"Các trò giỏi đừng tưởng là do năng lực của mấy trò. Đó là năng lực của bố mẹ các trò…."
Đến tận giờ phút này, ở tuổi 25, tôi vẫn chưa thể nào quên được cơn ác mộng mà mình từng trải qua 10 năm trước. À không, thật ra thì...
Đến tận giờ phút này, ở tuổi 25, tôi vẫn chưa thể nào quên được cơn ác mộng mà mình từng trải qua 10 năm trước. À không, thật ra thì cơn ác mộng đấy vẫn kéo dài suốt 10 năm qua, chỉ là sự chịu đựng của bản thân tôi, sự bất lực của phụ huynh, và sự tiếp tay của các cá nhân, đoàn thể liên quan đã được đẩy lên một tầng cao mới mà thôi. Cơn Ác mộng ấy mang tên là...

Ắt hẳn các bạn nhấp vào bài viết cũng vì title? Các bạn nghĩ rằng câu nói đấy là một sự trào phúng mà mọi người thường hay nói với nhau?
Không! Câu nói đấy xuất phát từ một giáo viên dạy văn, với cương vị trưởng bộ môn tại một trường cấp 2 ở Nha Trang, Khánh Hòa.
Đọc thêm:
Giáo dục hay là sàn đấu giá điểm số?

Câu chuyện bi hài bắt đầu từ đây. Với việc xét điểm số và hạnh kiểm suốt 4 năm thì các bạn nghĩ quyền sinh sát nằm trong tay của ai?

Đương nhiên là Giáo viên chủ nhiệm. Theo như lời của chị tôi, Giáo viên chủ nhiệm là ông, là bà, là thánh thần thiên địa, là vầng thái dương tỏa sáng trên cao mà không một ai dám đắc tội hết. Giáo viên đi bên trái, không ai dám ngó bên phải, giáo viên hắt hơi 1 tiếng là từ học sinh đến phụ huynh xám cả mặt.
Giáo viên của cháu tôi lập cả facebook, add toàn bộ phụ huynh vào group "hội phụ huynh lớp 7/x" và cứ mỗi ngày đều đặn cô đều có newfeeds về việc em A, em B, em C làm này làm nọ ở lớp. Cô có cắm "mắt thần" trong lớp nên nhất cử nhất động đều không qua nổi mắt cô. Brace yourself kids, họ có thể là bất kì ai, có thể là thằng bạn thân nối khố, có thể là em gái xinh đẹp bàn bên, mà cũng có thể là mối tình thân thương tuổi học trò của mấy đứa ...
Tổ sư đứa nào méc cô tao ăn trong lớp ngày xưa!
-Nguyễn Bảo Trung-
Đọc thêm:
"Mắt thần" thì cũng là người, cũng bị ảnh hưởng bởi cảm tính, cũng có thích có ghét. Mà hễ bị "Mắt thần" ghét thì xác định tinh thần bị giáo viên chủ nhiệm nhắn tin gọi điện tra tấn phụ huynh ngày này sang ngày khác đi.
Và đây là lý do thôi thúc vì sao tôi viết bài viết này. Là vì đứa cháu gái lớp 7 của tôi đang bị kẹt giữa 2 làn đạn, một từ giáo viên chủ nhiệm, một từ phía cha mẹ. Không có một ngày nào giáo viên chủ nhiệm không nhắn tin cho mẹ con bé. Đã thế vừa nhắn tin cho mẹ được 1-2 tiếng thì sẽ gọi điện trực tiếp cho ba con bé để mắng vốn. Lý do cũng toàn các lý do chung chung, như "nói chuyện trong lớp" mà không một ai có thể kiểm chứng cho điều đó. Còn đối với trường hợp nào có thể kiểm chứng, gia đình cháu đều đã kiểm chứng rằng giáo viên chỉ đang tồi tệ hóa tình hình đi, và khủng bố tinh thần cả gia đình lẫn học sinh. Ở vào độ tuổi 14 thì liệu có đứa trẻ nào có thể im thin thít từ đầu đến cuối 1 buổi học kéo dài 4 tiếng mỗi ngày!? Gia đình đâu hề cho cháu đi học Sign language?! Nó có thể nghiêm trọng đến mức độ bị tra tấn hết từ ngày sang ngày khác, và trở thành lý do để đánh giá hạnh kiểm trung bình, kém hay không?! Nhưng biết thì biết thế thôi, chứ cháu vẫn phải ăn đòn nhiều và cả tháng nay gia đình chao đảo.
Chắc tại hồi 20/10 chị "đi" cho giáo viên ít quá.-Chị vợ tôi-
Bố mẹ ít tiền thì con khổ.

Giáo dục là nỗi đau khổ cho ví tiền cha mẹ. Ngay từ đầu năm mới vô đã phải đóng một mớ các khoản phí muốn tái mặt tái mày rồi. Và có cái khoản tiền gọi là quỹ "hội phụ huynh" mang tính chất là "tự nguyện" và được quản lý bởi Hội Phụ Huynh. Tiền quỹ này đóng mỗi học kỳ, nếu hết sẽ phải đóng tiếp, và thường dao động từ 500.000 - 1 triệu. Mỗi khối gồm 12 lớp x 4 khối = 48 lớp. Mỗi lớp 45 học sinh. Tạm cho rằng mỗi học sinh đóng 500.000.
Vậy vị chi quỹ hội phụ huynh toàn trường cho mỗi học kỳ sẽ vào khoảng:
500.000 x 45 x 48 = 1.080.000.000
1 tỷ 0 trăm 80 triệu Việt Nam đồng.
Số tiền này theo như thông báo của hội phụ huynh thì sẽ được dùng cho các khoản:
_Quỹ khuyến học
_Quỹ đóng góp thiên tai lũ lụt (ơ thế quái nào cháu mình về xin tiền đóng ủng hộ bão lũ nhỉ).
_Tặng quà cho các thầy cô nhân các ngày lễ.
_Sắm sửa vật dụng đóng góp cho trường.
Nhưng theo như nguồn tin từ cô của tôi, vốn là 1 thành viên cốt cán trong hội phụ huynh trường thì quỹ này còn được dùng để đi du lịch, ăn uống chung chi vân vân mây mây. Bởi vì cô của tôi làm trong hội phụ huynh nên có "nhiệm vụ" phải dẫn đoàn đưa các thầy cô đi tham quan du lịch ăn uống. Địa điểm du lịch cả trong nước lẫn ngoài nước, và ở Resort chứ không phải khách sạn thường đâu. Thêm vào đó cứ mỗi cuối tuần là sẽ có tour cafe ăn sáng cho các thầy cô nữa.
Thế nhưng các ngày lễ dạng như 20/11 và tết thì đương nhiên gia đình phải có chút "gọi là" cho các giáo viên nữa.
Gia đình cứ đưa cho anh mỗi giáo viên môn phụ 200.000 là được, anh đưa hộ.-Tay giáo viên chủ nhiệm thổ tả của cháu tôi-
Ở trường của cháu tôi có 1 phụ huynh cống hiến cho trường 1 dàn camera cho mỗi dãy lớp học, ở cầu thang, ở sảnh, ở trên thân cây trong sân trường, và cả ở trong nhà vệ sinh. Tôi nhắc lại, Camera trong nhà vệ sinh của những học sinh nữ đang vào độ tuổi vị thành niên.

