến từ dìm, dìm xuống nước chẳng hạn, cũng có nghĩa như kiềm hãm. Vậy cả 3 từ đều có nghĩa đúng!
** 1 bài test nhanh cho vui nhé ^^! Đâu mới là từ đúng???
bắt trước - bắt chước bàn quang - bàng quan bàng quang - bàng quan bổ xung - bổ sung chỉnh chu - chỉn chu chuẩn đoán - chẩn đoán câu truyện - câu chuyện cọ sát - cọ xát chắp bút - chấp bút dấu diếm - giấu giếm dành giật - giành giật dè xẻn - dè sẻn đường xá - đường sá đọc giả - độc giả giành dụm - dành dụm giục dã - giục giã gian sảo - gian xảo hàng ngày - hằng ngày hàm xúc - hàm súc kết cuộc - kết cục khẳng khái - khảng khái khuyến mại - khuyến mãi khẳng khái - khảng khái luyên thuyên - huyên thiên lãng mạng - lãng mạn mùi mẫn hay muồi mẫn??? nhận chức - nhậm chức nghe phong phanh - nghe phong thanh phố sá - phố xá (s)xáng lạng - xán lạn sơ xuất - sơ suất sát nhập - sáp nhập thăm quan - tham quan thúc dục - thúc giục tựu chung - tựu trung vãn cảnh - vãng cảnh vô hình chung - vô hình trung xoay sở - xoay xở xúc tích - súc tích
PS: Từ bên phải là từ đúng!
** Giải thích nghĩa 1 số từ:
- bàng quan: -> bàng: bên cạnh, bên ngoài; quan: xem, nhìn (chữ này không dùng một mình, mà phải đi kèm với một chữ khác để lập thành tiếng kép) -> bàng quan (tính từ): đứng ngoài mà xem, chứ không dự vào (người bàng quan trước thời cuộc, người tiêu dùng bàng quan với sản phẩm mới) - bàng quang: bọng đái, túi chứa nước tiểu - bổ sung: -> bổ sung: (động từ) có ý nghĩa là thêm vào cho đầy đủ một thứ gì đó (bổ sung ý kiến, báo cáo bổ sung, sung công quỹ) -> bổ xung là từ sai chính tả - chỉn chu: -> được hiểu là thận trọng, chu đáo. Từ này thường được dùng để nói về việc bạn mặc quần áo chỉn chu, hay tính toán chỉn chu, tác phong chỉn chu. -> riêng "chỉnh chu" lại là từ sai, do có thể nhầm lẫn với "chỉnh" trong hoàn chỉnh - giành giật: -> dành (động từ): giữ lại để dùng về sau, để riêng cho ai hoặc cho việc gì (ví dụ: để dành, dành cho, dành dụm) -> giành (động từ): cố dùng sức lực để lấy về được cho mình, không để cho người khác chiếm lấy hoặc tiếp tục chiếm lấy, cố gắng để đạt cho được, tranh chấp cái gì đó (giành cúp, giành chức vô địch, giành quyền, tranh giành) -> giành giật: tranh cướp, cướp đoạt. - giục giã: -> Dục: Nói về chức năng sinh lý của cơ thể hoặc ham muốn. Ví dụ: thể dục, giáo dục, dục vọng -> Giục: Nói về sự hối thúc. Ví dụ: giục giã, xúi giục, thúc giục - hằng ngày: -> không đổi, mãi mãi, luôn luôn thế, bao giờ cũng vậy -> hằng ngày: ngày nào cũng vậy. Tương tự với các từ hằng tháng, hằng năm ... -> hàng: vốn có nghĩa là hạng, cỡ (hàng đầu = hạng một), ngoài ra còn một số nghĩa khác dùng trong các trường hợp hàng hoá, đầu hàng, xếp hàng ... Hàng ngày có thể tạm hiểu là nhiều ngày, nhưng không phải là việc gì mang tính lặp lại, không đổi như hằng ngày. - hàm súc: -> cô đọng, ngắn gọn nhưng chứa nhiều ý tứ sâu sắc. - khảng khái: -> khảng khái là hào hiệp, hào phóng, rộng rãi. Khẳng khái là cách dùng sai có lẽ do sự lây nghĩa/lây âm của khẳng trong khẳng định. - khuyến mãi: -> Mại là bán (売), Mãi là mua (買), Khuyến là khuyến khích -> Khuyến khích việc mua (bằng cách giảm giá chẳng hạn ...) PS: Khuyến mại là