Tôi cảm thấy bản thân dường như đang trở thành một phần của bộ máy

Credit: shoushu/DigitalVision Vectors/Getty
Tôi cảm thấy may mắn khi được sống tại Silicon Valley. Tôi được sinh ra ở đây, tôi được lớn lên tại đây, và giờ tôi đang làm việc với tư cách product manager tại Google. Thời tiết nơi đây khá thoải mái, tỉ lệ tội phạm thấp, các trường học được tại trợ tốt. Người trưởng thành có những công việc vừa ý còn bọn trẻ thì có nguồn cung vô hạn. Mọi người đều mua sushirritos giá 15$ và những cốc cà phê Blue Bottle giá 6$. Ngoài đường phố chạy đầy những chiếc Telsa và xe tự lái.
Đây là một nơi của những cơ hội. Nhiều người đỗ tốt nghiệp, tính cả tôi, có đồng lương 6 con số ngay sau khi học xong đại học, cộng thêm vốn sở hữu, lương thưởng, trên hết nữa là những lợi ích đi kèm. Tôi được ăn thức ăn miễn phí thỏa thích tại nơi làm việc - ba bữa chính mỗi ngày và hàng đống snack tôi muốn ăn bao nhiêu có bấy nhiêu. Có cả nơi để giặt đồ và cắt tóc. Thậm chí có cả phòng chơi bowling và leo núi.
Đây là Silicon Valley. Ai mà không muốn sống tại đây cơ chứ?
Khi tôi đang học lớp 8, trong vòng sáu tháng có đến bốn học sinh tại một trường học gần đó tự sát bằng cách nhảy xuống đường tàu. Vào năm hai tại trường cấp 3, một bạn học mà chúng tôi từng bước vào thư viện cùng nhau đã tự kết liễu đời mình. Trong năm làm senior, bất kì ai như tôi đều có một college counselor. Có một số người chi 400$/h để cho counselor edit bài tiểu luận của họ, và tôi chứng kiến những học sinh khác trả tiền để người khác làm hộ tiểu luận cho chính họ. Bạn cùng lớp của tôi khóc vì nhận A- trong một bài kiểm tra, khóc vì ảnh hồ sơ trên mạng xã hội của họ không được 100 like, và khóc vì không vào được Havard.(Tôi phải thú nhận là tôi cũng đã khóc vì không vào được trường Havard) Họ đã phải gồng mình thức đêm để sống sót cho được 7 lớp học AP và 7 hoạt động ngoại khóa, tự bỏ đói bản thân để cho phù hợp với danh hiệu "popular kids", trộm tiền cha mẹ chúng để mua quần áo hàng hiệu, và mắc phải những vấn đề sức khỏe tâm lý nghiêm trọng mà vẫn kéo dài đén ngày nay, nhiều năm sau khi đã tốt nghiệp.
Đây là Silicon Valley
Trong bốn năm học cấp 3 của tôi, chỉ có tổng cộng ba học sinh da màu và khoảng 10 học sinh Latin trong một trường học gồm 1,300 học sinh. Tại tầng tôi làm việc, nơi mà một công ty đã bỏ ra rất nhiều tài nguyên cho sự đa dạng hóa, không hề có một kĩ sư da màu hay một kĩ sư Latin. Vào năm 2017, trong số tất cả nhân viên công nghệ tại Google, chỉ có 2% là người da màu, 3% là người Latin, và 25% là nữ giới. Tại chức vụ cao hơn thì còn tệ nữa, và những chỉ số thống kê xuyên suốt Thung Lũng cũng càng tệ như vậy.
Sự thiếu đa dạng không chỉ dừng lại tại việc làm - nó hiện hữu tại mọi mặt trong cuộc sống. Mọi người đều mặc Patagonia và North Face, mọi người đều có AirPods trên tai, và mọi người đều đến Hồ Tahoe vào cuối tuần. Và mọi người đều nói chỉ nói chuyện về vài thứ tương tự: startups, blockchain, machine learning, và startups với blockchain và machine learning.
Đây là Silicon Valley.
Trong đại học nghệ thuật tự do của tôi, những cuộc nói chuyện cực kì đa dạng, từ văn học Anh Quốc tới chính sách công cộng tới triết lí đạo đức tới sự bất bình đẳng kinh tế xã hội. So sánh chương trình product management lấp đầy với những học sinh tốt nghiệp, nơi mà kể cả những cuộc trò chuyện xã hội cũng đều xoay quanh công nghệ -  bất kể khi có tin đồn về vice president mới, hay cách để "thăng chức kép" từ một product manager Level 3 đến Level 5 trong chính xác 22 tháng, hay phỏng vấn những nhà đầu tư thiên thần(t/n:angel investors, không rõ lắm ý tác giả, có lẽ là chỉ những tay lớn) uống rượu bia ở đâu vào những đêm thứ 7. (Và đúng vậy, Silicon Valley cũng có vấn đề về bia rượu và thuốc phiện). Những cố gắng để giữ cuộc trò chuyện xoay quanh về những vấn đề xã hội thường kết thúc với những khuôn mặt rệu rã và sẽ thường nhanh chóng chấm dứt. Ví dụ như, một người bạn và tôi có thảo luận về biến đối khí hậu trong nhiều lần gặp mặt, bởi đó là một vấn đề mà chúng tôi khá là đam mê. Chúng tôi đề cập đến chất lượng không khí tệ đi sau vụ cháy Camp Fire  đã tàn phá hơn 150.000 arces( khoảng 61,000 ha) đất tại Bắc California. than thở việc Google vẫn dùng chai và ống hút nhựa, và khuyến khích người khác ủng hộ cho những tổ chức bảo vệ môi trường. Và mỗi lần, chúng tôi đều được đáp lại bằng sự im lặng.