Vậy là tiền của phụ huynh lại quay ngược lại biến trường học thành một cái nhà tù được giám sát 24/7!?
Đọc thêm:
Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng là cái đinh!
Ngày xưa tôi đi học, trong lớp có bộ 3 quyền lực mang tên: lớp trưởng, lớp phó và tổ trưởng là các cán bộ cốt cán của lớp, và nghe danh thì sợ và nể lắm. Nhưng chao ôi thời thế đã đổi thay, bây giờ trong lớp phân ra thành các giai cấp như sau, mà cháu tôi kể với tôi:

Và đương nhiên con nhà giàu chơi với con nhà giàu, và hầu như ý của tụi con nhà giàu muốn đều sẽ được phụ huynh là các nhà "Mạnh thường quân" tác động vào. Tất cả các lỗi lầm của các tiểu thư, công tử này sẽ được bố mẹ lo lót cho bằng hết bằng sạch. Trường học bây giờ không còn giữ ý nghĩa là nơi truyền thụ những điều tốt đẹp, những kiến thức hữu ích nữa, mà gần giống như một trường đời thu nhỏ, nơi mà
Nghèo thì chết chứ bệnh tật gì?!
Bây giờ ngay cả đứa nhỏ lớp 7 cũng có thể nói được câu "Trời, có tiền là có tất chú ơi, chả cần học chả cần làm gì đâu" thì tôi nghĩ rằng xã hội chúng ta đã thối nát vào trong tận học đường rồi!
Bài liên quan:
Nhân tiện nhắc về vụ cô giáo trường THCS Trần Quốc Toản, Nha Trang ở trên đầu bài, cô giáo có quan hệ họ hàng với hiệu trưởng và ô dù tận trên sở giáo dục tỉnh. Các bạn nghĩ gia đình của nạn nhân có lực cỡ nào để mà kiện ra tận Trung Ương, và ngay sau khi giáo viên bị xử lý thì chuyển thẳng con vào TP.HCM học? Thật ra người ở Nha Trang họ biết hết vụ này đấy, và họ cũng chỉ cười bảo rằng "Ai bảo ô dù nhỏ hơn người ta mà khoái ăn dày". Còn lại học sinh nào quá nghèo, phụ huynh họ kệ thí luôn, và giáo viên chủ nhiệm cũng chả cần động vào làm chi cho tốn thời gian. Sống chết mặc bay!
Học sinh đã và đang bị giết chết như thế nào?
Cháu tôi từ một đứa hiếu động và hoạt bát, bỗng trở nên lầm lì ít nói và trở nên trầm tư. Cháu dễ trở nên xúc động vì bị ức chế thần kinh suốt cả tháng trời từ ngày nhập học đến nay vì bị giáo viên chủ nhiệm "mắng vốn" liên tục. Không một ngày nào mà gia đình có thể ăn được bữa cơm yên lành vì giáo viên chủ nhiệm cứ "thông báo tình hình" toàn vào giờ cơm. Đứa nhỏ thì ăn đòn đến đơ cả đầu óc, còn cha mẹ ôm đầu than khổ than sở.

Bỗng đến một ngày tôi nhận được cuộc điện thoại từ anh vợ báo rằng:
-Trung ơi, bé A nó uống thuốc tự sát rồi.
Thì cả gia đình gần như thức trắng đêm trực trong bệnh viện để cấp cứu rửa ruột cho cháu. 4 tiếng đồng hồ từ lúc cháu bước vào phòng cấp cứu đến khi bác sĩ thông báo gia đình có thể vào thăm là 4 tiếng kinh khủng nhất cuộc đời của cả gia đình. Bác sĩ bảo rằng chỉ cần đêm đấy chị tôi vì không tìm được lọ thuốc ngủ trị đau nửa đầu mà vào tận trong Wc của cháu thì giờ đây ... (thôi tôi không dám nói nữa)
12 tiếng kể từ lúc cấp cứu, cháu tỉnh lại trong cơn mếu máo, khi mồ hôi chảy đầm đìa khắp cả người. Giây phút cháu nói với tôi rằng cháu không thể nào sống trong tình cảnh bị giáo viên chèn ép, bị gia đình mắng và không nhận được bất kỳ sự tin tưởng nào nữa, tôi gần như nổi điên lên luôn. Suốt cả tuần nay gia đình vẫn phải theo dõi động viên cháu. Còn việc tố cáo?! Xin thưa, cả gia đình đều không muốn cháu tôi chịu bất cứ tin đồn hoặc "kết luận sơ bộ" nào đưa ra theo kiểu:"Cháu gái lớp 7 tự sát vì thất tình". Cháu còn quá nhỏ để chịu đựng những điều dơ bẩn như thế, đặc biệt là một bé gái! Gia đình giấu hết tất cả mọi thứ và đang lên kế hoạch chuẩn bị các phương án cho cháu...
Xin báo cáo rằng tỉnh này hoàn toàn không có dạy thêm học thêm!
Không biết ở nơi các bạn ở thế nào, chứ ở chỗ tôi, không đi học thêm, không có quan hệ, không có "này nọ" cho giáo viên thì xác định bị "đì" cho tái mặt. Cuộc đời trung học của cháu tôi là những bữa ăn tạm bợ trên yên xe từ lớp học thêm này sang lớp học thêm khác. Có giáo viên giảng bài cháu không hề hiểu nhưng vẫn không thể nghỉ vì sợ bị đì. Thế là để hiểu được bài, cháu phải đi học thêm chính môn đó ở nhà một giáo viên khác giảng tốt hơn. Còn việc học ở trường?! Quên đi, không đi học thêm và không có sách tham khảo, tài liệu bên ngoài thì thi cuối kỳ còn không nổi chứ đừng nói sau này đủ sức đi thi đại học. Chả hiểu chương trình giáo dục kiểu gì mà học ở trường xong mà đầu vẫn rỗng tuênh tuếch!
Còn việc các đồng chí thủ khoa nào đấy lên báo nói rằng: "Cháu chỉ bám sát chương trình trong sách giáo khoa và đi học ở trường đầy đủ thôi" thì xin lỗi, cho cười cái nha.

Mà nói đi cũng phải nói lại, kể ra cũng thương cho các thầy các cô, vì thời buổi kinh tế khó khăn, cạnh tranh khốc liệt, các thầy các cô cũng phải cố gắng để mà lấy lại đủ sở hụi chớ... Gì chứ 1 chân giáo viên trường điểm của thành phố, tỉnh cũng không dưới "4 ngón tay" đâu nha... Mà còn phải là quen biết mới có chỗ để giao "4 ngón tay" đấy...
Thế là tôi đành phải dành ra mấy ngày trời tìm hiểu, động viên cháu và gia đình hoặc là cố gắng chuyển trường, hoặc cho cháu du học, hoặc là đợt 20/11 sắp tới lo liệu cho giáo viên chủ nhiệm cho nó "dày dày" chút để mà yên tâm.
Kết luận
Đây không phải lần đầu tiên mà tôi lên tiếng nói về giáo dục, nhưng thật sự có nói bao nhiêu lần đi nữa cũng không thể kể hết cái sự thối nát kinh khủng của nó. Thấp cổ bé họng, và không muốn ảnh hưởng đến cả tương lai của cháu, nên tôi chỉ có thể viết lên đây, để cảnh báo mọi người một điều rằng:
Trường học bây giờ không phải là nơi để truyền thụ kiến thức nữa, mà để dạy cho trẻ con về sự ma mãnh, lọc lõi của người lớn và là cái sàn để phô diễn địa vị, tiền bạc của phụ huynh mà thôi.
Và thế là 20/11 tới, cháu tôi lại phải đi cùng phụ huynh để "đít phong bù" cho ông nội, bà nội...
----------------------------------
-Lưu ý: Tác giả xin lỗi các nhà giáo chân chính, và cũng nhân tháng 11 này, xin kính chúc các thầy cô sức khỏe. Tuy nhiên, những điều tiêu cực vẫn luôn phải được lôi ra, để mà tẩy chay, để mà chỉnh sửa, để mà thay đổi và phát triển. Một khi những hình ảnh tiêu cực càng bị lôi ra, thì những điều tốt đẹp sẽ càng được tôn vinh và trân trọng. Bất cứ lĩnh vực nào cũng có 2 mặt sáng-tối, và bài viết này là về những mặt đen tối nhất của giáo dục Việt Nam.
-Có những người cho rằng tác giả đơn giản chỉ là đang đập phím phiến diện, rằng những điều kể trên chỉ là số nhỏ và hoàn toàn không đáng kể đến. Lại có những người cho rằng tác giả chính là "sản phẩm lỗi" của Giáo dục Việt Nam khi chỉ biết buông những lời tiêu cực miệt thị. Thế nên tôi xin phép được bật mí rằng tất cả những điều kể trên được tổng hợp lại từ rất nhiều phụ huynh, học sinh và hoàn toàn là sự thật. Song song về câu hỏi liệu tác giả có phải kẻ phiến diện hay không, xin các độc giả hãy đặt cả câu hỏi:
Giáo dục ở nhiều nơi, đã trở nên đen tối đến mức nào khi tạo ra cả một thế hệ bao gồm tôi, những phụ huynh và học sinh nhờ tôi chắp bút, và cả những bạn upvote cho bài viết này??
----------------------------------------------------------------------
-Hình ảnh: Nguyễn Bảo Trung. -Typo: Nguyễn Bảo Trung. -Tài liệu: An Bình, 20/08/2016, "Nữ sinh đòi tự tử vì bị cô giáo tát tai, cho cả lớp sỉ nhục", Zing News, Giáo dục. Đường dẫn: https://news.zing.vn/nu-sinh-doi-tu-tu-vi-bi-co-giao-tat-tai-cho-ca-lop-si-nhuc-post675286.html
-----------------------------
-Tại cố hương, Nguyễn Bảo Trung chấp bút-

