Dạy Văn hay dạy cho học sinh thành những chiếc máy "tuôn chữ"?
Sắp thi THPTQG mà vẫn viết một bài...
Dạo những ngày gần đây, càng gần kì thi THPTQG thì càng nhiều bài báo của các năm trước bị đào mộ lại. Trong đống hổ lốn đấy lại tồn tại những bài khen và vinh danh những học sinh có điểm cao. Có lẽ người ta đăng những bài như vậy để khuyến khích học sinh năm nay cũng điểm cao? Hay đơn giản là chỉ đăng bài để thu góp lại những gì thừa mứa và không cần thiết của một kỳ thi mà tính chất của nỏ là để xét đầu vào của các trường đại học, hoặc ít ra cũng để cho người ta cầm cái tấm bằng cấp 3 đi xin việc.
"Viết văn được 21 tờ (hoặc 21 trang gì đấy) trong vòng 120 phút (hoặc 90 phút gì đấy) - bí kíp của thủ khoa 9,75 văn là gì?"
Bạn chẳng lạ, bạn thấy nó còn bình thường khi người ta tôn vinh những chiếc máy viết với sức viết khủng.
Viết văn được 21 tờ (hoặc 21 trang gì đấy) trong vòng 120 phút (hoặc 90 phút gì đấy) - bí kíp của thủ khoa 9,75 văn là gì? |
Ảnh bởi
Aaron Burdentrên
UnsplashNếu trong vòng 120 phút một tác giả có thể viết được một cuốn tiểu thuyết có giá trị thì hay biết mấy. Nếu 120 phút cả thế giới cùng viết và đưa ra được một thiên truyện, hùng ca, những tiểu thuyết lịch sử sánh ngang với Tam Quốc thì hay biết mấy. Nhưng họ vẫn mất cả nghìn năm, cả triệu năm. Và thậm chí người ta không đưa chắp bút chỉ tay để tuôn ra những từ ngữ, câu văn.
Viết nhiều là tốt. Viết nhiều chưa chắc đã được điểm cao. Nhưng ai viết nhiều sẽ được tôn vinh và có cảm tình. Mặc định viết 1 tờ sẽ không được 9 điểm?
Những cái máy tuôn chữ lại tiếp tục tuôn, tuôn mãi, tuôn nữa, tuôn đến tận cùng xứ sở. Nhưng những chiếc máy chạy "văn" đó lại đi chọn kinh tế, lại đi chọn kỹ thuật, truyền thông. Thay vì những thứ họ đang làm tốt. Có thể là họ giỏi và họ có thể đảm đương tốt hơn ở những ngành khác? Nhưng tại sao một sự mất cân đối nghiêm trọng vẫn xảy ra ở những ngành học về xã hội nhân văn? Rằng khoa học xã hội - nhân văn còn không phải là khoa học? Những viện nghiên cứu chỉ toàn những tiến sỹ, giáo sư đại thụ cằn cỗi thay vì những cậu cô thanh niên? Việc nghiên cứu về con người không quan trọng? Hay vì một sự thật rằng nếu họ theo đuổi những ngành này thì họ chẳng có một tương lai tốt hơn. Thậm chí không có một viễn cảnh đủ đẹp để níu kéo những người thực sự tốt, huống hồ gì những con người bình thường để dấn thân.
Những chiếc máy chữ viết những điều sáo rỗng, như thể không phải họ viết vậy. Như thể có một người nào đó, cầm tay họ, uốn nắn những dòng tuyệt đẹp, viết lên những thứ họ còn không có, họ còn mơ hồ. Họ cứ viết lên những bài văn, những câu từ vô nghĩa, những thứ mà chắc có lẽ, nếu họ đọc lại họ còn chẳng nhớ mình đã viết những gì.
Họ viết như bị sai khiến, bị giật dây, như những chiếc máy nhúng mà chỉ thực thi một thao tác là viết những thứ vô giá trị.
Họ viết như bị sai khiến, bị giật dây, như những chiếc máy nhúng mà chỉ thực thi một thao tác là viết những thứ vô giá trị. |
Ảnh bởi
Marco Bianchettitrên
UnsplashNgười ta có thể phản biện tôi rằng, viết là một quá trình sáng tạo và phải viết nhiều mới có xác suất xuất hiện sự sáng tạo. Nhưng viết theo khuôn mẫu là sáng tạo? Viết theo luận điểm cho sẵn là sáng tạo? Quan điểm hình thành bởi giáo dục là sáng tạo? Và mình bê y nguyên những quan điểm đấy vào có thật chăng là sáng tạo?
Hãy tưởng tượng, bạn đi vòng quanh sân nhà. Bạn đi chăm chỉ miệt mài, thâu đêm suốt sáng. Bạn liệu có tìm được gì ngoài đống cỏ, rêu?
Viết nhiều nghiễm nhiên không được điểm tuyệt đối nhưng sẽ được ưu ái điểm cao.
Và nổi cộm lên việc cách người ta biến những người điểm cao thành thần đồng, thành thánh nhân thực sự có ích gì hay sao? Có thể họ giỏi thật (ừ giỏi mới được điểm cao) nhưng liệu làm như vậy có khiến cho mặt bằng chung giáo dục đi lên không? Xét ở khía cạnh nhân tài trị thì một tư duy phổ biến thường xuất hiện chính là "những người tài thì sẽ nhận được thứ tốt nhất". Về mặt thực tế, thực tế này dường như tồn tại từ trước khi cái khái niệm "nhân tài trị" kịp ra đời. Những người đỗ khoa bảng ở các kì thi xưa đều được trọng dụng và làm quan trong triều. Việc ghi nhận thành tích và vinh danh những người như thế không hiếm, văn bia tiến sỹ ở Quốc Tử Giám là một ví dụ. Nhưng đối với kì thi THPTQG, liệu nó có phải một điều đáng tự hào?