khuyến khích việc bán - lãng mạn: -> lãng: bát ngát; mạn: dài rộng, mênh mông -> lãng mạn là từ chuyển nghĩa: lí tưởng hoá hiện thực, vượt lên trên hiện thực - nhậm chức: -> nhậm: gánh vác công vụ, nhiệm vụ; chức: chức trách, việc quan, bổn phận -> nhậm chức: giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức vụ. - nghe phong thanh: -> phong thanh: tiếng gió -> nghe phong thanh: nghe loáng thoáng, nghe lời đồn -> phong phanh: mỏng manh, đơn sơ -> ăn mặc phong phanh: ăn mặc đơn sơ, mỏng manh, không đủ ấm. Cách dùng "nghe phong phanh" là cách dùng sai. - phố xá: -> xá: nhà ở, khách quán, quán trọ (hay dùng trong "quán xá", "kí túc xá") -> phố xá: phố có các hàng quán. - xán lạn: -> xán: rực rỡ; lạn: sáng sủa -> xán lạn: tươi sáng rực rỡ. - sáp nhập: -> sáp: cắm vào, cài vào; nhập: vào, đưa vào -> sáp nhập: nhập chung lại, gộp chung lại. [sát: ngay bên cạnh, không còn khoảng cách. Cách dùng "sát nhập" tuy cũng được chấp nhận nhưng không thật sự xác đáng. - súc tích: -> súc: chứa, cất; tích: dồn lại -> súc tích: ngắn gọn và đầy đủ. - tham quan: -> tham: thêm vào; quan: quan sát, nhìn nhận -> tham quan: đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết. [Đồng âm khác nghĩa với từ "tham quan" (danh từ) chỉ viên quan tham lam. - tựu trung: -> tựu: tới (tề tựu); trung: ở giữa, trong, bên trong -> tựu trung: tóm lại, điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến. - vãng cảnh: -> vãng: đi đến; cảnh: phong cảnh -> vãng cảnh: đi đến ngắm cảnh. Ví dụ: vãng cảnh chùa, vãng lai (đi qua đi lại, qua lại) - vô hình trung: -> trong cái vô hình; tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại là (tạo ra, gây ra việc gì đó) - xoay xở: -> làm hết cách này đến cách khác để giải quyết vấn đề. Xoay sở là cách viết sai chính tả của xoay xở.
Link tham khảo:
https://www.capapham.com/nhung-cap-tu-de-bi-nham-lan-nhat-trong-tieng-viet/ https://ngayngayvietchu.com/tu-de-nham-lan/ http://hovulynha.com/sach-hay/nhung-tu-hay-nham-lan-khi-noi-va-viet-tieng-viet/315.html https://www.facebook.com/yeutiengvietta/
Ngoài ra, còn rất nhiều điểm về lỗi diễn đạt của người Việt (lủng củng, không thoát ý, dùng sai ý nghĩa của từ, không phân biệt được văn phong lịch sự và bình dân ...) Xin hẹn ở 1 bài viết khác ^^!
IV) Nhược điểm của tiếng Việt ^^!
Riêng phần này thôi cũng đã quá đủ để viết thành một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh rồi. Trên Internet và cả Spiderum cũng đã có rất nhiều nghiên cứu bài viết *ủng hộ và phản đối*, tranh luận "nảy lửa", phản biện "tơi bời" về vấn đề này rồi, nên việc viết lại ở đây là không cần thiết, mình chỉ điểm lại các ý chính thôi.
#1: Từ vựng rất lỏng lẻo, không rạch ròi trong phân chia từ loại
- Cùng là 1 từ nhưng có thể vừa là Danh từ vừa là Động từ (tùy theo cách dùng, thậm chí là tùy theo cả cách hiểu nữa)
- Dùng chung 1 từ cho cả 2 vị trí trong câu là: Tính Từ và Trạng Từ
- Dùng chung 1 từ cho cả 2 vị trí trong câu là: Tính Từ và Trạng Từ
-> Có những tranh cãi về việc cách dùng đúng, và luôn có những người ủng hộ do sự kết hợp sai ở trên, đọc lên vẫn thuận tai và không có gây khó hiểu chút nào mà.