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Viet Anh Tran

"Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền" có khác
Tiền không tự sinh ra, cũng không tự mất đi, nó chỉ chảy từ túi của "mẹ này" sang "mẹ kia" thôi ấy mà...
Mà tôi thấy cái vụ để camera trong toilet quả là độc cmn nhất đấy, privacy my ass... Đọc bài này lại nhớ hồi lớp 2 cũng có đợt bị trù dập vì ko đi học thêm, tôi vẫn nhớ cô giáo đấy tên là Dị (tên Dị, người dị, mà tính cũng dị luôn). Toàn cho mình điểm nát để "đánh tiếng" bố mẹ cho đi học, mà cuối cùng mẹ tôi tức quá cho chuyển sang lớp khác luôn.
Gớm, lúc chia tay chuyển lớp cô còn khóc cơ mà, hức. Tôi nghĩ mình đã hiểu sai tấm lòng của một cô giáo hết lòng yêu thương học trò rồi. Quả là trẻ người non dạ hức hức

- Báo cáo

Nguyễn Bảo Trung

ơ thế sao ko chuyển lại để về với vòng tay yêu thương của Dị nương nương? ...
Ôi nhớ lắm những lúc cô đánh tiếng, huehuehue...
- Báo cáo

Zegeln
Thế thì có lẽ mình may mắn quá rồi
hoặc có thể vì mình sống ở quê nên không gặp cảnh tiêu cực này. Tiền đóng đầu năm, tất cả khoản phí là 1.080.000đ (nhà trường hỗ trợ 30% bảo hiểm y tế)
Giáo viên chủ nhiệm năm nay dạy văn (em đang học lớp 9) thì khuyến khích tụi em ý kiến ý cò
, tranh luận với lão. Thậm chí lão còn nói đứa nào thấy mình điểm thấp, không phục thì cứ lên, thầy nâng điểm cho
. Đi lao động thì lão đều làm chính, còn tụi em làm phụ. Lão cũng không nói to tiếng hay la hét gì, lão không hay gọi phụ huynh mà toàn phụ huynh gọi điện cho lão để hỏi thăm. Và theo cảm nhận của em thì đa phần giáo viên ở trường em đều tốt như thế
. Riêng camera thì trường em nghèo nên không có :))
Giờ em thấy chênh lệch giáo viên giữa thành phố và nông thôn khủng khiếp thật. Bố em là giáo viên nên em biết, khi nhậu thì mỗi người tự bỏ tiền ra dồn lại để ăn, thậm chí có những dịp mỗi năm một lần cũng như thế. Ngày 20/11 thì xã tri ân thầy cô bằng cách cho tiền đủ để mỗi người ăn được ... một bịch snack rẻ tiền (2k). Khi học sinh bỏ học phải tới năn nỉ vận động đi học lại.




- Báo cáo

Nguyễn Bảo Trung

ở quê họ sống chân chât, và không có kiểu bệnh thành tích cũng như o bế chức tước này nọ em ạ. Anh chị anh còn đang tính có khi cho cháu về quê học ở với nhà ngoại nữa đấy.
Hồi anh học trường chuyên, những bạn ở diên khánh ra đây học rất giỏi mặc dù chả học thêm gì cả. Và chả có chuyện đì đâu.
- Báo cáo

Long Lòng Lợn
Chia buồn với chủ thớt, em may mắn được học trong một môi trường giáo dục lành mạnh. Không có cảnh tiền nong mạt sát từng bữa cơm như bác. Chỉ có mỗi năm cuối cấp 3 có tay giáo viên trẻ về dạy Ngoại ngữ giở trò lưu manh với nữ sinh bị bọn em bắt gặp. Thế là hắn ta giở trò trù dập. Chuyên chấm thiếu điểm và xóa đáp án bài thi trắc nghiệm. (Thi trắc nghiệm bắt buộc khoanh bằng bút chì). Bọn em cãi không lại thế là dở bài cùn. Đón đường lão đi dạy về, đe dọa: "Thầy có muốn còn tay cầm phấn viết bảng nữa thì bảo bọn này 1 câu". Từ đó ngoan hẳn. Cho nên không phải cái gì cũng mang lý lẽ ra được đâu các bác ạ. Con mụ giáo viên nào quá quắt lắm các bác cứ đón đường vả nó mấy phát. Tôi đảm bảo cơ nhà nó có to bằng cái đình cũng im thít.
- Báo cáo

Nguyễn Bảo Trung

Chưa đánh mặt đỏ như vang, đánh rồi mặt vàng như nghệ đấy bác

- Báo cáo

Long Lòng Lợn
Làm người ai cũng có điểm yếu thôi, quan trọng bác có biết khai thác hay không. Đấy là em cứ đang ví dụ 

- Báo cáo
Nhiều Chuyện
Chính cái môi trường giáo dục như vậy đã giết chết nhiều thứ quan trọng mà đáng lí ra một đứa trẻ nên được học... Nhưng mà em cũng không hiểu những người giáo viên đó - tại sao họ lại chọn làm giáo viên, mục đích ban đầu của họ có phải là để truyền bá kiến thức, để dạy dỗ học sinh hay không, hay là bởi vì họ chọn tiền và đây là một hình thức kinh doanh "siêu lợi nhuận"? Em đã được nghe một người thầy kể rằng có những người giáo viên họ đã xem nghề giáo như là một công cụ để tích lũy vốn (dạy thêm) để khi đủ, sẽ nghỉ việc và làm kinh doanh (???) Khi mà mọi thứ đang diễn ra giống như vậy, thật sự là em rất muốn biết tại sao và cốt lõi của vấn đề là nằm ở đâu.
- Báo cáo