Còn nhớ hồi tôi rất nhỏ, độ khoảng 5-6 tuổi. Trong cơ quan mẹ tôi, mọi người dường như rất "quan trọng" điểm đại học của con cái nhau. Con cái như là bộ mặt của cha mẹ, điểm số, thành tích của con cái nghiễm nhiên là của cha mẹ (dù phần lớn họ chỉ mới trải qua những trình độ đào tạo trung cấp, cao đẳng như mặt chung của thời họ). Và còn ti tỉ thứ khác để so sánh giữa các bậc phụ huynh nhưng điểm đại học luôn luôn là một tiêu chí để đánh giá liệu con anh có thực sự giỏi hơn con tôi hay không. Và cứ như thế, nượm nượp người ôn thi, học để khẳng định cho cha mẹ của người khác thấy, tôi không dốt hơn con ông như cách ông bảo với bố mẹ tôi. Và họ quên đi mục đích của việc đi thi. Họ chẳng màng chuyện học đại học và có lẽ, nếu họ có đậu thì họ lại lôi điểm số ra so bì với nhau như một cuộc đua không hồi kết vậy. Một cuộc sống mịt mờ ở đại học nhưng họ vẫn "lạc quan" và rồi bị sốc một cách triệt để với lối "học thật sự".
Cuộc sống bản chất là sinh và tử, nó quá nhàm chán nên con người ta nghĩ ra những cách thức, phương tiện khác nhau để làm nó có ý nghĩa. Là những hành động tưởng chừng như vô dụng là thứ khiến cuộc sống có ý nghĩa?
Có người tin vào tôn giáo, có người tin vào thuốc phiện. Còn bố mẹ tôi tin vào giáo dục như một "tôn giáo", như một liều thuốc trị cho cơn đau của thời đại và sự khắc nghiệt của cuộc sống.
Sinh con là cho đi, không nhận lại.
Có những người coi đó là kim chỉ nam.
Sinh con là cho đi và nhận lại.
Còn lại đây là một số khác.
Chẳng ai đúng và chẳng ai sai trong câu chuyện này cả. Chỉ có trách nhiệm được điểm cao nằm ở con cái và kỳ vọng nằm ở phụ huynh. Khi cả hai điều ấy đều tương giao ở một nút giao, có lẽ nó sẽ tạm thời khoả lấp sự "đói" đang cồn cào trong ví tiền của họ và con cái sẽ thực hiện được trách nhiệm của mình khi được sinh ra? Như thể một người nào đó trên thiên giới giáng trần và giao cho họ những nhiệm vụ khác nhau và tự làm cho cuộc sống có ý nghĩa vậy.
Một thời kì mà họ sinh ra, trải qua bao cấp, khi mọi người bị cào bằng với những nền tảng về vốn như nhau. Trước đó nữa là cải cách ruộng đất khi mà mọi người được đặt về điểm xuất phát. Nhưng bất công vẫn luôn hiện hữu thông qua sự chênh lệch năng lực lao động và lòng đố kí của con người. Sau đó những người phụ huynh kia phải trải qua một cú sốc, khi nền kinh tế thị trường đã thâm nhập vào xứ xã hội chủ nghĩa. Khiến cho họ trải qua một cú sốc về năng lực khi những người chỉ ngày hôm qua ở kia chờ quả cam, miếng thịt đã bây giờ thành những đại gia kếch xù, có một cuộc sống xa hoa. Khi những người còn đang ngồi kia đã trở thành một người xa lạ hoàn toàn. Một cú sốc thời đại được mang tới từ quả "bong bóng" chênh lệch năng lực đã vỡ tung là một sự lạc lối trong tư duy của họ.
Và con cái như là một liều thuốc gây nghiện cho họ, họ kỳ vọng vào con cái, họ kỳ vọng vào những thứ họ đã bỏ lỡ trong cuộc sống.
Và nó là áp lực đặt lên vai con cái họ. Những người chưa từng mong hay yêu cầu được sinh ra để tiếp nối cái "di sản" được cha mẹ để lại.
Một cuộc đua "công bằng" lại được bắt đầu. Ngoại trừ sự chênh lệch năng lực và nền tảng gia đình thì nó công bằng! Mọi người bình đẳng... được đi thi.
Nhân dịp này sắp thi. Hi vọng các sĩ tử 2005 có được kết quả tốt nhất, có thể điểm thi và ngành không được như kì vọng nhưng tương lai các bạn sẽ có ngã rẽ riêng khác tốt hơn. Tôi đậu rồi nên không quan tâm lắm, cố lên các bạn.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Loneliness
Tôi tưởng mình tôi nghĩ như này 🙂 đồng quan điểm, t chả thấy ý nghĩa gì từ việc học nghị luận văn học, suốt ngày thơ ca hồi ký, bản thân văn bản đã nhàm chán xong cô dạy còn chơi quả đọc chép muốn học sinh niệm kinh thay vì tự tay hướng dẫn mà bức bối, làm t đến giờ vẫn không thể tự mình tạo ra bài cảm tưởng văn học mà không cần học thuộc 🙃với lại bản thân mấy bài văn mẫu nghị luận văn học t đọc qua hay có kiểu tung hô bất chấp, đào đào từng tí một trong văn bản rồi suy diễn sâu xa đủ thứ nhìn vừa điêu vừa chối, ớn vãi chưởng, vừa sáo rỗng tâng bốc vừa dở hơi.
- Báo cáo