-> Như vậy, thuận tai (vì tiếng Việt theo lối Tượng thanh) và dễ hiểu
(thân thiện, không gây phản cảm, khó hiểu) được coi là 2 tiêu chí trong việc chấp nhận các cách kết hợp từ mới??? (dù có thể vi phạm 1 số quy tắc ngôn ngữ)
#2: Nghĩa của từ "nhập nhằng, mơ hồ"
- Nhiều từ với nghĩa rất không rõ ràng, người đọc "cảm nhận" là mình hiểu nhưng thực ra lại không hiểu, thậm chí là 1 số từ không tồn tại mà chúng ta chỉ mờ mờ cho rằng nó có nghĩa nào đó dựa trên nghĩa từ cấu tạo từ đơn (mang gốc nghĩa Hán) của nó.
-> Yêu cầu 1 người Việt giải thích các từ này "mơ hồ, mờ nghĩa" này thì họ sẽ không giải thích được, mà chỉ có thể lấy các ví dụ chứa từ này thôi (điều này có thể là do việc kết hợp để tạo ra các từ mới (từ ghép, từ láy) quá dễ dàng, và đã có 1 từ chính mang nghĩa rồi)
Ví dụ:
"vằng vặc" nghĩa là gì? (nhưng khi nói "trăng sáng vằng vặc" thì lại hơi hơi cảm nhận được nghĩa của từ này) "bàng bạc" nghĩa là gì? (nhưng khi nói "khí anh hùng bàng bạc khắp non sông" thì lại hơi hơi cảm nhận được nghĩa, dù cụ thể thế nào thì vẫn chưa rõ)
#3: Không tuân theo các quy định về vị trí của từ loại trong câu
-> Dẫn đến việc câu văn đa nghĩa 1 cách không cần thiết, nói hiểu theo ý nào cũng được, thậm chí còn thiếu 1 số liên từ (rất cần thiết để trọn vẹn câu) nhưng người Viết và người Đọc "dường như" không nhận ra hoặc cố tình bỏ qua. Quy định luôn có nhưng chúng ta không tuân theo!
Ví dụ:
- Chiều nay 2 giờ gặp nhau trên cầu - 2 giờ chiều nay gặp nhau trên cầu - Gặp nhau trên cầu chiều nay 2 giờ - Gặp nhau trên cầu 2 giờ chiều nay - Trên cầu 2 giờ chiều nay gặp nhau - Trên cầu chiều nay 2 giờ gặp nhau ... (vẫn còn các cách kết hợp, đọc lên sẽ thấy bất hợp lý nhưng chắc chắn người đọc vẫn sẽ "hiểu" được) - Trên cầu chiều nay gặp nhau 2 giờ - Gặp nhau chiều nay trên cầu 2 giờ
#4: Quá nặng "cảm tính" - Thiếu đi sắc thái "trung tính"
- Bị/được quá nặng cảm tính, chứ không thuần chỉ việc "chủ động - bị động"
- Không có đại từ chỉ ngôi "trung tính"
- Không có đại từ chỉ ngôi "trung tính"
#5: Cái bản ngã không bao giờ được tồn tại độc lập
- Đại từ nhân xưng của bản thân mình, luôn phụ thuộc vào ngôi thứ 2 (người nghe) thì mới có thể xác định được ngôi thứ nhất: Anh-em, Tớ-bạn, Cha-con, Con-cha, Chú-cháu, Tao-mày ...
