1. Tiền từ đâu ra?

Tiền là phương tiện trao đổi giá trị.

Tiền chỉ có giá trị khi có người tin là có thể cầm nó đi đổi được những cái có giá trị thực sự (đồ ăn, mặc, nhà ở...). 
Thay vì người ta cầm đồ vật đi trao đổi lại với nhau thì chỉ cần cầm tờ giấy (tiền) đi sẽ tiện hơn rất nhiều. Trước năm 1971 tiền được đảm bảo bằng vàng thật (chế độ bảng vị vàng), sau đó tiền là 1 tờ giấy, giờ tiền là 1 con số trong ứng điện thoại. 
Giờ có thể dùng số 10,000 trong tài khoản để đổi lấy 1 cái bánh mì.
Từ đó, ai sản xuất tạo được nhiều giá trị hơn thì đổi ra được nhiều tiền hơn, tài khoản trong điện thoại có nhiều số hơn.
Vậy cần biết những gì có giá trị thực sự để bỏ tiền, thời gian vào. Người ta đầu tư (thời gian, tiền bạc) vào cái gì người ta thấy là quan trọng.
"Điều gì xảy ra với một người, nếu suốt cuộc đời tài sản họ tạo ra ít hơn tiêu sản?"

Nhưng tiền ở đâu mà đầu tư? 

Có nhiều cách để tăng con số trong tài khoản ngân hàng: tiết kiệm, vay tiền...(có nhiều loại nguồn vốn trong bảng cân đối tài chính)
Vậy vay nợ hay tiết kiệm?
Đặc điểm của vay nợ và tiết kiệm:
- Tiết kiệm: Lâu, không tăng kỹ năng
- Vay nợ: Nhanh, cần nhiều kiến thức để thuyết phục được ngân hàng
    Có 2 loại nợ
        1. Nợ xấu: Tự vay tự trả
        2. Nợ tốt: Có cái khác nó trả hộ mình (ví dụ căn nhà cho thuê)

2. Đầu tư và mua bán

Theo định nghĩa trong kế toán thì khi nào thời gian mua và giữ 1 món đồ lâu hơn năm thì đó mới là 1 khoản đầu tư.

Một vài lầm tưởng về đầu tư:

1. Mua, giữ và cầu nguyện không phải là đầu tư
2. Đầu tư vì mục đích tạo dòng tiền thay vì chỉ đi mua và bán
- Vì có dòng tiền dương hàng tháng nghĩa là đang tạo được 1 giá trị nào đó
- Tư tưởng mua để giữ là chính, tất nhiên vẫn có thể bán để đổi sang giữ cái khác.
3. Phân biệt giá cả và giá trị
Tầm này thì mua tài sản của mấy người muốn bán đi để chơi bitcoin, khả năng cao là món đó sẽ có giá trị > giá cả.
4. Không cần tiền mới đầu tư được
- Việc của ngân hàng là cho vay, lời hơn lãi suất ngân hàng thì đi vay mà đầu tư.
- Ngân hàng có cho vay để mua cổ  phiếu, bitcoin hay trade forex không nhỉ? Thấy trên facebook lời cao lắm.
5. Lợi nhuận được tạo ra khi mua, chứ không phải khi bán (Dễ nhầm sang công việc mua bán)
6. Bỏ trứng vào 1 giỏ và trông cái giỏ đó thật cẩn thận. Không thể bỏ vào nhiều giỏ vì rất khó kiểm soát và không tăng kiến thức, kinh nghiệm.
Ví dụ bỏ tiền vào mã Index sẽ ổn định hơn nhưng không tăng được kiến thức, kinh nghiệm.

3. Đầu tư vào đâu?

Đầu tư thì cần chuẩn bị gì?

1. Kiến thức tài chính, cách đọc báo cáo tài chính
Học với course trên youtube, coursera, udemy sẽ chỉ mất vài tiếng. Không cần biết cách lập chi tiết, vì chỉ để đọc và hiểu.
2. Kiến thức chuyên môn, pháp luật...
Ví dụ muốn đầu tư vào 1 căn nhà cho thuê thì cần có kiến thức để biết căn nhà đó như thế nào? Thay vì chỉ nghe từ người môi giới.
Người môi giới là người môi giới, ít người có đủ kiến thức chuyên môn. 
3. Khoản tiền dư
Tiết kiệm, vì nếu chưa có kinh nghiệm thì chả ai cho vay cả.

Cổ phiếu, bitcoin...

Đây là tài sản tồn tại theo dạng niềm tin, còn tin là còn có giá trị. Niềm tin biến động → giá cả biến động luôn.
Với mình thì không thích đầu tư vào cổ phiếu, hay bitcoin bởi 1 vài lý do sau: 
- Mình chưa đủ kiến thức để kiểm soát nên cảm giác giống như đưa tiền cho người khác tiêu hộ vậy.
- Lợi nhuận khá thấp nếu đầu tư dài hạn theo kiểu chia đều trứng, và vẫn là không biết tiền mình đi đâu, ai đang tiêu tiền mình (mấy người mà tạo ra tờ giấy cổ phiếu xong đổi được thành tiền ấy)
Mình làm việc ở công ty A, vậy thì liệu tiền mình ném vào cổ phiếu của công ty A có phải được dùng để trả lương cho mình hay không? Tốn quá nhiều thời gian để đổi lấy con số trong tài khoản ngân hàng, xong lại trả lại nó?
- Đầu tư theo kiểu giữ cổ phần công ty để lấy cổ tức thì lại không đủ tiền :( 
- Còn ngắn hạn thì lại là một công việc OT thuần mua bán chứ không phải đầu tư. Kiểu này rất mất thời gian và công sức, rồi ngày nào cũng lên sàn check giá thì khá là đau đầu, sáng dậy thấy giá giảm thì kiểu: tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn.

Lãi tiết kiệm?

"Một đứa trẻ mẫu giáo cũng biết gửi tiết kiệm" - Robert Kiyosaki
Bởi khi tiết kiệm là không tự giữ tiền, nhờ người khác giữ hộ, thì lúc đó tất nhiên phải trả công cho người giữ hộ nữa.
Ví dụ ở đây là nhờ ngân hàng:
- A gửi: 100 đồng vào ngân hàng
- B vay: 100 đồng từ ngân hàng
- B dùng 100 đồng để trả lương cho A trong 1 năm tiếp theo
- Bản chất là A tự trả lãi? 

Một khoản đầu tư tốt

Một khoản đầu tư tốt là gì?
Không quan trọng đầu tư vào cái gì, một vài yếu tố chung cần xem xét trên bất kì khoản đầu tư nào:
1. Lợi nhuận hàng tháng: ổn định? tăng nhanh? từ đâu đến?
2. Cách quản lý: thời gian, chi phí
3. Thời gian hồi vốn
4. Xử lý rủi ro
5. Cách phát triển, cải thiện, tích hợp
6. Hợp pháp hay không, có ích cho xã hội hay không
Vân vân...
Chú ý nhất là phần thời gian quản lý. Nếu tự bỏ thời gian hàng ngày để duy trì thì nó lại thành 1 công việc OT, tự mua việc cho mình.
Ví dụ 1 khoản đầu tư I: 
(I có thể bất cứ cái gì: 1 trang blog chạy quảng cáo kiếm tiền, 1 trang youtube, 1 ứng dụng điện thoại, 1 fanpage facebook, 1 shopee store, 1 shopify store, 1 ngôi nhà để cho thuê, 1 khách sạn, 1 công ty...)
Hàng tháng
- Lợi nhuận: 10 đồng
- Chi phí quản lý: 3 đồng
- Chi phí cho rủi ro: 2 đồng (bảo hiểm cho tài sản)
- Chi phí khác: 1 đồng
-> Lãi ròng : 10 - 3 - 2 - 1 = 4 đồng
Nếu vay ngân hàng được số tiền P đồng để mua lại tài sản I.
P là bao nhiêu sẽ không quan trọng bằng số tiền phải trả ngân hàng hàng tháng là bao nhiêu.
Nếu trả lãi ngân hàng hàng tháng < 4 đồng thì đây là 1 khoản đầu tư tốt về mặt tài chính. Miễn là có khả năng trả lãi ngân hàng, thì 4 đồng hay 40 đồng cũng không khác nhau.
Ví dụ 1 tài sản hiện tại của bố mẹ mình: 
Hàng tháng:  
- Thu nhập: 100 triệu (lương từ 160h đổi sức lao động)
- Phí duy trì: 80 triệu (ăn, ở...)
- Chi phí cho rủi ro: 20 triệu (tiền bảo hiểm sức khỏe, thuốc bổ...)
➡ Lợi nhuận = 0. Có đem bán thân cũng không ai mua :( 

4. Đầu tư không rủi ro?

"Đầu tư để tìm hiểu về rủi ro và cách quản lý chứ không phải là né tránh nó. Và đầu tư càng nhiều sẽ giúp nâng cao kinh nghiệm và hiểu biết nhanh hơn là đưa tiền cho người khác dùng." - Robert Kiyosaki
Đầu tư không rủi ro, mà thiếu kiến thức về lĩnh vực mình đang đầu tư mới là rủi ro.
Ví dụ 1 blogger đầu tư mua lại 1 trang wordpress thì có thể kiểm soát được dễ dàng. Còn đối với 1 người chưa tạo 1 blog bao giờ thì lại là rủi ro.
Đối với "cá mập" thì kiểm soát cả công ty thậm chí còn dễ hơn là tự kiểm soát 1 cái blog wordpress.
Ví dụ hiện tại mình có 1 tài sản là bản thân, muốn nó đem lại dòng tiền hàng tháng (chứ không phải để sau này bán đi với giá cao hơn) thì quản trị rủi ro bằng cách:
- Bỏ thời gian: những giờ tập thể dục, nghỉ ngơi
- Bỏ tiền: ăn, uống, bảo hiểm

Bạn suy nghĩ thế nào về đầu tư?