  Tiền đến từ hành động chuyển một cái nút từ màu lục sang lam.

Tại Silicon Valley, rát ít người thấy thay đổi khí hậu đủ quan trọng để chỉ mà nói chuyện, và càng ít người thấy nó đủ quan trọng để mà hành động. Vấn đề không phải là tiền đến từ đâu. Không phải "sự thành công" ở chỗ nào. Và chắc chắn không phải là do ngành công nghiệp ở đâu. Thay vào đó, tiền đến từ việc chuyển một cái nút từ màu lục sang lam, từ việc làm một app vận chuyển đồ ăn khác, và từ việc lấy thêm lượt click quảng cáo. Đó là cách mà Thung lũng và ngành công nghiệp công nghệ được thiết lập. Như Jeffrey Hammerbacher nói, một cựu giám đốc điều hành tại Facebook, theo Bloomberg, "Những cái đầu thông thái nhất của thế hệ này đang nghĩ cách làm thế nào để mọi người nhấn vào quảng cáo."
Đây là Silicon Valley
Những căn nhà được bán với giá $2,800/ft2(t/n:1ft2 = 0.09m2). Sự lên cấpvô gia cư tại Vùng Vịnh San Francisco tệ đến mức họ có những trang Wikipedia riêng. Và nó không chỉ xảy ra trong thành phố, không chỉ với "những người thất học". Vào tháng Mười Hai 2018, 4,300 học sinh tại Đại Học Bang San Jose - hơn 13% số học sinh - được báo cáo là đã từng trải nghiệm sự vô gia cư. Mức độ mất cân bằng thu nhập, tính cả San Francisco và San Jose, xếp hạng trong 10 thành phố tệ nhất đất nước và khoảng cách giữa người giàu và nghèo cứ tiếp tục tăng lên.
Vào năm 2018, San Francisco thông qua Dự luật C, một giải pháp được đưa ra để giải quyết vấn đề vô gia cư bằng cách tăng thuế đối với những doanh nghiệp lớn. Những giám đốc điều hành từ SalesforceCisco hỗ trợ giải pháp này, trong khi các công ty như Square, Stripe. và Lyft đẩy lùi giải pháp này bởi cách mà thuế có thể được thu.

Ai mà không muốn sống ở đây cơ chứ.