#6: Quá khó để tạo từ mới
#7: Tư tưởng phân chia vai vế ngấm quá sâu
Link tham khảo:
http://tornad.spiderum.com/bai-dang/Neu-muon-tu-duy-khong-toi-thi-dung-tu-duy-theo-tieng-Viet-gms https://tuoitre.vn/chu-viet-tieng-viet-va-van-de-cai-cach-1411612.htm
V) Sưu tầm 1 số ý kiến
#1: Cách đọc bảng chữ cái: A Bê Xê hay A Bờ Cờ
Không phân biệt chữ cái và âmRất nhiều bạn cũng không phân biệt được chữ cái và âm. Thậm chí còn nhiều bạn coi a bê xê là gọi theo tiếng Pháp, a bờ cờ mới là gọi theo tiếng Việt. Nếu các bạn để ý thì chúng ta có hai bảng chữ cái. Một bảng chỉ gồm các chữ cái đơn gồm 29 chữ cái: a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y.Bảng 29 chữ này mới là bảng chữ cái, khi đọc thì phát âm theo tên của chữ cái là: a á ớ bê xê dê đê... Dẫu có theo tiếng Pháp thật thì cũng chính thức là tên các chữ cái ở Việt Nam, không phải ngẫu nhiên các từ viết tắt VTV, HIV... đều được phát âm theo tên các chữ cái này. Một bảng khác có thêm các âm được ghép bởi nhiều chữ cái như: ch, tr, kh, ph, gh, ng, ngh... Bảng có thêm các âm ghép là bảng phiên âm, khi đọc thì phát âm theo âm: a á ớ bờ cờ dờ đờ...
https://vnexpress.net/nhung-nham-lan-trong-tieng-viet-3808242.html
#2: Miền Bắc phát âm nhẹ hơn, miền Trung phát âm nặng hơn
Cụ thể: tr->ch; s->x; r/gi->d
- Như vậy là phát âm sai hay không sai?
- Giọng tiếng Việt chuẩn vẫn là miền Bắc vì thủ đô Hà Nội ở đây?
- Thiết nghĩ mỗi vùng miền đều có 1 sự tự tôn nhất định về giọng nói của họ!!! (sự quen thuộc trong âm tiết, tình cảm, gắn bó với cộng đồng ...)
- Phụ âm trong tiếng Việt có rườm rà và gây nhầm lẫn? (ch/tr; s/x; d/r/gi; g/gh; c/k/q; i/y)
- Giọng tiếng Việt chuẩn vẫn là miền Bắc vì thủ đô Hà Nội ở đây?
- Thiết nghĩ mỗi vùng miền đều có 1 sự tự tôn nhất định về giọng nói của họ!!! (sự quen thuộc trong âm tiết, tình cảm, gắn bó với cộng đồng ...)
- Phụ âm trong tiếng Việt có rườm rà và gây nhầm lẫn? (ch/tr; s/x; d/r/gi; g/gh; c/k/q; i/y)
Đúng và sai trong phát âmVì cách học theo chữ, phát âm phải theo chữ nên chúng ta đã vô tình coi một chữ chỉ có một cách phát âm. Trong ngôn ngữ thì một chữ có nhiều cách phát âm là bình thường, và đó chính là phương ngữ chứ không phải chỉ các từ địa phương mới là phương ngữ. Ví dụ chữ r, nhiều nơi miền Bắc đọc không có âm rung, nhiều nơi khác đọc có âm rung và các bạn cho rằng miền Bắc đọc sai? Không có đúng và sai trong cách phát âm, người Bắc đã phát âm tiếng "rộn ràng" như là "dộn dàng" từ cả nghìn năm, trước cả khi có chữ quốc ngữ. Vậy thì làm sao lấy cái được sáng tạo ra sau để bảo cái có trước là sai?Ở đây chỉ là sự khác biệt giữa các địa phương và nó là phương ngữ (ngoại trừ nhầm n, l là sai chính tả vì bị dùng lẫn lộn). Chúng ta hiểu được sự khác nhau về cách phát âm này sẽ càng tôn trọng phương ngữ hơn. Các từ điển chỉ chỉnh lý cho thống nhất về cách viết và ngữ nghĩa, không thống nhất được về cách phát âm. Nhưng để dạy cho người nước ngoài thì giới học thuật buộc phải chọn một cách phát âm làm chuẩn. Và nếu khác với chuẩn thì là phương ngữ, không phải là sai. Đó cũng là lý do vì sao toàn bộ Việt Nam hiện không có nơi nào nói đúng hoàn toàn theo chuẩn nhưng chúng ta vẫn có thể giao tiếp bình thường.
https://vnexpress.net/nhung-nham-lan-trong-tieng-viet-3808242.html
#3: Nguồn gốc của Hán Việt
Hán Việt có nguồn gốc tiếng Hán ở đời Đường chứ không phải là tiếng Trung ngày nay, đã khác khá nhiều với tiếng Tàu đời Đường, về phát âm cũng như về ý nghĩaVí dụ:- 大家 (Đại Gia) có nghĩa là người hay gia đình có vai vế trong xã hội, trong khi đó tiếng Trung hiện đại đọc là "dà jià" và có nghĩa là tất cả mọi người.
