1) THƯ GỬI NHÀ TIỂU THUYẾT TRẺ ( MARIO VARGAS LLOSA)
Ông là một tác giả, một chính trị gia đoạt Giải Jerusalem năm 1995, Giải Hòa bình của ngành kinh doanh sách Đức năm 1996 và tiêu biểu là Giải Nobel Văn học năm 2010.
“ Thư gửi nhà tiểu thuyết trẻ” là cuốn sách “ nhập môn” cho bất cứ ai đang khao khát được viết, được sáng tạo một tác phẩm cho riêng mình. Dưới dạng những bức thư gửi cho người đọc, ông từ tốn và gần gũi truyền tải những kiến thức của mình. Ông kể ta nghe về các điểm nhìn của nhân vật, trong không gian tự sự như thế nào, hoặc tác phẩm đang ở cấp độ hiện thực nào,…. Tác phẩm đang có sử dụng các thủ pháp kể truyện chiếc hộp trung hoa hay bình thông nhau hay không, một ví dụ tiêu biểu có thể kể đến truyện nghìn lẻ một đêm chẳng hạn.
Đối với mình, cuốn sách vô cùng có giá trị, không phải chỉ bởi vì những kiến thức có trong sách, mà còn nằm ở cách truyền tải, nguồn động lực to lớn ẩn trong cuốn sách. Đặt một tay lên cuốn sách, mình vẫn có thể cảm thấy nó. Cảm giác giống như là, có một người thầy luôn ở bên vậy.
2) HỘI HÈ MIÊN MAN ( ERNEST HEMINGWAY)
Chắc chẳng còn ai xa lạ với tác giả người Mỹ- Ernest Hemingway nên chúng ta cứ vào luôn chủ đề.
Hội hè miên man được xuất bản sau khi nhà văn qua đời, là một bản thảo chưa hoàn thiện. Cuốn sách giống một cuốn hồi ký của tác giả trong thời gian đầu ở Paris. Khắc hoạ một Hemingway thời trẻ, mê đám trong vẻ đẹp của Paris giai đoạn 1921 đến 1926, và hành trình bắt đầu trở thành một cây viết chuyên nghiệp của ông. Hành trình đó cũng có những vất vả, những khó khăn như bao người khác, có khi chẳng khác là bao. Cùng với đó, là một số kinh nghiệm đắt giá của ông. Ngày trước khi đọc cuốn sách này, mình cũng thử nhịn ăn xem mình có viết trơn tru hơn không, hoặc thử viết một cái kết hẳn hoi rồi xoá đi, bỏ lửng ở đấy. Nhưng kết quả thì, có vẻ không thành công lắm.
Cuối cùng, điều đọng lại khi gập lại trang sách là nỗi nhớ của ông về một Paris thuở ban đầu, “khi chúng tôi còn rất nghèo và hạnh phúc”.
3) HÀNH TRÌNH VIẾT SÁCH: TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN HIỆN THỰC
( KELLY NOTARAS)
Ở trên nhiều khía cạnh, việc xuất bản là vô cùng khó khăn. Nếu là một tác giả, bạn phải hiểu rõ hơn về thị trường, về lượng độc giả sẵn sàng mua sách của bạn vào ngày xuất bản ( có thể gọi là fan),
hay như là cách đặt tên ( đôi khi chúng ta phải chấp nhận tên của nhà xuất bản cho tác phẩm của mình),… và nhiều vấn đề khác. Điều đó không làm giảm đi tầm
quan trọng của việc bạn viết hay hoặc thông tin hữu ích thế nào, nhưng để sách của bạn nổi bật hơn trên kệ sách, buộc bạn phải để ý tới những vấn đề này.
Cuốn sách được chia thành ba phần, phần 1 có tên là “ trước khi bạn bắt đầu viết”- làm rõ các tư tưởng và tạo dựng nền tảng trước khi viết sách. Phần 2 tên là “ quá trình viết lách” và phần 3 là “ con đường xuất bản”. Thực tế dù chia phần rất rõ ràng nhưng tác giả lại khuyến khích đọc không theo phương pháp tuyến tính. Với 20 năm kinh nghiệm biên tập sách, chắc chắn cuốn sách sẽ có ích với nhiều người, kể cả có là tác giả hay là biên tập viên sách. Nhất là biên tập viên, người bị kẹt giữa tác giả với nhà xuất bản.
Cuối cùng, thứ nổi bật của cuốn sách là các dàn ý nằm ở cuối sách cùng những lời chia sẻ từ các thế hệ tác giả tại Việt Nam. Chấp bút cho các tác giả sách tương lai. ( vì tác giả thường viết thể loại nonfiction, nên các lời khuyên cũng tập trung nhiều vào thể loại này.)
Sáng tác
/sang-tac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất