Vừa qua, cuộc thi Miss Grand Việt Nam 2022 đã kết thúc đầy ấn tượng với chiến thắng thuộc về tân hoa hậu Đoàn Thiên Ân, tuy nhiên sự chú ý của tôi đã va phải vào câu hỏi của ‘’người dân’’_ á hậu Lona dành cho ''Bộ trưởng'' Mai Ngô. Nguyên văn câu hỏi như sau: 
"Hiện nay có rất nhiều sinh viên ra trường nhưng không xin được việc làm, trong khi đó nhiều doanh nghiệp khó tuyển nhân sự. Vậy theo quan điểm của bạn, hiện tượng này là như thế nào?"
Bất ngờ chưa, Miss tuyển dụng hay Miss Grand?
Tác giả viết bài viết này không phải là fan của Mai Ngô hay các cuộc thi sắc đẹp. Bài viết này chỉ mang tính chất trình bày quan điểm của bản thân về câu hỏi trên.
Bài viết được trình bày gồm 2 phần chính:
''Bài viết mang tính chất cá nhân và cách trả lời cho câu hỏi trên cũng mang tính cá nhân nốt''
Phần 1: Trả lời cho câu hỏi trên
Câu hỏi của Á hậu LONA, theo tôi thấy nếu dùng làm nghiên cứu khoa học thì thực sự có thể là một đề tài dài khó mà nghiên cứu hết. Tuy nhiên bài viết này, chỉ dừng lại ở góc độ chủ quan để trả lời cho câu hỏi trên mà thôi.
Cách đây khoảng 3 tháng, tôi có dịp được trò chuyện với một chị làm việc bên mảng RD tại một công ty về may mặc, chị ấy cũng là một trong những nhân viên có kinh nghiệm khi làm trong lĩnh vực này được 16 năm. Chị có chia sẻ như thế này: ''Thực sự mà nói thì, chị không dám tuyển thực tập sinh năm nhất hay sinh viên mới ra trường. Vì lỡ mấy đứa có gây ra chuyện gì thì ai là người chịu trách nhiệm?
Sinh viên thất nghiệp nhiều, nhưng nhiều doanh nghiệp cũng khó tuyển dụng được nhân sự. Tưởng chừng như đây là một nghịch lý không thể xảy ra nhưng đây là một hiện thực tồn tại rõ ràng trong thực tế cuộc sống hiện nay.
Giải thích cho hiện tượng trên theo góc nhìn chủ quan:
Đó chính là do bản thân của chúng ta thôi.
Theo tôi thấy, thực chất của một buổi phỏng vấn đấy chính là thời điểm cho một loại hàng hóa đặc biệt có tên là năng lực bản thân được cho lên sàn với tiền lương là giá cả của hàng hóa đấy. Và rồi câu chuyện trở nên rất đơn giản. Lý do doanh nghiệp không tuyển được nhiều nhân sự trong khi sinh viên ra trường thất nghiệp rất nhiều vì năng lực bản thân sinh viên có hạn. Như: bằng tiếng anh, tin học, kĩ năng chuyên môn, kĩ năng mềm rồi quá nhiều thứ, tôi cũng chẳng liệt kê hết ra. Tôi có quen một chị học rất giỏi, phải nói là cực kỳ giỏi nhưng mãi chẳng ra trường và có việc làm ổn định vì thiếu bằng tiếng anh.
Hết. End game.
Dừng tại đây, chúng ta sang phần mới.
Phần 2: Làm sao để bản thân trở nên có giá hơn? (Trong mắt nhà tuyển dụng chẳng hạn)
Đây thực sự là một câu chuyện dài, vì đơn giản biến bản thân có giá trị hơn là một câu chuyện dài, đòi hỏi sự nổ lực của bản thân rất nhiều. Nhưng thực tế cho rằng đầu tư vào bản thân thì chắc chắn bạn sẽ nhận được một thành quả xứng đáng.
Theo tôi thấy, để bản thân trở nên có giá trị hơn chính bản thân ngày hôm qua, và có giá trị hơn trong mắt nhà tuyển dụng, sức lao động của bản thân có giá trị hơn, gọi là đắt hơn. Điều quan trọng đó, chính là sự nhận thức của bản thân về chính mình. Bài viết sẽ không chỉ bạn cách có được nhận thức của bản thân về chính mình như thế nào?
Bài viết chỉ đơn thuần lý giải tại sao? Nhận thức được về bản thân sẽ mang lại giá trị lớn ít nhất là có thể nâng cao được giá trị của năng lực bản thân.
Seft-awareness- tự nhận thức bản thân. Khi bạn tự tin rằng bản thân có thể tự tin khẳng định rằng mình có thể tự nhận thức bản thân tức là bạn đã có đủ điều kiện cần để trở thành người thành công. Bởi đơn giản dễ hiểu là: mày nhận thức được bản thân tức là mày biết mày ở đâu, giá trị của mày như thế nào?
Gia Cát Lượng từ nói:''Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng''. Đấy, có phải là tôi tự khuyên mọi người đâu?
Tuy nhiên tại sao, tôi lại không khuyên mọi người chăm học tiếng anh hơn, luyện tin nhiều vào, hay cố học lấy một số điểm GPA cao, mà lại bản nên Seft-Awareness nhỉ?
Như đã lý giải ở trên, bản thân ta chỉ có cách nhận thức rằng bản thân ở đâu thì từ đó, ta mới thể thực hiện những bước tiếp theo như lên kế hoạch, thực hiện......
End.
Nguồn ảnh: INTERNET
Nguồn ảnh: INTERNET