No One
Thật sự thì việc học Văn học thì nên đúng mục đích của nó là "bồi dưỡng và cảm nhận cái đẹp" của câu từ và ý nghĩa nhân sinh của nó. Căn bản tôi không có ý kiến gì về mục đích này vì bồi dưỡng cảm nhận thẩm mỹ là điều cần thiết cho một xã hội văn minh. Song tôi thấy việc "đọc sẵn luận điểm - chép" không phải là phương pháp đúng. Đáng ra nó nên là điều được giảng dạy một cách nghiêm túc, có hệ thống chứ không phải đối phó và qua loa một cách bấp chấp. Đó là lí do vì sao người VN đôi khi hơi vô cảm và khó có thể giải bày ý kiến chứ huống chi cảm xúc vì họ được dạy văn thụ động thay vì chính bản thân họ đi tìm cho mình chính kiến, sự thật. Nhưng có lẽ hệ thống như vậy lại vẫn phù hợp với đất nước. Song, hiện tại vẫn có các trường chuyên với những con người có khả năng viết được và cảm thụ được tốt nên tôi nghĩ vấn đề nó sẽ nằm ở thời gian trước khi đa số có thể cảm thụ thôi. Mấy hôm nay có cái bạn trường chuyên gì đấy được 21 tờ mà bị công kích dữ dội quá nên tôi thấy cũng không nên, vì người ta ở trường chuyên và còn là thủ khoa thì cũng đã là tài năng rồi.
- Báo cáo

Loneliness
À vụ bạn trường chuyên đó người ta viết đc bao nhiêu đó là quyền người ta chứ bọn người ngoài mắc mớ gì có quyền công kích, công kích mấy cái vớ va vớ vẩn trông dở hơi chúa. Nhưng mà sao hệ thống đối phó lại phù hợp với đất nước?
- Báo cáo

No One
Ý kiến cá nhân của mình là do hệ thống đó là cái based mindset của một thời kì rồi. Ờ thời kỳ bao cấp và hậu bao cấp, công việc của mỗi cá nhân được cử theo đơn vị cũng như cách đánh giá công việc cho người như những cỗ máy. Đương nhiên người ta từ đó cũng nảy sinh nhiều cách để đối phó với cái hệ thống "đóng hộp" như vậy. Và các trường học phục vụ mục đích đào tạo lao động phổ thông như cấp 3 sẽ tạo ra một nguồn nhân lực đủ để đáp ứng mục đích "đạt được chỉ tiêu".
- Báo cáo
Linh2704
Nhìn mấy đứa bạn học để thi sợ thật sự luôn,chắc ngày học 12 13 tiếng,mình là 2k5, nhưng khác với đại đa số các bạn hiện tại mình không hề đặt nặng việc học mà chỉ hưởng thụ cảm giác học,cảm giác làm được bài,đạt điểm cao,vì thế nên stress trong việc học chưa khi nào xuất hiện trong đầu mình,nhiều người thấy thái độ mình như thế thì nhầm lẫn thành lười học,nhởn nhơ,lúc này là 1 ngày trước kỳ thi thpt quan trọng nhất đời của nhiều bạn thì mình vẫn bình thường,vẫn sinh hoạt,ngủ nghỉ,tập thể dục,đọc sách,xem phim,đi ba xàm ba láp như mọi ngày 🫠
- Báo cáo

No One
Mình cũng 2k5 này. Mỗi người có một cách tiếp nhận và nhìn nhận vấn đề khác nhau nên có thể đối với người này nó như một cột mốc để dồn tâm huyết nhưng có những người giữ vững phong độ mới khiến họ thoải mái. Mình cũng giống như bạn, không biết bạn đã đậu phương thức nào chưa? Còn đối với mình cũng giống như bạn về cách sinh hoạt và thoải mái như hàng ngày, căn bản như thế mình mới đạt được "cực đỉnh" phong độ được.
- Báo cáo
Linh2704
@The Rgos mình có đậu nguyện vọng 2 của mình bằng điểm đgnl,xét về tổng thể thì trường đó cũng hàng top của HN rồi,nhưng nguyện vọng 1 của mình là vào IT HUST thì chưa,sắp tới 8/7 thi tư duy và mình đang cố học,thi THPT thì điểm mình khá thấp,loanh quanh 27 đổ lại khá là khó để vào IT HUST,cảm nhận 12 năm học của mình giống như bạn nói,giữ vững phong độ,ổn định lối sống với kỷ luật và cố gắng tốt hơn chứ không học dồn,học ép
- Báo cáo

No One
Mình thì đỗ FTU ngành mình đang theo đuổi rồi nên hiện tại cũng đã giải toả phần nào. Còn với bạn thì cố lên nhé! Mình tin bạn sẽ làm được thôi, cứ bình tĩnh và đạt mục tiêu của bản thân nhé! Mình cũng cùng tuổi nên nếu bạn có gì chia sẻ về lối sống, tư duy thì có thể trò chuyện với mình qua Facebook: https://www.facebook.com/wthnhdt/ hoặc các phương thức khác nếu muốn nhé!
- Báo cáo

Peace_LT
[Đã xóa]

No One
Ý của tôi không hẳn là viết ngắn gọn và súc tích mà ý của tôi là viết đúng những thứ cần thiết và không cường điệu hoá những thứ dư thừa. Song văn chương ngôn từ hoàn toàn là tương đối và không thể nào đoán định được. Cái mạch cảm xúc trong văn chương khiến nó khác biệt, tuy nhiên, đó là văn chương nghệ thuật. Còn với văn chương cảm thụ thì việc nhìn nhận cái đẹp đúng đắn đặt lên trước rồi những thứ tràng giang đại hải có thể ở đằng sau. Những bạn học sinh chuyên, HSG, HSG quốc gia làm tốt điều này vì họ có nền tảng, kiến thức. Còn phạm vi tôi nhắc đến là kì thi THPTQG, thứ vốn dành cho phần đa, số đông. Tôi cũng là một người yêu văn chương, thích đọc sách và tìm hiểu về văn, sử, chính trị, triết học nên tôi có thể hiểu được sự gác lại của bạn như một nút thắt lại. Nhưng mà học không phải là một cột mốc để thi hay đạt được mà nó là chuyện suốt đời để tìm ra chân lý, thẩm mỹ theo cách đúng đắn của riêng mình. Cảm ơn bạn vì bình luận!
- Báo cáo

Loneliness
Nếu học văn tốt từ thời cấp 2 thì lên cấp 3 bồ có thể theo khối D mà, đâu nhất thiết phải chạy theo cho giống bạn bè.
- Báo cáo