- 東西 (Đông Tây) có nghĩa là 2 phương hướng, trong khi tiếng Trung hiện đại đọc là "dòng xì" và có nghĩa là hàng hóa.-> Cho nên tiếng Trung ngày nay phải được xem là ngoại ngữ đối với ngôn ngữ Việt Nam và không nên nhập một cách bừa bãi vào tiếng Việt.
#4: Từ gốc Nôm không được đi với từ gốc Hán
-> Có nhiều từ được "chế" ra, gọi tắt, rồi nhiều người cùng sử dụng trong 1 thời gian đủ dài, thế là thành chính quy (trong 1 cộng đồng, thậm chí là cả quốc gia) - Có lẽ cũng là 1 đặc điểm của Ngôn ngữ!
- 1 số từ gốc Nôm: Góa, Giỗ ... (lại là 1 đề tài khó nhằn nữa @@)
VI) Notes
Có thể bài viết này đã thiếu 1 số ý nào đó (mà nên được viết kèm thêm) rất tiếc hiện tại mình chỉ có thể nghĩ được dàn bài như vậy. Có thể search thêm 1 số ý như:
#1: Từ Hán Việt và từ Thuần Việt?
- So sánh đặc điểm, sự khác nhau, cách thức hình thành, cách sử dụng, quy tắc kết hợp, sắc thái biểu cảm giữa từ Hán Việt và từ Thuần Việt?
- Phân biệt và phân loại đâu là Hán Việt, đâu là Thuần Việt (các cặp Hán Việt - Thuần Việt tương ứng)
- Phân biệt và phân loại đâu là Hán Việt, đâu là Thuần Việt (các cặp Hán Việt - Thuần Việt tương ứng)
#2: Sự phong phú, đa dạng sắc thái trong tiếng Việt - Tổng số lượng Từ vựng trong tiếng Việt?
- Sự phong phú về từ láy trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Trung, Nhật)
- Tổng số lượng từ láy trong tiếng Việt?
- Vẻ đẹp của tiếng Việt trong việc kết hợp từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ để tạo ra các cách diễn đạt mới, trong thơ ca nghệ thuật?
- Làm giàu cho tiếng Việt bằng cách nào?
- Tổng số lượng từ láy trong tiếng Việt?
- Vẻ đẹp của tiếng Việt trong việc kết hợp từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ để tạo ra các cách diễn đạt mới, trong thơ ca nghệ thuật?
- Làm giàu cho tiếng Việt bằng cách nào?
#3: Cách cải thiện những điểm bất hợp lý trong tiếng Việt hiện tại?
- Âm vị học!
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt!
- Thay đổi Ngôn ngữ và khía cạnh Kinh Tế Học (thay đổi chữ Viết sẽ khiến đảo lộn rất nhiều khía cạnh trong xã hội, văn hóa, văn bản, tài liệu, tri thức ... thế hệ sau sẽ không đọc được tài liệu của thế hệ trước)
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt!
- Thay đổi Ngôn ngữ và khía cạnh Kinh Tế Học (thay đổi chữ Viết sẽ khiến đảo lộn rất nhiều khía cạnh trong xã hội, văn hóa, văn bản, tài liệu, tri thức ... thế hệ sau sẽ không đọc được tài liệu của thế hệ trước)
#4: Ngôn ngữ định hướng Tư duy và Tư duy định hướng Ngôn ngữ
- Các mô hình Ngôn ngữ
- Những lỗi diễn đạt phổ biến của người Việt (ngoài mục III) Một số Từ vựng hay bị dùng sai)
- Những lỗi diễn đạt phổ biến của người Việt (ngoài mục III) Một số Từ vựng hay bị dùng sai)
-> Cách 1 ngôn ngữ ảnh hưởng tới Tư duy của người học!
Cám ơn mọi người đã đọc bài của mình nhé, bài lại dài quá rùi ^^!
Phan Phan
.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất