Lời tựa:
Thực sự mình đã khá vui đợt nghe nói bản tiếng Việt "Suy tưởng" của dịch giả Tiết Hùng Thái được phát hành, và còn giới thiệu với khá nhiều bạn trên Động. Vậy nên khi chính bản thân được đọc bản tiếng Việt ấy tự nhiên thấy có lỗi với các bạn quá, không chỉ vì bản dịch khá trúc trắc, mà quan trọng hơn là nó không làm bật lên được cái yếu tố tinh thần, thứ với mình là viên ngọc quý nhất trong cả tác phẩm. Chỉ khi ngồi lại và ngẫm, và cảm nhận cái quyết tâm, sự nghiêm túc của một vị hoàng đế La Mã trong việc rèn luyện triết, và hướng tới trở thành một con người theo đúng nghĩa "con người" - thì mình nghĩ bạn mới hiểu được con đường ý nghĩa và vinh quang này công bằng với tất cả mọi người.
Điểm quan trọng thứ hai: đây hoàn toàn là những lời tự nhủ, tự ngẫm, tự viết cho bản thân của Marcus, và ông hoàn toàn không có ý định để lại cho hậu thế. Thậm chí ông còn nhờ những người xung quanh mình đốt nó đi (lý do được nhiều người đoán là vì ông ngượng khi bản thân vẫn cần những lời tự nhủ ấy mới có thể sống tốt). Vậy nên mình tin bản dịch cũng phải cố gắng bỏ qua được tính giáo điều như thể Marcus đang nói hay viết cho người đọc, vì chỉ như thế chúng ta mới có thể thấm được những lời tự nhủ này mà thôi.
Vì những lý do đó, thôi thì lại 'nhấc mông lên và dấn bước' vào một hành trình dài, với cuốn nền tảng thứ hai của Stoicism.
Rất mong mọi người sẽ tiếp tục đón nhận, ủng hộ và góp ý cho mình nhé!
Andy Lương

Quyển 12 (2)
12. Làm sao ta có thể trách cứ thần linh. Họ không làm bất cứ điều gì sai trái, dù là cố ý hay chỉ vì ngẫu nhiên. Và con người cũng vậy, họ không làm những điều sai trái ấy một cách cố ý (mà chỉ vì ngờ nghệch và lầm lạc mà thôi. Đây là lời dạy của Socrates mà hầu hết triết gia sau ông đều thừa nhận và tán thành: không ai làm điều sai trái một cách cố ý). Không ai đáng trách, đáng bị đổ lỗi hết.
13. Sự ngờ nghệch của những người để mình bị kinh ngạc bởi những thứ xảy đến. Giống như khách du lịch ngạc nhiên về những phong tục nơi xứ lạ.
14. Là một sự kiện cần thiết không thể tránh được, hoặc một lệnh tối cao, từ Thượng đế chí tôn. Hoặc chỉ là hỗn độn, ngẫu nhiên, không mục đích, không phương hướng.
Nếu đó là một sự cần thiết không thể tránh được, tại sao ta lại phản kháng, cố cưỡng lại nó?
Nếu đó là Chúa/Thượng đế, đấng tối cao mà ta vẫn luôn tin tưởng cung kính thờ phụng, thì hãy cố sống cho xứng với sự phù hộ của Ngài.
Nếu là hỗn độn không sắp xếp, thì hãy biết ơn về việc ở giữa nơi biển cả dữ dội này ta có một tâm trí để định hướng cho mình. Và nếu cơn bão cuốn ta đi xa, hãy cứ để nó cuốn phần cơ thể, hơi thở, và những thứ khác, nhưng không phải với tâm trí. Thứ không thể bị cuốn đi.
15. Ngọn đèn sáng đến khi tắt, mà không mất đi ánh hào quang, nhưng với ta, phải chăng tất cả những phẩm cách ấy đã cạn khô quá sớm - sự thật, công lý, khả năng tự chủ tự kiểm soát?
16. Khi ai đó dường như đang gây hại cho ta (hãy thử xét):
Nhưng làm sao ta có thể chắc chắn về điều đó (tức là hành động ấy đúng là nhằm gây hại cho ta, mà không phải vì một lý do nào khác mà họ làm vậy)?
Và trong bất cứ trường hợp nào, hãy ghi nhớ:
rằng kẻ đó đã bị xét xử và kết tội - bởi lương tâm của chính hắn
(như tự móc mắt mình ra vậy)
rằng việc mong đợi một kẻ xấu không làm hại người khác thì cũng như mong đợi cây vả đừng ra quả ngọt, trẻ con đừng khóc lóc, ngựa đừng hí vang – mong những thứ chẳng thể tránh khỏi đừng xảy ra.
Họ còn làm gì khác được - với những tính cách ấy của họ?
Và nếu ta vẫn để mình tức giận, thì hãy tập trung giải quyết cơn giận của chính mình.