Nguyễn Bảo Trung

Nhân chi sơ tính bản thiện. Lúc lựa chọn ngành nghề lúc họ 17-18t họ khó có thể nghĩ đến lợi nhuận đâu.
Mà căn bản là vì học xong ko có suất nào để dạy nên phải vay mượn "4 ngón tay" cho có suất...
Thế là phải cố gắng đủ mọi cách để trả nợ thôi
- Báo cáo
luisfonsi
Bác Trung phán gần như chuẩn rồi.
Môi trường Hội Đồng Giáo Viên không thể tồn tại cái "tâm" để truyền thụ kiến thức. Ngay bước đầu để trờ thành giáo viên (đút lót sở) cũng là việc mà chính họ giảng cho các học sinh là "đen tối". Từng bước từng bước một cái cơ chế Bộ Giáo Dục biến mọi thành phần giáo viên trong đó trở nên đen tối như tác phẩm của Ngô Tất Tố: đút lót, nịnh cấp trên, đè cấp dưới, xây ô dù, thâu tóm quyền lực, bao che lẫn nhau, dọa nạt, tham nhũng, lạm thu v.v...
- Báo cáo

Nguyễn Bảo Trung

Thậm chí ngày xưa mình từng theo dõi 1 vụ bê bối vì giáo viên trẻ bị cả tổ chèn ép, và bị hiệu trưởng gạ gẫm. Vụ đó có lên báo và cuối cùng hiệu trưởng bị sở cách chức khi ngồi trên ghế chưa được bao lâu.
Tất cả vị trí đều có cái giá của nó hết. Giáo viên trường điểm thành phố (tin nội bộ):
-Môn phụ: 250.
-Môn chính: 400-500.
-Hiệu phó: 1 tỷ.
-Hiệu trưởng: 1 tỷ 4.
Muốn biết tại sao giá cao vậy thì cứ coi cái quỹ hội phụ huynh 1 học kỳ thu được đã hơn 1 tỷ rồi đấy
Giáo viên trường điểm dạy thêm đến độ mua được villa, mercedes...

- Báo cáo
Yamikute
Em xin đoán cô T, hiệu trưởng Đ ở trường L đúng ko ạ
- Báo cáo

Nguyễn Bảo Trung

Bật mí thêm phát nữa, cháu mình trái tuyến, xin vào trường điểm đấy đã tốn 40 củ khoai lang rồi nhá

- Báo cáo
Linh Vu
Câu chuyện lắp Camera, nhưng là 1 câu chuyện vui hơn chút:
chả là trường t hồi đó may mắn mới chỉ cho lắp Camera ngoài hành lang. Lớp t thì nam trội, toàn mấy đứa thổ tả, nghịch ngợm nổi tiếng trong trường. Có hôm vui vui mây thằng lôi nhau ra hành lang chơi trò "đánh trận giả". Mà quả thực chúng nó diễn như thật, đè ngửa, lên gối, cùi chỏ, dí, đấm, uýnh, đánh hội đồng cực deep các kiểu. Hôm đó thầy chủ nhiệm bị gọi lên hội đồng nhà trường khiển trách. Thầy về lớp mặt đỏ tía tai, hằm hằm hỏi đứa nào, vụ gì, tại sao. Mỗi tội lực diễn của Thầy có hạn, mới hỏi đc 2 câu thì tự phì ra cười khành khạch, k giận nổi nữa. Cứ như thế nhiều lần thầy bị gọi lên hội đồng khiển trách, vì mấy kiểu "học sinh truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy" (vâng, có đưa set up ảnh 2 thằng trong lớp cời trần sờ ti nhau làm desktop phòng Tin học), vv . Lần nào cũng trách móc qua loa rồi vui vẻ, xong từ sau khi khóa bọn t tốt nghiệp, thầy nghỉ luôn kbh làm giáo viên chủ nhiệm nữa. Bọn t là khóa đầu tiên cũng như cuối cùng thầy chủ nghiệm trong nghiệp gv của mình. Và tụi tôi cũng thích họp lớp thăm thầy, mầy thằng h lôi hết cả rượu chè ra mời thầy chén này chén nọ. Làm giáo viên, để lại được di sản là tình yêu của học sinh, là đáng quý nhất.
- Báo cáo