Một người có tranh luận rằng vài công ty tại Silicon Valley có quan tâm đến người nghèo. Nhiều công ty có những chiến dịch tặng quà thường niên. Tại Google, nhân viên được cấp cho $400 để đưa cho những tổ chức được phê duyệt, như ngân hàng thực phẩm hoặc là nơi ở cho người vô gia cư. Nhưng trong khi những nhân viên tại Silicon Valley có thể ủng hộ cho những vấn đề này, họ đồng thời cũng phàn nàn về những căn lều cắm trại trong thành phố đang "làm xấu cảnh quan", và chính họ phàn nàn về những con người mà chính họ tự nhận là mình quan tâm đến. Hơn 2,200 lời phàn nàn đã được ghi nhận, trong suốt một thập kỉ vừa qua, về người vô gia cư trên San Francisco’s Hyde Street, và những báo cáo rằng một số người vô gia cư còn bị quấy rối với cố gắng để đuổi họ.
Đây là Silicon Valley.
Nó là mọi thứ với tôi. Đó là nơi gia đình tôi sống. Đó là nơi những bạn học cấp 3 trở lại và nơi bạn học đại học đã rời đi. Đó là nơi tôi lần đầu tiên rơi vào lưới tình và là nơi đầu tiên trái tim tôi bị tan vỡ.
Đó còn là nơi bạn học cùng lớp trộm mất bài tập về nhà của tôi và lừa tôi trong những bài kiểm tra. Đó là nơi tối chứng kiến những phụ huynh đe dọa giáo viên vì họ cho con của họ một điểm B+ và thấy những giáo viên đe dọa những trung tâm gia sư vì truyền ra những bản copy bài kiểm tra cũ. Đó là nơi những người bạn tự làm tổn thương mình, tự chuốc thuốc bản thân, và thậm chí là tự kết liễu đời mình. Đó là nơi những người tôi quen thuộc cố gắng phá hủy những mối quan hệ, điểm số, và sự nghiệp của tôi.
Đó là nơi mọi thứ đều xoay quanh networking. Đó là nơi mọi người muốn gì đó từ bạn, và bạn sẽ không bao giờ biết ai đó sẽ phản bội bạn vì họ muốn thứ gì đó từ ai khác hơn nữa.

Nó là mọi thứ đối với tôi. Nhưng tôi không còn coi Silicon Valley là nhà nữa.

Silicon Valley không còn là nhà tôi nữa. Tôi cảm thấy bản thân được truyền cảm hứng bởi những bong bóng công nghệ. Tôi thấy bản thân chuyển sự chú ý sang tiền và quỹ đạo sự nghiệp hơn là phục vụ cho những người đang cần sự giúp đỡ tại địa phương và quốc tế, và tôi thấy bản thân được tán dương và phù hợp bởi nó. Tôi cảm thấy bản thân dường như đang trở thành một phần của bộ máy. Sống tại đây, tôi nhìn lại những kinh nghiệm học cấp 3 của tôi chất chứa đầy tiếc nuối và giận dữ. Cuộc khủng hoảng tinh thần tại các trường cấp 3 tại Silicon Valley càng ngày trở nên tồi tệ hơn. Tôi suy nghĩ về tác động tiêu cực của mạng xã hội lên sức khỏe tinh thần mà bạn tôi và tôi đã phải chịu đựng tại trường cấp 3 và thật nực cười rằng những con người đó giờ lại làm việc tại Facebook.
Tôi được dạy rằng trong mọi trường hợp tồi tệ(T/N: nguyên văn là "shitty situations") đề có 3 lựa chọn: bạn có thể phớt lờ trường hợp đó, hoặc bạn có thể thử cải thiện nó, hoặc bạn có thể rời đi. Cố gắng cải thiện tình hình là một ý tốt khi bạn cảm thấy có một hi vọng nhỏ nhoi nào đó có thể khiến nó tốt hơn. Và rời đi là tốt nếu bạn nghĩ rằng mọi thứ sẽ không thay đổi và bạn chẳng biết phải làm gì.
Tôi không biết phải làm gì cả. Từ khi chuyển về, tình trạng trầm cảm của tôi trở lại sau 4 năm gián đoạn, cùng với lo âu, một sự thất vọng lớn dần đối với nhân loại, và với những dòng trạng thái tìm "bạn" và đồng nghiệp giả tạo, tự mãn.
Vậy nên, tôi rời đi đây. Nhưng tôi mong rằng mình sẽ trở lại đây vào một ngày nào đó.
Tôi mong mình trở lại một Silicon Valley khác. Một Silicon Valley có quan tâm đến sức khỏe tinh thần học sinh mình. Một Silicon Valley không chỉ cố gắng tạo nên sự đa dạng, nhưng còn được vây quanh bởi nó và được tán dương và còn trở thành những tỷ dụ., không chỉ là với con người, và còn với lối sống và những cuộc trò truyện và những mối quan tâm. Một Silicon Valley nơi con người nhận ra cuộc sống trong mơ là từ việc se chia với những xon người khác, một Silicon Valley gồng mình giúp đỡ những người mà họ đã tổn thương.
Quan trọng nhất, tôi hi vọng được trở lại một Silicon Valley nơi con người thực sự quan tâm lẫn nhau và muốn làm cùng nhau với việc thực sự giúp thế giới chúng ta đi lên, ngay cả khi nó không tăng những cú click quảng cáo.
Dịch: Nguyễn Tuấn