17. Nếu một hành động là không đúng đắn, thì đừng phạm phải nó. Nếu điều gì đó là không đúng đắn, thì đừng nói. Hãy để ta tập trung vào <...>
18. Bất cứ lúc nào, hãy luôn nhìn vào bản chất của mọi thứ - cái bản chất đằng sau vẻ bề ngoài - và làm nó lộ ra bằng cách phân tích:
Nguồn gốc, nguyên nhân
Vật chất
Mục đích
Và khoảng thời gian nó tồn tại
19. Đã đến lúc ta phải nhận ra rằng ta có một thứ bên trong mình, mạnh hơn và phi thường hơn những thứ bên ngoài ảnh hưởng đến ta và khiến ta cứ mãi xáo động như con rối.
Suy nghĩ của ta ngay lúc này? Nỗi sợ? Sự ganh ghét?
Ham muốn? Những cảm xúc như thế?
20. Không cam kết bất cứ thứ gì:
i. một cách ngẫu nhiên, không có mục đích rõ ràng; ii. vì bất cứ lý do gì ngoài lợi ích chung.
21. Rằng sớm thôi ta sẽ chẳng còn là ai cả, và chẳng ở đâu trên thế gian này nữa hết. Như tất cả mọi thứ ta nhìn thấy ngay lúc này. Hay tất cả mọi người đang sống.
Số mệnh của tất cả là phải thay đổi, chuyển hoá, và tan biến. Để những thứ mới lại được sinh ra.
22. Tất cả nằm trong cách ta nhận thức và đánh giá. Và ta có quyền kiểm soát nó. Ta có thể tránh những ngộ nhận bằng ý chí của mình, như người lái thuyền lấy mũi đất làm định hướng để đi quanh. Thanh thản, hoàn toàn bình lặng, và thả neo an toàn.
23. Một hành động dừng lại khi nó nên được dừng thì không tồi tệ hơn chỉ bởi vì nó phải dừng lại. Cũng như người gắn mình với nó vậy. Điều tương tự cũng có thể được đưa ra với một chuỗi hành động mà ta gọi là "cuộc đời". Nếu nó dừng lại khi nó nên được dừng, thì nó không tồi tệ hơn chỉ vì nó dừng lại ở đó. Và người mà đến được điểm kết thúc của con đường thì đâu có lý do gì để than phiền. Thời gian và điểm dừng được đặt ra bởi tự nhiên - bản chất tự nhiên của ta, trong một vài trường hợp (chết khi tuổi già); hay tự nhiên toàn thể, mà mỗi phần của nó, cứ luôn nâng lên hạ xuống và thay đổi, cứ thế tiếp tục làm mới thế giới luôn luôn, và giữ thế giới theo lịch trình của nó.
Không thứ gì có lợi cho cộng đồng mà lại xấu hay hoàn toàn xa lạ. Cái kết thúc của cuộc đời không phải thứ xấu xa - nó không hạ thấp chúng ta (tại sao ta lại phải cảm thấy hổ thẹn vì một hành động không tự nguyện và chẳng làm tổn thương ai?). Nó là một thứ tốt đẹp - được đặt ra bởi thế giới, thúc đẩy nó, và được nó thúc đẩy.
Đây là cách chúng ta có thể trở nên giống với thần linh - đi theo con đường của Thượng Đế, với những mục tiêu lý trí.
24. Ba thứ, lúc nào cũng quan trọng và cần thiết:
i (a). Những hành động của ta: rằng chúng không được thực hiện một cách khinh suất hay không theo công lý.
i (b). những sự vật bên ngoài: rằng chúng có thể hoặc là xảy ra ngẫu nhiên hoặc là được sắp đặt. Ta chẳng thể than phiền nếu chúng là ngẫu nhiên. Ở thái cực kia, ta cũng sẽ chẳng thể tranh biện với Thượng đế cho được.
ii. Mọi thứ là như thế nào, từ hạt giống cho đến sự chóng vánh của cuộc đời, của sự hiện hữu, và từ sự chóng vánh chớp mắt ấy đến khi linh hồn ta buông bỏ. Những phần làm nên ta đến từ đâu, và sẽ trở về đâu.
iii. rằng nếu bất chợt ta được nâng lên cao và có thể nhìn cả thế gian muôn hình muôn dạng từ trên ấy, đồng thời nhìn mọi thứ xung quanh ta (những vì sao, hành tinh khác), trong không trung và cả bên ngoài nó, ta sẽ thấy mọi thứ là nhỏ bé đến thế nào. Và bất kể ta có nhìn nó thường xuyên đến thế nào, nó vẫn sẽ luôn như vậy: luôn là những dạng thể sống như thế, với cuộc đời ngắn ngủi ấy.
Vậy thì, tự cao, ngạo mạn ... về những thứ ta đang có?
25. Loại bỏ những nhận thức sai lầm của mình và ta sẽ sống tốt (và ai có thể ngăn ta loại bỏ chúng?)
Bản tiếng Anh
Mình dùng chính bản của Gregory Hays, mình tin chính là bản ông Tiết Hùng Thái dùng cho bản dịch tiếng Việt của ông.
Tuy nhiên mình có tham khảo bản của Penguin và Oxford (hình như được dịch bởi George Long nhé):
Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)
Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)

Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
Đoạn này ý cụ Marcus là tập trung vào gì thế ạ?